Chậm kinh 1 tháng có sao không? Top 10 nguyên nhân

Cập nhật:

17/12/2022 2:11 PM

Tác giả:

BS. Hoàng T.Bình Nguyên

Chậm kinh 1 tháng có sao không hay một tháng không có kinh nguyệt có sao không? Đây là lo lắng của nhiều chị em phụ nữ khi bị mất kinh.

Chậm kinh 1 tháng có sao không hay một tháng không có kinh nguyệt có sao không? Đây là lo lắng của nhiều chị em phụ nữ khi gặp phải tình trạng mất kinh. Câu hỏi này sẽ được chuyên gia phụ khoa Bình Nguyên giải đáp qua bài viết dưới đây.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Bác sĩ ơi! Kinh nguyệt của cháu đều đặn vào ngày 15 hàng tháng. Nhưng kể từ lúc có kinh lần cuối cùng cho đến nay đã được hai tháng rồi vẫn không có kinh. Giờ đã qua ngày 15 của tháng mà kinh nguyệt lại vẫn chưa tới. Cháu rất băn khoăn khi cháu chuẩn bị lấy chồng và hiện tại còn nhiều thứ phải lo lắng khác. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi, chậm kinh 1 tháng không có kinh nguyệt có sao không?”- (T.T.Hoa, Hà Nam).

Tư vấn hiện tượng chậm kinh 1 tháng
Tư vấn hiện tượng chậm kinh 1 tháng

Hoa thân mến! Mất kinh trong một khoảng thời gian là vấn đề thường gặp ở nhiều phụ nữ. Hầu hết tại một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, các chị em đều phải đối mặt với nó. Trước nhất cháu đừng lên lo lắng để ảnh hưởng đến việc chuẩn bị cho ngày vui sắp tới. Bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giải thích cặn kẽ những vấn đề có thể xảy ra của không có kinh nguyệt cho cháu hiểu.

10 nguyên nhân gây chậm kinh 1 tháng

1. Mất kinh do vấn đề tâm sinh lý

Áp lực và căng thẳng trong thời gian dài: Một người phụ nữ khi đối diện phải những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống, thì các hoạt động của não bộ, bao gồm hoạt động của các hormone giúp điều tiết chu kì kinh nguyệt bị rối loạn, mà hiện tượng trễ một tháng đó là chuyện thường xảy ra.

2. Tập thể dục quá sức, hoặc giảm cân nhanh

Khoa học đã chứng minh được rằng khi chị em giảm cân nhanh, làm chỉ số BMI của chị em tụt dốc xuống dưới 18, hoặc 19 có thể dẫn đến mất kinh tức thời. Tức là mất kinh ít nhất trong một tháng tới. Điều này cũng được chứng minh tương tự nếu chị em là những đối tượng phải tập luyện thể thao nhiều hoặc lao động gắng sức.

3. Suy dinh dưỡng

Phụ nữ quá gầy làm cho hormone estrogen của nữ giới ngừng bài tiết và hiện tượng phóng noãn cũng bị rối loạn. Không có kinh có thể gặp ở những chị em đột ngột chán ăn và mất cảm giác thèm ăn.

4. Mất kinh xuất phát từ vấn đề tâm sinh lý sẽ không kéo dài

Trong trường hợp chị em điều chỉnh lại cuộc sống và cơ thể có thời gian thích nghi phù hợp, hiện tượng mất kinh trong vòng một tháng sẽ chấm dứt và kinh nguyệt sẽ xuất hiện.

5. Mất kinh do vấn đề bệnh lý

Trong trường hợp cơ thể chị em có những bất ổn xảy ra, thì hiện tượng không có kinh nguyệt không chỉ kéo dài một tháng, nó sẽ còn kéo dài trong nhiều tháng tiếp theo. Những bệnh lý là nguyên nhân dẫn đến mất kinh bao gồm:

6. Tuyến giáp bất thường

Tuyến giáp hoạt động kém làm giảm sự bài tiết hormone từ tuyến yên, mất kinh vì thế mà xảy ra.

7. Buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa làm cho cho nồng độ hormone trong cơ thể nữ giới mất cân bằng, gây ra thiếu hụt rụng trứng. Bạn gái rơi vào trường hợp này có thể dẫn đến không có kinh thường xuyên, có thể là thiếu hụt kinh nguyệt trong một tháng, hoặc thậm chí, mất kinh hoàn toàn sau đó.

8. Bệnh lý mãn tính

Tất cả các bệnh lý mãn tính đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung của chị em, bao gồm cả sức khỏe sinh sản. Mà một trong những triệu chứng của nó là hiện tượng không có kinh nguyệt thường gặp. Celiac một trong những bệnh lý mãn tính đó, gây ra hiện tượng mất kinh nguyệt.

9. Mang thai

Do cháu cũng không nói rõ là có quan hệ trước khi mất kinh hay không hoặc có quan hệ nhưng có sử dụng biện pháp tránh thai nào không nên tôi vẫn sẽ đưa lý do này vào. Chậm kinh 1 tháng có thể do có thai. Cháu nên sử dụng que thử thai xem kết quả như nào. Nếu que thử thai 1 vạch thì hiện tượng chậm kinh này không phải là do mang thai, ngược lại nếu que thử thai 2 vạch thì hiện tượng chậm kinh 1 tháng của cháy rất có thể là do mang thai rồi đấy.

10. Một số nguyên nhân khác

có thể làm cho chị em mất kinh trong một tháng, bao gồm: Tác dụng phụ tức thời của việc sử dụng một số loại thuốc tránh thai, hoặc đặt vòng tránh thai… nhưng chúng tôi không liệt kê vào đây. Vì bạn Hoa có thể không nằm trong trường hợp này, nhất là khi bạn chuẩn bị lấy chồng và mong muốn sinh con.

Chị em rơi vào trường hợp mất kinh, phương pháp điều trị duy nhất chỉ có trực tiếp đến các địa chỉ khám bệnh phụ khoa để làm một số xét nghiệm chức năng để tìm ra nguyên nhân mất kinh. Điều trị không có kinh nguyệt sẽ dựa trên những nguyên nhân này.

Trong trường hợp mất kinh vì bệnh lý mà chị em không chịu đi khám chữa kịp thời, những bệnh lý này không những ảnh hưởng đến sức khỏe của các chị em, mà còn ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ trong tương lai. Thậm chí, đe dọa tính mạng trong trường hợp bệnh lý kéo dài và diễn biến theo chiều hướng xấu đi.

Bác sĩ tư vấn miễn phí

Làm gì khi chậm kinh một tháng?

Hoa thân mến! Trong trường hợp cụ thể của cháu, bác sĩ không thấy cháu có kể thêm bất kì dấu hiệu bất thường nào, nhất là trong giai đoạn cháu có nhiều việc phải làm và phải nghĩ như thế này. Trước mắt cháu cứ nên ổn định tâm lý và chú ý những vấn đề sau:

- Chế độ dinh dưỡng thích hợp, cân đối trong khẩu phần ăn.

- Vận động nhẹ nhàng, tránh hoạt động nặng, càng không nên lao động quá sức.

- Lịch làm việc sinh hoạt điều độ, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.

- Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu…

Sau khi cháu đã ghi nhớ và thực hiện đầy đủ những điều bác căn dặn cháu ở trên, bác sĩ mong là hiện tượng không có kinh của cháu sẽ sớm chấm dứt.

Chậm kinh 1 tháng có nên đi khám phụ khoa?

Khi chậm kinh 1 tháng hay một trễ kinh 1 tháng thì chị em nên đi khám phụ khoa để các bác sĩ kiểm tra xem có biểu hiện của bệnh phụ khoa nguy hiểm nào không. Nếu để tình trạng không có kinh nguyệt (chậm kinh) kéo dài quá lâu (có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng trở lên) có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Đăng ký gói khám ưu đãi tại Thai Ha Clinic

Cháu cũng nên đến gặp bác sĩ khi tình trạng mất kinh đi liền với những triệu chứng khác:

- Nhức đầu, rụng tóc, sụ thay đổi bất thường về thị lực.

- Đầu ngực tiết dịch, sữa màu trắng.

Phần giải đáp thắc mắc của bác sĩ dành cho T.T.Hoa đến từ Hà Nam với câu hỏi: Một tháng không có kinh nguyệt có sao không? Hi vọng làm cho cháu bớt lo lắng và giúp cháu đưa ra quyết định hợp lý lúc này. Trường hợp cháu còn bất kì các thắc mắc nào khác, có thể gọi điện lại cho bác sĩ phòng khám phụ khoa Thái Hà số điện thoại: 0379544317

Bác sĩ tư vấn bệnh
BS. Hoàng T.Bình Nguyên

BS. Hoàng T.Bình Nguyên

Bác sĩ Hoàng Thị Bình Nguyên là một bác sĩ có uy tín trong nghành y tế. Bác sĩ Nguyên là thành viên trong quan trọng của hội hiếm muộn quốc gia.

TIN SỨC KHỎE MỚI

Gói khám ưu đãi tại phòng khám Thái HàGói khám ưu đãi tại phòng khám đa khoa Thái Hà

Có thể bạn quan tâm

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thìKinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì nguyên nhân do đâu? Khi nào cần đi khám và có những cách khắc phục nào? Cùng Thai Ha Clinic tìm hiểu.

Cách chữa trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả nhất 2023Cách chữa trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả nhất 2023

Tìm hiểu cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả nhất cùng các bác sĩ sản phụ khoa Thái Hà. Các nguyên nhân, dấu hiệu và tác hại của bệnh.

Chi phí mổ u xơ tử cung hết bao nhiêu tiền năm 2023Chi phí mổ u xơ tử cung hết bao nhiêu tiền năm 2023

U xơ tử cung là gì? Cách nhận biết cũng như điều trị u xơ tử cung và chi phí mổ u xơ tử cung hết bao nhiêu tiền (Bảng giá chi tiết) sẽ được chia sẻ

Rong kinh (kinh nguyệt kéo dài) nguyên nhân và cách chữaRong kinh (kinh nguyệt kéo dài) nguyên nhân và cách chữa

Rong kinh hay kinh nguyệt kéo dài là gì? Nguyên nhân do đâu, các dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị rong kinh như nào? Bác sĩ giải đáp thắc mắc

Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung? Tiêm ở đâu?Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung? Tiêm ở đâu?

Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung không và tiêm phòng ung thư cổ tử cung ở đâu là thắc mắc của nhiều chị em. Bác sĩ giải đáp chi tiết.

Đau bụng dưới rốn ở phụ nữ là bệnh gì (bên trái và bên phải)Đau bụng dưới rốn ở phụ nữ là bệnh gì (bên trái và bên phải)

Đau bụng dưới hay đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? Bao gồm đau ở giữa bụng, đau bên trái bụng, đau bên phải bụng. Cách chữa trị như nào?

Ra khí hư có màu lạ khi mang thai có sao không? Vàng đen xanhRa khí hư có màu lạ khi mang thai có sao không? Vàng đen xanh

Ra khí hư có màu lạ như: xanh, vàng, trắng, nâu đen hoặc có màu trắng như bã đậu khi mang thai có sao không hay là bệnh gì? Chia sẻ của bác sĩ

7 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và cách phòng tránh7 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và cách phòng tránh

Chị em có biết vì sao bị rối loạn kinh nguyệt chưa? Tìm hiểu ngay 7 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và các cách phòng tránh hiện tượng này.

Bản quyền DMCA

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ UY TÍN CHẤT LƯỢNG TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 0379544317 (Miễn phí tư vấn)
Thời gian làm việc của phòng khám:
08h00 - 20h00 (Các ngày trong tuần cả ngày T7 & CN - Lễ, Tết)
Bản quyền thuộc về thaihaclinic @ 2022

Được quản lý bởi:

Bộ y tế Việt NamThành phố Hà NộiSở y tế Hà Nội
Hotline
Chat
Messenger
Zalo