Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì?

Cập nhật:

9/8/2023 1:34 PM

Tác giả:

BS. Nguyễn Thị Thoàn

Muốn biết rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì thì theo bác sĩ chuyên khoa phụ sản trước tiên chị em cần phải thăm khám chẩn đoán chính xác.

​Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản muốn điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả và biết rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì thì cần phải thăm khám chẩn đoán chính xác.

Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì?

Câu hỏi: “Thưa bác sĩ! Tôi 25 tuổi mới lập gia đình và chưa có con. Trước đây chu kỳ kinh nguyệt của tôi khá đều đặn nhưng không hiểu tại sao mấy chu kỳ gần đây tôi thường xuyên bị chậm kinh, số ngày hành kinh kéo dài cả tuần và đau bụng kinh. Tôi có sử dụng cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng các bài thuốc dân gian nhưng không thấy hiệu quả nên rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì? Xin cảm ơn!” – Bạn Linh (Hà Nội).

Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì
Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì

Bác sĩ tư vấn: Bạn Linh và chị em thân mến! Trước hết rất cảm ơn bạn Linh vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn về chuyên mục sức khỏe của chúng tôi. Thắc mắc bạn gặp phải chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt không đến theo chu kỳ hàng tháng mà đến chậm hoặc sớm hơn, số ngày hành kinh quá ngắn hoặc quá dài, số lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều, màu sắc kinh nguyệt bất thường, đau bụng kinh.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt có thể kể đến là do rối loạn nội tiết tố xuất phát từ thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do mắc các bệnh phụ khoa.

Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản muốn điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả và biết rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì thì cần phải thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng rối loạn kinh nguyệt từ đó bác sĩ mới đưa ra cách điều trị cũng như kê đơn thuốc phù hợp.

Thông thường để chữa trị rối loạn kinh nguyệt thường sử dụng đến các loại thuốc sau:

1. Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng các bài thuốc dân gian:

Một số các thảo dược như ngải cứu, ích mẫu, mùi tây, diếp cá… có tác dụng bổ huyết, thông huyết, điều hòa và ổn định chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Như trong thắc mắc bạn Linh có nói đã dùng thuốc dân gian mà không hiệu quả là do các loại thảo dược này chỉ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt do thay đổi nội tiết chứ không có tác dụng khi rối loạn kinh nguyệt do mắc bệnh phụ khoa.

2. Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai:

Trong thành phần của thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố estrogen và progesterone nên khi bị rối loạn kinh nguyệt do rối loạn nội tiết các bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc bao gồm thuốc tránh thai theo liều lượng, loại thuốc, thời gian sử dụng và hướng dẫn sử dụng cụ thể để cân bằng nội tiết tố giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Việc tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc tránh thai không có sự chỉ định của bác sĩ có thể khiến tình trạng rối loạn nội tiết nặng hơn, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai thậm chí gây vô sinh và gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi…

3. Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc Tây:

Dựa trên kết quả thăm khám bác sĩ sẽ kê đơn thuốc theo phác đồ điều trị phù hợp với bệnh lý phụ khoa gây rối loạn kinh nguyệt cụ thể. Chữa kinh nguyệt không đều bằng thuốc Tây tại cơ sở y tế và phòng khám phụ khoa uy tín được xem là phương pháp chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.

Trong trường hợp rối loạn kiinh nguyệt do mắc bệnh phụ khoa quá nặng hoặc xuất hiện các khối u tại cơ quan sinh sản bác sĩ sẽ chỉ định các thủ thuật ngoại khoa phù hợp nhằm điều trị triệt để bệnh phụ khoa khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Đăng ký gói khám ưu đãi tại Thai Ha Clinic

Để biết chính xác rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì phù hợp với tình trạng bệnh mình gặp phải và điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả bạn Linh và chị em vui lòng nhấp nút tư vấn với bác sĩ phụ khoa dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại phòng khám Thái Hà 0379544317 để được giải đáp nhanh nhất.

Bác sĩ tư vấn bệnh

Theo dõi Google Tin tức của Thai Ha Clinic.

Google Tin tức