Bị trễ kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì có sao không?
Bị trễ kinh 1 tháng ở tuổi dậy thị có sao không? Bác sĩ Bình Nguyên giải đáp thắc mắc và chỉ ra nguyên nhân gây chậm kinh ở tuổi dậy thì.
Bị trễ kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì là hiện tượng gặp phải ở nhiều người cũng như gây hoang mang lo lắng cho các bậc phụ huynh có con em mình gặp phải tình trạng này. Để tìm hiểu kỹ lưỡng cũng như giải đáp cho bạn đọc câu hỏi thắc mắc này, mời mọi người theo dõi bài viết “Bị trễ kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì có sao không” được chia sẻ dưới đây.
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là một quá trình đảo thải lớp niêm mạc tử cung ra khỏi cơ thể qua đường âm đạo, xuất hiện ở nữ giới và thường bắt đầu ở những bé gái bước vào tuổi dậy thì, có độ tuổi trung bình là 12 tuổi.
Đây là một hiện tượng có chu kỳ hàng tháng. Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 24-28 ngày, còn tùy thuộc vào cơ địa và nhiều yếu tố, kết thúc khi phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh, khoảng 51- 55 tuổi. Thời gian hành kinh có thể kéo dài từ 3-5 ngày, lượng máu mất đi khoảng 50-100ml máu.
Độ tuổi các bé gái xuất hiện kinh nguyệt tuổi dậy thì là khác nhau, phụ huynh không cần quá lo lắng. Ngoài ra, trường hợp bé gái xuất hiện kinh nguyệt quá sớm hoặc quá muộn thì phụ huynh cần cho đến khám bác sĩ ngay để được thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng.
Bị trễ kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì có sao không?
Bị trễ kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không hay chậm kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì có sao không? đang là thắc mắc lo lắng của nhiều bạn nữ độ tuổi tuổi dậy gặp phải tình trạng này cũng như của các gia đình, phụ huynh.
Theo các bác sĩ Bình Nguyên cho biết trễ kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì là hiện tượng bình thường do cơ thể nữ giới tuổi dậy thì chưa hoàn thiện, hormone nội tiết tố nữ chưa ổn định, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể bị trễ kinh 1 tuần, 2 tuần, thậm chí là 1 tháng.
Hiện tượng trễ kinh, kinh nguyệt không đều sẽ xảy ra ở 1- 2 năm đầu của tuổi dậy thì, vì vậy các bạn gái cũng như bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Do ở giai đoạn này, nội tiết tố nữ chưa ổn định, các hoạt động sinh lý của cơ thể nữ giới tuổi dậy thì có nhiều thay đổi, tình trạng buồng trứng phóng noãn có thể 1 tháng, 2-3 tháng, thậm chí 5-6 tháng mới phóng noãn một lần. Từ đó, các bạn nữ tuổi dậy thì dễ gặp các tường hợp như trễ kinh, kinh ít, máu kinh ra không đều, máu ra chút một rồi vài ngày sau lại có lại…
Theo thống kê, có khoảng 70% nữ giới tuổi dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt, trễ kinh và một số vấn đề khác liên quan đến chu kỳ kinh. Hiện tượng trễ kinh 1 tháng tuổi dậy thì là một hiện tượng bình thường của cơ thể và sinh lý, các bạn nữ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, trường hợp việc trễ kinh kéo dài, chu kỳ kinh không ổn định trong một thời gian kèm theo các dấu hiệu, triệu chứng như đau bụng dưới dữ dội, máu kinh có màu sắc bất thường, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải, suy nhược… thì các bạn cần đến thăm khám bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra tình trạng kịp thời.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng trễ kinh tuổi dậy thì
Trễ kinh tuổi dậy thì là hiện tượng mà nhiều bạn gái gặp phải hiện nay. Hiện tượng này đến từ một số nguyên nhân chính như sau:
Hormone nữ thay đổi, chưa ổn định
Ở tuổi dậy thì, cơ thể nữ giới chưa phát triển hoàn thiện, hormone nữ dễ bị thay đổi, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra hiện tượng trễ kinh. Giai đoạn tuổi dậy thì là một giai đoạn hormone nữ thường xuyên bị thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó chu kỳ kinh nguyệt được xem là một biểu hiện phản ánh rõ nét nội tiết tố nữ có sự chuyển biến.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ
Các bạn nữ tuổi dậy thì có chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ cay nóng dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có gas, thức khuya,… không những không tốt cho sức khỏe mà còn gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều và có thể gây ra hiện tượng trễ kinh.
Ngoài ra, lối sống không khoa học là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới tuổi dậy thì, khiến cho tình trạng trễ kinh, kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.
Tâm lý căng thẳng
Nữ giới tuổi dậy thì có những thay đổi nhất định về tâm sinh lý. Ngoài ra, ở độ tuổi này, các bạn nữ thường xuyên chịu áp lực học hành thi cử, rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu, kéo dài, gây ảnh hưởng đến bài tiết và hệ tuần hoàn cơ thể, từ đó dễ dẫn đến chậm kinh, trễ kinh, kinh nguyệt không đều, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt…
Tập luyện thể dục thể thao quá độ
Tập luyện thể dục thể thao điều độ sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố, hỗ trợ sản sinh hormone nữ, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trễ kinh. Tuy nhiên, việc tập luyện quá sức dễ gây nên hiện tượng cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chu kỳ kinh nguyệt, khiến số ngày hành kinh giảm xuống, có thể dẫn đến trễ kinh ở tuổi dậy thì.
Mắc các bệnh lý phụ khoa
Một số bạn nữ ở tuổi dậy thì mắc một số bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm phụ khoa, buồng trứng đa nang… điều này có ảnh hưởng nhất định đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới tuổi dậy thì, tùy theo mức độ bệnh cụ thể mà có thể gây ra hiện tượng trễ kinh.
Những lưu ý để khắc phục tình trạng trễ kinh tuổi dậy thì
Dưới đây là một số lưu ý mà các chị em có thể áp dụng khi gặp phải hiện tượng trễ kinh tuổi dậy thì, cụ thể đó là:
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, đặc biệt chú ý vệ sinh những ngày hành kinh, vệ sinh đúng cách, không thụt rửa quá sâu vào trong âm đạo.
- Sử dụng đồ lót phù hợp, thoải mái và thoáng mát, khô ráo.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh cũng như các chất tẩy rửa vùng kín dịu nhẹ, lành tính ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm sinh dục.
- Uống đủ nước, tăng cường điều tiết cơ thể và tuần hoàn máu, hỗ trợ cải thiện tình trạng trễ kinh, rối loạn kinh nguyệt.
- Có chế độ ăn uống điều độ, đủ chất, kết hợp lối sống, sinh hoạt khoa học, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức.
- Giữ ấm cơ thể, mát xa bụng và chườm bụng trong những ngày hành kinh, đặc biệt đối với những người đang gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trễ kinh, kinh không đều… để cải thiện tình trạng.
- Nên đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 3-6 tháng 1 lần để kiểm tra sức khỏe cũng như kịp thời phát hiện một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các chức năng sinh lý.
- Nếu thấy tình trạng trễ kinh kéo dài, các chị em không nên để lâu mà cần đến khám bác sĩ để kiểm tra và hiểu rõ vấn đề bệnh của bản thân.
Việc khắc phục tình trạng trễ kinh tuổi dậy thì bằng một số lưu ý trên đây giúp các chị em không còn lo lắng khi gặp phải hiện tượng này cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc phải một số bệnh phụ khoa nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe, tâm lý cũng như khả năng sinh sản ở nữ giới sau này.
Mong rằng bài viết chia sẻ này đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc về vấn đề trễ kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì có sao không. Nếu còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào khác cần được tư vấn, bạn đọc và người bệnh có thể liên hệ với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hỗ trợ giải đáp theo số điện thoại 0379.544.317 của phòng khám đa khoa Thái Hà! Chúc bạn đọc luôn có một sức khỏe tốt!