Thiếu Vitamin B12 gây bệnh gì? Cách bổ sung
Cơ thể không được bổ sung gây thiếu Vitamin B12 trong thời gian dài có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm. Tìm hiểu cách bổ xung Vitamin B12
Vitamin B12 là một loại Vitamin cần thiết cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu Vitamin B12 gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hệ thần kinh của con người. Vậy thiếu Vitamin B12 gây bệnh gì? Cách phòng ngừa và bổ xung Vitamin B12 như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tác dụng của Vitamin B12 đối với sức khỏe
Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu các tác dụng của Vitamin B12 đối với sức khỏe con người. Vitamin B12 Là một loại Vitamin quan trọng của cơ thể, Vitamin B12 đem lại nhiều lợi ích như sau:
Sản sinh tế bào hồng cầu, phòng tránh thiếu máu
Một lợi ích chính mà Vitamin B12 mang lại là sản xuất DNA cần thiết để tạo ra tế bào hồng cầu. Khi nồng độ Vitamin B12 thấp sẽ khiến các tế bào hồng cầu to ra, gây khó khăn trong việc di chuyển, khó hoặc không thể di chuyển từ tủy xương vào máu sẽ gây ra chứng bệnh thiếu máu.
Quá trình lưu thông máu chậm sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
Cải thiện chức năng não
Theo một số nghiên cứu, cung cấp đầy đủ Vitamin B12 sẽ giúp người già cải thiện trí nhớ và nhận thức. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa teo não, mất trí nhớ.
Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần cung cấp đủ lượng Vitamin B12 cần thiết cho cơ thể. Trường hợp thai phụ bị thiếu Vitamin B12 trong giai đoạn đầu của thai kỳ thì con sinh ra có khả năng cao bị dị tật ống thần kinh và thiếu cân. Theo một nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có lượng Vitamin B12 thấp sẽ có nguy cơ sinh con bị dị tật cao gấp 3 lần người bình thường. Bên cạnh đó, thiếu Vitamin B12 sẽ khiến bà bầu dễ sảy thai hoặc sinh non.
Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng
Cung cấp đủ Vitamin B12 sẽ giúp giảm homocysteine trong máu, giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và giảm nguy cơ mắc một số bệnh về mắt.
Cải thiện chứng trầm cảm
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất serotonin - một loại chất giúp điều chỉnh tâm trạng. Bệnh nhân thiếu Vitamin B12 có nguy cơ trầm cảm nặng gấp đôi so với những người không bị thiếu hụt.
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, Vitamin B12 kết hợp với axit folic và Vitamin B6 có thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và mạch máu bởi sự kết hợp này giúp giảm nồng độ axit amin trong máu. Tuy nhiên, sự kết hợp các loại Vitamin này không làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tim mạch và đột quỵ.
Da, tóc và móng khỏe mạnh
Với vai trò và chất sản xuất tế bào, cơ thể cung cấp đủ Vitamin B12 sẽ giúp tóc, móng và da khỏe mạnh. Trên thực tế, thiếu Vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng da liễu như thay đổi sắc tố da, bệnh bạch biến, đổi màu móng và máu tóc.
Hỗ trợ sức khỏe xương
Duy trì một lượng Vitamin B12 hợp lý hỗ trợ khung xương chắc khỏe. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người thiếu hụt vitamin B12 sẽ có nguy cơ loãng xương cao, mật độ khoảng xương thấp hơn bình thường.
Thiếu Vitamin B12 gây ra bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Nếu bệnh nhân bị thiếu Vitamin B12 nhẹ, rất khó có thể nhận ra các triệu chứng và bệnh lý. Tuy nhiên, nếu cơ thể không được bổ sung gây thiếu Vitamin B12 trong thời gian dài có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như sau:
- Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt
- Cảm thấy khó thở, nhịp tim đập nhanh
- Tổn thương hệ thần kinh, tê bì chân tay
- Màu da nhợt nhạt
- Suy giảm chức năng mắt
- Thiếu hụt vitamin B12 gây rối loạn tiêu hóa
- Thiếu Vitamin B12 gây sưng và viêm lưỡi
- Ảnh hưởng đến khung và mật độ xương
- Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
1. Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất báo hiệu cơ thể thiếu hụt Vitamin B12. Lý giải nguyên nhân mệt mỏi là do lượng hồng cầu được sản xuất ít, gây thiếu máu, khiến cơ thể cảm giác lâng lâng, yếu ớt.
2. Cảm thấy khó thở, nhịp tim đập nhanh
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong sản xuất ra các hemoglobin - một loại protein giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Cơ thể thiếu hụt loại vitamin này sẽ làm giảm lưu lượng vận chuyển oxy đến các mô, gây thiếu máu, khó thở, nhịp tim đập nhanh. Bệnh nhân thiếu Vitamin B12 có thể kèm theo triệu chứng rát lưỡi.
3. Tổn thương hệ thần kinh, tê bì chân tay
Hệ thần kinh hoạt động tốt hay không phụ thuộc một phần vào nồng độ Vitamin B12. Trường hợp bệnh nhân bị thiếu hụt nặng, có thể gây thoái hóa tủy sống, thoái hóa dây thần kinh ngoại biên, suy giảm trí nhớ,...
4. Màu da nhợt nhạt
Thiếu hụt Vitamin B12 làm cho tế bào hồng cầu to dần lên, khó khăn trong việc lưu thông làm khiến làn da của bạn trở lên kém sắc.
Các tế bào hồng cầu to lên khiến chúng dễ vỡ hơn, từ đó thúc đẩy gan sản xuất Bilirubin. Chất này càng được sản xuất nhiều thì các tế bào hồng cầu vỡ ra càng nhiều. Quá trình trình thúc đẩy lẫn nhau khiến làn da trở lên nhợt nhạt và mắt bị vàng.
5. Suy giảm chức năng mắt
Vitamin B12 tác động đến dây thần kinh thị giác. Người bị suy dinh dưỡng, người thực hiện chế độ ăn chay thuần thường bị suy giảm thị lực. Bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng này bằng cách kết hợp bổ sung cả DHA và Vitamin E, kết hợp bổ sung trong thời gian dài sẽ làm tăng độ nhạy của võng mạc mắt, giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
6. Thiếu hụt vitamin B12 gây rối loạn tiêu hóa
Các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi,...có liên quan đến thiếu hụt Vitamin B12. Bệnh nhân cần cải thiện tình trạng này bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin B12 từ động vật, trứng sữa, hải sản,...
7. Thiếu Vitamin B12 gây sưng và viêm lưỡi
Lưỡi trở lên mềm, đỏ và sưng đau là biểu hiện của bệnh viêm lưỡi. Những người ăn chay thuần, sử dụng nhiều rượu bia hay mắc một số bệnh về hệ tiêu quá có nguy cơ thiếu Vitamin 12 cao hơn người bình thường.
8. Ảnh hưởng đến khung và mật độ xương
Cũng giống như Vitamin D, Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào tạo xương. Chức năng xương sẽ bị ảnh hưởng nếu cơ thể thiếu hụt Vitamin B12 lâu, có thể dẫn đến bệnh loãng xương.
9. Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Vitamin B12 giúp điều hòa cảm xúc, cân bằng tâm trạng. Nếu cơ thể đang thiếu loại Vitamin này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung lượng Vitamin nhóm B này.
Như vậy các bạn đã biết tầm quan trọng của Vitamin B12 với sức khỏe con người rồi chứ. Hãy luôn bổ xung các Vitamin cần thiết cho cơ thể để có sức khỏe các bạn nhé!
Cách phòng ngừa thiếu và bổ sung Vitamin B12
Ở phụ nữ trường thành cần 2.4 mcg Vitamin B12 mỗi ngày, nhu cầu này tăng lên 2.8 mcg/ngày trong thời kỳ mang thai và trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Ở nam giới trưởng thành, nhu cầu tiêu thụ của họ là 2.6 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Vậy mọi người cần lưu ý sử dụng các thực phẩm sau để đảm bảo liều lượng vitamin B12 hằng ngày.
- Sử dụng các loại thịt đặc biệt là thịt nội tạng và thịt bò. Ngao và gan bò là thực phẩm cung cấp Vitamin B12 tốt nhất.
- Cung cấp Vitamin B12 qua các loại cá và hải sản.
- Sử dụng các thực phẩm từ trứng, sữa, ngũ cốc.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân không thể cung cấp lượng vitamin B12 và gặp vấn đề trong quá trình hấp thu nó:
- Người lớn tuổi không có đủ lượng axit hydrochloric trong dạ dày để hấp thụ Vitamin B12 tự nhiên trong thực phẩm. Vì vậy, họ nên nhận lượng vitamin B12 từ các thực phẩm tăng cường, thực phẩm chức năng.
- Bệnh nhân mắc bệnh viêm teo dạ dày cũng cần sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin B12.
- Người bị thiếu máu ác tính không thể tạo ra yếu tố nội tại để hấp thu Vitamin B12. Trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Vitamin B12.
- Người phẫu thuật hoặc rối loạn dạ dày, ruột, người mắc bệnh Celiac hoặc bệnh Crohn cũng gặp khó khăn trong hấp thụ Vitamin B12.
Những trường hợp này, bạn cần gặp bác sĩ để có sự can thiệp bởi một số loại thuốc và được chỉ định bổ sung lượng Vitamin B12 một cách phù hợp.
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng đã cung cấp đủ các thông tin trả lời cho câu hỏi Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì cũng như cách bổ sung Vitamin B12 trong chế độ ăn uống hằng ngày. Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt.
Tìm hiểu thêm về các loại Vitamin: