Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ? Hướng dẫn chi tiết
Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ là lỗi lo của chị em khi đến ngày. Cùng xem cách sử dụng băng vệ sinh đúng cách và mẹo khi ngủ.
Mỗi mùa "rụng dâu" đều khiến nữ giới gặp phải các tình huống ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như ngủ không ngon, đau bụng, mỏi lưng và đặc biệt là tràn băng,…Sau một đêm dài thức dậy, nhìn thấy hậu quả của mình gây ra sẽ khiến nhiều chị em cảm thấy đau đầu và mệt mỏi hơn rất nhiều. Hiểu được tâm lý này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ giúp bạn đọc có thể yên tâm hơn về giấc ngủ ngon cho mình.
Nguyên nhân khiến bạn bị tràn băng vệ sinh khi ngủ
Mỗi kỳ kinh nguyệt đến, việc tràn băng khi ngủ sẽ là một cơn ác mộng đối với nữ giới, nhất là vào những ngày mùa đông lạnh giá. Nguyên nhân khiến chị em bị tràn băng khi ngủ thường xuất phát từ việc:
Lựa chọn băng vệ sinh chưa phù hợp
Hiện nay đã có rất nhiều các loại băng vệ sinh phục vụ cho chị em vào những ngày đèn đỏ thuận tiện bao gồm có cánh, không cánh, ban đêm, ban ngày, độ dày, mỏng và có chiều dài khác nhau. Các thông số này sẽ được giới thiệu chi tiết trên mỗi một bao bì sản phẩm vì thế mà nữ giới cần nhận biết tình trạng rụng dâu của mình để có thể tìm kiếm được một loại băng vệ sinh phù hợp. Nếu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của bạn ra nhiều thì bạn nên lựa chọn sử dụng các loại băng dày, có độ thấm hút tốt và ban đêm thì nên sử dụng các loại băng dài từ khoảng 35 – 40cm.
Không thay băng vệ sinh
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thông thường chị em đến kỳ kinh nguyệt hàng tháng sẽ cần phải thực hiện thay băng ít nhất trong vòng từ 4 – 8 tiếng. Đối với những nữ giới có thể trạng đặc biệt, kỳ kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc đang mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ có khung giờ thay băng theo sự hướng dẫn riêng của bác sĩ chuyên khoa. Khi băng vệ sinh đã thấm từ khoảng 40 – 60% (trong vòng 4 tiếng) thì bạn nên thực hiện thay băng sớm. Tình trạng không thay băng, để băng quá lâu sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề tràn băng khi đến kỳ đèn đỏ.
Mặc quần chip sai kích cỡ
Băng vệ sinh sử dụng được dán vào quần chip, nếu quần chip của bạn quá chật hay quá rộng cũng có thể sẽ gây ra tình trạng xô lệch khi đứng lên hay ngồi xuống, đặc biệt là trong thời gian đi ngủ. Điều này sẽ khiến cho kỳ kinh nguyệt của chị em dễ bị tràn ra bên ngoài.
Chất lượng băng vệ sinh
Ngoài việc lựa chọn những loại băng vệ sinh có khả năng thấm hút tốt thì bên cạnh đó cũng vẫn tồn tại nhiều loại băng vệ sinh kém chất lượng, thấm hút không hiệu quả, khiến cho kinh nguyệt bị tràn ra ngoài sớm hơn so với dự tính, đặc biệt là những người có số lượng kinh nguyệt nhiều. Việc sử dụng các loại băng vệ sinh kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của nữ giới, đặc biệt gây ra các bệnh phụ khoa.
Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?
Nỗi lo tràn băng khi ngủ sẽ làm cho giấc ngủ của chị em bị chập chờn, cảm giác dính dớp cũng sẽ khiến chị em cảm thấy khó chịu mỗi ngày. Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ? Dưới đây là 3 cách để ngăn chặn việc tràn băng khi ngủ giúp nữ giới luôn giữ được sự khô thoáng, thoáng mát cho mình:
1. Sử dụng băng vệ sinh
Đối với những tình huống chị em bị tràn băng khi ngủ vào ban đêm, đặc biệt là những người hay có thói quen thay đổi tư thế khi nằm thì nên lót một tấm thảm chống thấm ở bên dưới trước khi đi ngủ. Đồng thời lựa chọn sử dụng cho mình những loại băng vệ sinh ban đêm có độ thấm hút tốt để giấc ngủ không bị gián đoạn.
Riêng đối với trường hợp chị em sử dụng băng vệ sinh ban đêm rồi mà vẫn gặp phải hiện tượng bị tràn ra sau khi đi ngủ thì cần phải dán thêm một miếng băng vệ sinh hàng ngày mỏng nhẹ nối tiếp theo miếng băng vệ sinh đang dùng. Băng vệ sinh hàng ngày tuy không quá dày nhưng lại mang đến hiệu quả chống tràn rất tốt, hoàn toàn không gây ra những cảm giác khó chịu và giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
2. Sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san
Cốc nguyệt san sẽ là giải pháp tốt giúp nữ giới chống tràn kinh nguyệt vào mùa dâu hiệu quả. Cốc nguyệt san không chỉ sử dụng được trong thời gian 12 tiếng kể cả ban ngày lẫn ban đêm mà còn mang lại cho nữ giới nhiều cảm giác dễ chịu, thoải mái trong quá trình sử dụng. Thiết kế đặc biệt của cốc nguyệt san giúp mọi hoạt động hàng ngày không bị ảnh hưởng, không dày cộm, bí bách như băng vệ sinh truyền thống. Bên cạnh đó, cốc nguyệt san còn hứng hết kinh nguyệt âm đạo, không gây tình trạng tràn ra bên ngoài nên không xuất hiện mùi khó chịu.
Ngoài ra, việc sử dụng tampon trong mỗi kỳ kinh nguyệt cũng sẽ là một giải pháp hiệu quả giúp nữ giới không bị tràn băng khi ngủ. Tampon có kích thước khá nhỏ, mang lại cảm giác thoải mái khi hoạt động, không lệch, không rơi vả cực kỳ tiện lợi. Tuy nhiên, khả năng thấm hút của tampon lại cực kỳ mạnh, nó sẽ hút cả dịch nhờn bên trong cô bé và tạo ra những cảm giác khô âm đạo khó chịu.
Trước khi chị em sử dụng tampon hay cốc nguyệt san cần phải rửa thật sạch tay và bộ phận sinh dục để hạn chế vi khuẩn tấn công vào bên trong âm đạo gây ra tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa,…Đồng thời nữ giới cũng cần lưu ý không dùng tay ướt để mở túi đựng tampon và cần thay tampon tối đa sau 4 tiếng sử dụng.
3. Tư thế ngủ giúp bạn hạn chế việc tràn băng
Tư thế ngủ cũng có thể giúp chị em hạn chế tối đa việc kinh nguyệt bị tràn ra bên ngoài quần lót. Vào những kỳ đèn đỏ, để có một giấc ngủ ngon hơn, chị em cần ít trở mình, hạn chế để băng vệ sinh lệch khỏi vị trí chuẩn xác ban đầu. Nếu sợ kinh nguyệt bị chảy tràn ra phía sau thì nữ giới có thể nằm nghiêng người sang một bên, hơi co người lại. Tư thế ngủ này sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng tràn băng cũng như giúp chị em giảm thiểu phần nào những cảm giác đau bụng, mỏi lưng khi đến kỳ sinh lý mỗi tháng.
Bạn đã biết những kiến thức về kinh nguyệt này chưa?
Cách làm kinh nguyệt đến sớm hơn
Cách dán băng vệ sinh không bị tràn chính xác
Ngoài việc sử dụng loại băng vệ sinh nào cho phù hợp với kỳ kinh nguyệt của mình thì chị em cũng cần phải tham khảo cách dán băng vệ sinh đúng cách dưới đây để không bị tràn kinh nguyệt ra bên ngoài khi ngủ:
Sử dụng quần lót có chất liệu bám dính tốt và co giãn vừa phải
Trong kỳ kinh nguyệt của mình, nữ giới nên sử dụng các loại đồ lót được làm từ chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và có độ co giãn hiệu quả để giúp quá trình hoạt động, di chuyển trở nên thoải mái. Đồng thời, quần lót được làm bằng chất liệu này cũng sẽ giúp cho băng vệ sinh dính chặt hơn, tránh tình trạng bị xô lệch khi di chuyển và hạn chế việc làm tràn kinh nguyệt ra bên ngoài.
Dán băng vệ sinh chuẩn, không bị xô lệch
Chị em cần bóc vỏ miếng băng vệ sinh rồi dán ngay ngắn vào đáy của quần lót, vị trí nằm trực tiếp dưới âm đạo, cần tránh dán quá cao hoặc quá nhiều ra phía trước. Tiếp theo, nếu dùng băng vệ sinh có cánh thì hãy gỡ lớp vỏ của cánh ra rồi dán vào mặt dưới của quần lót và miết nhẹ để băng vệ sinh được dính chặt hơn.
Mặc quần lót và điều chỉnh lại vị trí của miếng băng vệ sinh
Sau khi dán miếng băng vệ sinh xong, chị em thực hiện mặc quần lót vào như bình thường rồi kiểm tra miếng băng xem đã nằm đúng vị trí hay chưa, có thoải mái và vừa vặn không. Nếu nhận thấy việc dán băng chưa đúng vị trí thì chị em hãy tháo ra và dán lại để tránh gặp phải tình trạng tràn băng do bị xô lệch, đóng sai vị trí.
Một số mẹo ngủ ngon hơn vào ngày đèn đỏ
Để có một ngày làm việc với nhiều năng lượng tích cực thì bạn cần phải đảm bảo cho mình có một giấc ngủ ngon. Dưới đây sẽ là một số mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn vào những ngày đèn đỏ:
Ngủ đúng giờ
Hãy rèn luyện cho mình thói quen đi ngủ vào một khung giờ cố định, ban đầu có thể bạn sẽ không cảm thấy buồn ngủ nhưng việc tập dần sẽ giúp cơ thể của bạn hình thành phản xạ ngủ tự nhiên ở mốc thời gian trùng khớp mỗi ngày. Thói quen ngủ đúng vào một khung giờ cố định hàng ngày không chỉ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, dễ đi vào giấc ngủ, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp chị em tránh khỏi những tình trạng mệt mỏi, uể oải, nhất là vào những ngày đèn đỏ diễn ra.
Phòng ngủ thoáng mát
Không chỉ quan tâm đến cơ thể có được thoải mái hay không mà một không gian phòng ngủ thoáng mát, thoải mái cũng sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho một giấc ngủ ngon mỗi ngày. Chị em hãy lựa chọn cho mình những tone màu phòng ngủ nhẹ nhàng, đồ dùng tối giản để gia tăng cảm giác dễ chịu cũng như tạo một không gian lưu thông không khí tốt. Có một phòng ngủ thoáng mát, dễ chịu thì cho dù có đến kỳ kinh nguyệt thì nữ giới vẫn sẽ có được cho mình một giấc ngủ sâu hơn.
Chọn tư thế nằm ngủ thoải mái
Đôi khi tư thế ngủ cũng gây ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt của bạn, khiến bạn luôn cảm thấy lo lắng về việc tràn băng, mất ngủ, đau bụng và mỏi lưng. Theo các chuyên gia y tế chia sẻ, tư thế nằm ngửa thoải mái vào kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em có một giấc ngủ ngon hơn cho mình. Việc nằm ngủ không chỉ tránh được tình trạng đau bụng, mỏi lưng mà còn giúp cơ thể của chị em luôn được thư giãn, thoải mái. Ngoài ra trong quá trình ngủ, nữ giới cũng có thể sử dụng túi chườm bụng và kê thêm một chiếc gối dưới đầu gối để cải thiện giấc ngủ ngon hơn cho mình vào mỗi kỳ đèn đỏ.
Tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ
Cơ thể được vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn rất nhiều. Cơ thể thường hạ nhiệt độ nhiều vào ban đêm, nhất là vào khoảng thời gian 2 tiếng trước khi đi ngủ. Để có một giấc ngủ ngon cho mình vào những kỳ kinh nguyệt khó chịu thì chị em hãy dành thời gian tắm hoặc ngâm mình với nước ấm trước khi đi ngủ để giúp cơ thể được tăng nhiệt độ, thoải mái và thư giãn hơn.
Vận động nhẹ trước khi ngủ
Nhiều người vẫn thường hay nghĩ, việc vận động mạnh vào những ngày đèn đỏ sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, mất sức và đặc biệt là tràn băng. Tuy nhiên, không giống như nhiều người vẫn thường hay nghĩ, việc vận động nhẹ nhàng trong những ngày kinh nguyệt lại giúp cho cơ thể của nữ giới luôn trong trạng thái thoải mái và hạn chế được những cảm giác đau bụng, mỏi lưng xảy ra. Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, chị em hãy thực hiện một số động tác tập luyện nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,…
Nghe nhạc
Âm nhạc không chỉ có tác động rất tốt trong việc điều hoà tâm trạng mà còn giúp nữ giới luôn cảm thấy thư giãn và ngủ ngon hơn trong những ngày đèn đỏ của mình. Để hạn chế những căng thẳng, lo lắng trong kỳ kinh nguyệt sắp tới, bạn hãy nghe những bản nhạc yêu thích nhẹ nhàng, sâu lắng để có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ cho mình.
Những lưu ý giúp thoải mái hơn vào ngày đèn đỏ
Ngoài những cách giúp chị em không gặp phải tình trạng tràn băng khi ngủ vào những ngày đèn đỏ thì nữ giới cũng cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây để giúp những ngày đèn đỏ của mình cải thiện được tình trạng mệt mỏi, ổn định hơn về tâm lý:
- Sử dụng những trang phục rộng rãi, thoải mái để tránh vùng bụng bị siết quá chặt và tốt hơn là chị em nên mặc những trang phục rộng rãi, không quá chật chội.
- Hãy lựa chọn sử dụng cho mình một loại băng vệ sinh phù hợp, chống tràn hiệu quả như tampon hoặc cốc nguyệt san để không phải lo lắng quá nhiều về việc tràn băng.
- Cần thực hiện thay băng vệ sinh đều đặn 4 tiếng 1 lần để tránh tình trạng viêm nhiễm xảy ra và hãy chọn cho mình những loại băng vệ sinh có độ thấm hút cao nếu tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hàng tháng.
- Trong những ngày đèn đỏ diễn ra, chị em nên bổ sung cho mình các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây. Hạn chế sử dụng các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ và chất béo.
- Sữa đậu nành cũng sẽ là một loại thực phẩm có tác dụng làm dịu đi những triệu chứng đau bụng, mỏi lưng ban đầu. Mỗi kỳ kinh nguyệt đến, chị em hãy bổ sung thêm sữa đậu nành cào khẩu vào khẩu phần ăn cho mình.
- Vào những ngày đèn đỏ cần lưu ý không tập luyện, vận động thể lực quá mạnh, chị em chỉ nên thực hiện những bài tập thư giãn, nhẹ nhàng vừa phải.
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày bởi việc bổ sung đủ nước sẽ mang lại cảm giác khoẻ mạnh và nhiều năng lượng hơn trong những ngày đèn đỏ khi cơ thể bị mất một lượng máu lớn.
- Không sử dụng các đồ uống có chứa nhiều cồn như rượu, bia và các chất kích thích có hại cho cơ thể.
Bài viết trên chia sẻ cụ thể về vấn đề làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc có thể bổ sung cho mình thêm nhiều kiến thức hữu ích để hạn chế tình trạng tràn băng vào mỗi kỳ kinh nguyệt của mình. Nếu còn bất kỳ câu hỏi thay thắc mắc nào thì bạn đọc có thể liên hệ đến số hotline 0379.544.317 hoặc nhấp vào khung chat trên website của phòng khám để được đội ngũ bác sĩ tư vấn trực tuyến hỗ trợ giải đáp nhanh chóng các thắc mắc trên.
Một số câu hỏi liên quan khác:
Kinh nguyệt không đều có mang thai được không?
Kinh nguyệt ra nhiều có sao không?