6 Cách giữ thai trong 3 tháng đầu an toàn đơn giản tránh sảy thai

Cập nhật:

2/11/2023 1:38 PM

Tác giả:

BS. Nguyễn Thị Thoàn

Bác sĩ Thoàn sẽ tư vấn 6 cách giữ thai trong 3 tháng đầu an toàn đơn giản tránh sảy thai cũng như 5 điều sai lầm chị em nên tránh.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì đây là thời gian cực kỳ cần cẩn thận, vì đây là khoảng thời gian khá nhạy cảm và rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai nếu không biết kiêng cữ hợp lý. Vậy thì cách giữ gìn trong 3 tháng đầu, tránh sảy thai là gì? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc cho nhiều chị em chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

6 Cách giữ thai trong 3 tháng đầu đơn giản tránh sảy thai

Cách giữ gìn trong 3 tháng đầu là điều mà mọi chị em đều quan tâm và mong muốn tìm hiểu đặc biệt với với những người chuẩn bị mang thai. Trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ là thời gian mà sức khỏe của thai phụ chưa được ổn định và nhiều người khi mang bầu trong 3 tháng đầu còn không biết mình đã mang thai, từ đó không có sự chăm sóc một cách cẩn thận và dễ dẫn đến sảy thai.

Cách giữ thai trong 3 tháng đầu đơn giản tránh sảy thai
Cách giữ thai trong 3 tháng đầu đơn giản tránh sảy thai

Vì thế mà, nhiều chị em nên chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt của bản thân và thử que thai nếu cảm thấy bản thân đang nghi ngờ bản thân mang thai, là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây sẽ là một số những điều quan trọng mà mẹ bầu nên kiêng cữ trong giai đoạn này để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và thai nhi.

1. Thai phụ cần tránh các hoạt động mạnh, làm việc quá sức

Ở những giai đoạn đầu của thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, lúc này phôi thai chưa vào vị trí ổn định nên rất dễ bị tổn thương và sảy thai, vì thế cần tránh các hoạt động mạnh như làm việc nặng nhọc, lao lực, chạy bộ, leo núi, nhảy dây... Những hoạt động này sẽ dễ làm cho thai nhi bị tổn thương, thay vào đó có thể thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng hơn như đi bộ, tập yoga... để bảo vệ thai nhi và còn giúp nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu trong thời gian mang thai.

2. Mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đó là trong 3 tháng đầu, thai phụ nên kiêng tuyệt đối sử dụng các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích vì việc đó sẽ làm ảnh hưởng có hại đến thai nhi và có như cơ cao dẫn đến sảy thai. Các đồ uống như cà phê, rượu, bia... hay thuốc lá, đểu sẽ tác động xấu đến sức khỏe của thai phụ khi mang thai, đồng thời sẽ làm hạn chế hấp thu dinh dưỡng khiến thai nhi bị chậm phát triển trong bụng mẹ, sảy thai cao, thai chết lưu hoặc sinh non cũng có tỷ lệ cao.

3. Thai phụ cần phải đi tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng là điều bắt buộc mà mẹ bầu nào cũng cần phải thực hiện để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, đảm bảo an toàn trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu lúc này thai nhi vẫn còn chưa phát triển ổn định và dễ xảy ra tình trạng sảy thai. Việc tiêm chủng sẽ ngăn ngừa bệnh cho cả thai phụ và thai nhi đối mặt với những nguy cơ dễ dẫn đến sảy thai trong những tháng đầu của thai kỳ.  

4. Luôn giữ tâm lý ổn định thoải mái

Trong thời gian mang thai việc giữ một tâm lý thoải mái là điều cần thiết và quan trọng. Thời gian khi mới mang thai, mẹ bầu không nên chịu quá nhiều áp lực, căng thẳng, stress, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và sức khỏe từ đó dễ đến những tác động có hại đến thai nhi. Tâm lý mẹ bầu khi không được ổn định là sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé, từ đó dẫn đến việc thai phụ bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non, thai dị dạng... cực kỳ cao.

Thai phụ nên lưu ý nhiều nhất trong thời gian 3 tháng đầu cần chú ý dưỡng thai đầy đủ, nghỉ ngơi nhiều, để cho tâm trạng luôn thoải mái...

5. Mẹ bầu phải đi khám sức khỏe định kỳ

Một trong những điều mà mẹ bầu cần thực hiện để bảo vệ, giữ tình thai trong 3 tháng đầu là việc đi khám sức khỏe định kỳ, để nhanh chóng phát hiện ra những điều bất thường của cả mẹ và bé để có những biện pháp xử lý. Phát hiện nhanh chóng những trường hợp bị dị tật, thai bất thường, từ đó sẽ đảm bảo sức khỏe của mẹ và đứa con trong bụng, hạn chế được tình trạng sảy thai và các biến chứng của bệnh.

6. Chế độ dinh dưỡng giàu chất dinh dưỡng

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Chế đồ ăn là điều vô cùng quan trọng vì nó là một trong những điều kiện để quyết định sức khỏe, sự phát triển khỏe mạnh, ổn định của thai nhi khi trong bụng mẹ. Việc người mẹ nạp gì vào cơ thể chính là nguồn dinh dưỡng mà người mẹ sẽ cung cấp cho người con. Thai nhi sẽ phát triển phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng đó từ mẹ, vậy nên chế độ dinh dưỡng hay phong cách ăn uống của mẹ bầu cũng là điều cần được chú trọng nhất là trong 3 tháng đầu. các loại thực phẩm cần bổ sung có thể kể tên như:

Thực phẩm các nhiều protein

Protein là chất rất tốt cho cơ thể thai phụ, giúp hỗ trợ phát triển mô vú, tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho thai phụ có một cơ thể khỏe mạnh hơn. các loại thực phẩm có chứa nhiều protein mà chị em cũng rất nên sử dụng. Các loại thực phẩm có chứa giàu protein mà chị em rất nên bổ sung thêm ngay vào thực đơn hàng ngày của bản thân mình trong suốt thời gian mang thai như các loại sữa, trứng, các loại hạt, đậu, thịt nạc....

Các loại thực phẩm có chứa canxi

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu rất cần nạp vào cơ thể những thực phẩm giàu canxi điều này rất quan trọng. Canxi sẽ giúp mẹ bầu ổn định sức khỏe, năng cường sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao sức khỏe, tăng khả năng trao đổi tuần hoàn máu, làm chắc khỏe hệ thống xương khớp, răng, cơ bắp, thần kinh, trí não cho thai nhi khi trong bụng mẹ. Vì thế việc bổ sung thêm canxi mỗi ngày là điều cần thực hiện từ sớm nhất là trong thời gian 3 tháng đầu.

Đọc thêm: Thực phẩm giàu Canxi cho bà bầu

Các mẹ bầu ngoài bổ sung canxi thông qua các loại thực phẩm chức năng và có thể nạp vào cơ thể các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như là sữa, nước ép trái cây, ngũ cốc, cá loại hạt, bông cải xanh.... đều chứa lượng canxi lớn.

Các loại thực phẩm có chứa sắt

Các loại thực phẩm có giàu chất sắt có thể kể đến như là thịt cá, ngũ cốc, các loại hạt, rau có màu xanh đậm... rất tốt cho thai phụ trong suốt thời gian mang thai. sắt có tác dụng kiểm soát quá trình AND, đồng thời cung cấp nguồn máu dồi dào cho thai nhi. Việc bổ sung sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp thai phụ giảm các tình trạng mệt mỏi trong quá trình mang thai như đau đầu, thiếu máu và bên cạnh đó là ngăn chặn việc sảy thai, sinh non, thai chết lưu...

Các thực phẩm có chứa vitamin D

Các loại thực phẩm giàu vitamin đều cực kỳ tốt trong thời gian mang thai, vitamin có khả năng hình thành hình thành hệ xương, răng cho thai nhi. Đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin D thường có trong các thực phẩm như cá hồi, sữa, nước ép... Trong vitamin D có tác dụng nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch, để người mẹ khỏe mạnh hơn trong suốt thai kỳ, không làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Các thực phẩm có nhiều axit folic

Axit folic thực tế là một loại vitamin B9 để hỗ trợ chuyển hóa axit amin, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người mẹ cũng như khiến thai nhi được phát triển tốt nhất. Các thực phẩm giàu axit folic sẽ làm cho mẹ bầu chuyển hóa các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, từ đó mà mẹ bầu và thai nhi sẽ hấp thụ được dưỡng chất dễ dàng và hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể nhắc đến tác dụng to lớn của axit folic đó là hỗ trợ ngăn ngừa khả năng bị dị tật thai nhi bẩm sinh, bại não và các vấn đề về thần kinh khi trẻ được sinh ra, sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng.

Các loại thực phẩm có chứa axit folic được biết đến là đậu, gan, hải sản, các loại rau có màu xanh đậm, trứng...

Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày

Mẹ bầu cần phải uống đủ nước sẽ khiến cơ thể cảm thấy khỏe khoắn, thoải mái vì thế mà bạn cần phải đầy đủ 1,6 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước duy trì sức khỏe cho bản thân và sự phát triển của thai nhi. Uống đủ nước trong quá trình mang thai mà đặc biệt trong 3 tháng đầu là biện pháp để giữ thai hiệu quả. Ngoài ra, việc uống đủ nước còn mang đến những lợi ích như:

  • Hỗ trợ quá trình di chuyển của các chất dinh đi đến để nuôi lớn thai nhi trong thời gian mang thai.
  • Cơ thể được bài tiết, thải độc tốt, và hạn chế táo bón.
  • Da đẹp hơn, mềm mịn, ẩm mướt, có sự đàn hồi
  • Điều hòa nhiệt độ của cơ thể, hạn chế phù nề thường gặp ở trong quá trình mang thai.

Bên cạnh đó, trong thời gian mang bầu chị em còn có thể bổ sung thêm các các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe như nước trái cây, sữa dành cho bà bầu...

Hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe

Một số thực phẩm không tốt cho mẹ bầu và thai nhi mà các chị em trong giai đoạn mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu trong quá trình mang thai đó là:

  • Tránh các đồ ăn cay nóng như tiêu, quế, ớt... vì khi ăn các đồ cay nóng sẽ làm cho mẹ bầu bị táo bón, trĩ, ảnh hưởng đến dạ dày, nóng ruột, nóng trong người, phát ban trên da, nổi mụn, ngứa ngáy...
  • Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn... điều này sẽ tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé, khiến thai phụ bị khó thở, buồn nôn, tim đập nhanh, và có thể gây sảy thai trong 3 tháng đầu.
  • Hạn chế uống cafe vì dễ gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển của thai nhi.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ ăn không đủ chất dinh dưỡng, vì rất dễ khiến cho mẹ bầu bị tăng cân quá nhiều, béo phì nhưng vẫn thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Không ăn các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao, điều này sẽ làm tác động có hại đến thần kinh, trí tuệ của thai nhi.
  • Không ăn các loại thực phẩm tươi sống sẽ khiến đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, dễ gây ra tình trạng sảy thai.
  • Và đặc biệt chú ý không nên ăn một số loại thực phẩm gây ra tình trạng co thắt tử cung mạnh, dễ gây sảy thai, chảy máu âm đạo như rau ngót, đu đủ, ngải cứu...

Xem chi tiết về mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì?

5 Sai lầm trong các giữ gìn thai trong 3 tháng đầu nhiều mẹ bầu thắc mắc

Phía trên đã là cách giữ gìn thai trong 3 tháng đầu và các chị em cần phải ghi nhớ, cũng như thực hiện theo. Tuy vậy, phụ nữ mang thai cũng không nên kiêng khem quá mức vì điều có có thể làm ảnh hưởng ngược lại đến sức khỏe như:

Những sai lầm trong các giữ gìn thai trong 3 tháng đầu nhiều mẹ bầu thắc mắc
Những sai lầm trong các giữ gìn thai trong 3 tháng đầu nhiều mẹ bầu thắc mắc

1. Lười vận động

Nhiều mẹ bầu ở trong thời gian mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, nghe theo các quan niệm sai lầm đó là khoảng thời gian đâu thai kỳ thì không được di chuyển, không vận động mà cần nằm yên 1 chỗ để nghỉ ngơi, bảo vệ thai nhi. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, không những không có lợi đối với mẹ bầu mà còn để lại nhiều tác dụng không tốt đến sức khỏe.

Thai phụ trong 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể thường hay bị nghén, từ đó luôn cảm thấy mệt mỏi, mà việc lười vận động sẽ làm cho máu huyết không được lưu thông, cơ thể càng trở nên uể oải và mệt mỏi hơn, vừa không tốt cho sức khỏe vừa khiến tinh thần của thai phụ không được thoải mái, không có lợi đối với sự phát triển của thai nhi.

Theo lời của các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, thai phụ trong thời gian này có thể vận động nhẹ nhàng như bơi, thiền, tập yogia, đi bộ... để cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn, cũng như tác động tích cực đến thai nhi. Thai phụ nên tránh các hoạt động mạnh, vận động quá sức, lao động tay chân, nhất là các bài tập có cường độ cao như nhảy dây, leo núi, chạy bộ... sẽ làm động thai, thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn sau mỗi bài tập, có nguy cơ sảy thai cao.

Với những trường hợp thai phụ đã từng sảy thai và có tiền sử mắc các bệnh lý về tim, gan, thận, hô hấp, huyết áp... thì cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập thể dục để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

2. Kiêng tuyệt đối quan hệ tình dục

Theo quan niềm của nhiều người đến tận bây giờ, khi mang thai nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu hoàn toàn kiêng tuyệt đối quan hệ tình dục thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trong thời gian này, việc quan hệ nhẹ nhàng, an toàn, tư thế phù hợp với tần suất quan hệ hợp lý... còn giúp cho thai phụ cảm thấy thoải mái, giảm stress, căng thẳng cũng như giúp giấc ngủ ngon hơn.

Ngược lại, nếu quan hệ tình dục quá mạnh, lạm dụng quan hệ tình dục nhiều, thì mới gây ra ảnh hưởng đến thai nhi, làm ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Đối với các trường hợp sau thì thai phụ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ có có quan hệ tình dục hay không, nhất là trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ:

  • Thai phụ mang thai sinh đôi, sinh ba thì việc quan hệ sẽ gây nguy hiểm trong quá trình mang thai.
  • Thai phụ bị chảy máu âm đạo bất thường, vùng kín có mùi hôi tanh sau khi quan hệ.
  • Thai phụ đã từng bị sảy thai, từng phá thai, sinh non, xuất huyết âm đạo...
  • Thai phụ có chứng nhau bám thấp hay nhau tiền đạo, dễ gây ra xuất huyết khi quan hệ, và dẫn đến tình trạng sảy thai cao.

3. Bồi dưỡng quá nhiều chất dinh dưỡng

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều cần thiết và quan trọng vì thai nhi sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ mẹ. Việc không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, ảnh hưởng đến trí tuệ của bé. Những việc bồi bổ các chất dinh dưỡng quá mức cũng làm gây hạn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Khi bồi bổ quá nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai sẽ khiến cho mẹ bầu tăng cân không kiểm soát, từ đó dẫn đến các bệnh lý như tiểu đường thai nghén, huyết áp cao, các bệnh lý về tĩnh mạch, nguy cơ dẫn đến tiền sản giật và nguy hiểm hơn nữa là sảy thai.

Thai phụ chỉ cần bồi bổ vào cơ thể đầy đủ các nhóm chất cần thiết và vừa phải để thai nhi hấp thụ một cách bình thường. Thực đơn ăn uống cần đa dạng, phân chia nạp vào cơ thể các nhóm chất hợp lý, tránh việc thường xuyên nạp một nhóm chất dinh dưỡng vào cơ thể vì điều đó cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Theo các chuyên gia cho biết, thai phụ chỉ cần tăng từ 1-2kg trong thời gian 3 tháng đầu mang thai là hợp lý và an toàn đối với sức khỏe. 4 nhóm chất cần được bổ sung mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai đó là:

  • Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng...
  • Nhóm tinh bột: gạo. khoai lang, yến mạch, ngô, bánh mỳ, lúa mì...
  • Nhóm chất đạm: thịt, cá, hải sản...
  • Nhóm vitamin và các khoáng chất: rau xanh, củ quả, trái cây tươi...

4. Kiêng không khám thai (kiêng siêu âm)

Nhiều mẹ bầu có quan niệm kiêng khám thai, đặc biệt là việc kiêng không siêu âm vì lo lắng rằng bức xạ sẽ là ảnh hưởng đến sức khỏe em bé trong bụng. Nhưng các bác sĩ sản phụ khoa cho biết đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế, việc khám thai và siêu âm là để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Siêu âm nhằm theo dõi sự cử động của thai nhi, vị trí thai nhi trong bụng mẹ có đúng vị trí thuật lợi hay không, thai nhi có bị dị thật không... từ đó đảm bảo việc sinh nở được diễn ra an toàn, thuận lợi, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Những cột mốc mà thai phụ cần lưu ý đến thực hiện thăm khám là 12 tuần, 23 tuần và 32 tuần. Thai phụ sẽ phải đi thăm khám và siêu âm để biết rằng đứa con trong bụng của mình được khỏe mạnh và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu.

5. Mang thai và bị sảy nên khiến lo lắng, kiêng khem quá mức

Đây là điều mà nhiều chị em suy nghĩ là nếu mang thai lần 1 bị sảy thì lần tiếp theo mang thai cũng sẽ bị sảy. Những sự thật là dù mang thai lần 1 bị sảy thai, thì chị em có thể hoàn toàn yên tâm lần 2 mang thai sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề gì trong suốt thai kỳ nếu như được chăm sóc cẩn thận, chú đáo.

Mẹ bầu cần hiểu rằng việc bị sảy thai có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do phôi thai, do thai nhi, do cơ thể của người mẹ, hoặc từ những tác động bên ngoài... Theo nghiên cứu, sau khi đã từng sảy thai 1 lần thì cơ hội mang thai lần 2 thành công vẫn lên đến 80%, vì vậy mà không cần quá lo lắng và kiêng khem quá mức.

Để hạn chế tình trạng sảy thai ở lần thứ 2 sau khi đã sảy thai 1 lần thì chị em cần đặc biệt lưu ý chăm sóc sức khỏe thật tốt, hạn chế hoạt động, vận động mạnh và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Và càng cần quan tâm đến việc khám sức khỏe thai kỳ thường xuyên, để kiểm tra sức khỏe cho cả mẹ và bé, kịp thời được bác sĩ xử lý nếu có những dấu hiệu bất thường xảy ra.

Vị trí thai nhi trong 3 tháng đầu mang thai

Việc biết về vị trí thai nhi trong bụng mẹ trong 3 tháng đầu sẽ giúp phụ nữ mang thai có thể thăm sóc cơ thể đúng cách hơn và bảo vệ thai nhi. Trong 3 tháng đầu khi mang thai, vị trí thai nhi sẽ chưa được ổn định nên sẽ có sự thay đổi, cụ thể như sau:

Vị trí thai nhi trong 3 tháng đầu mang thai
Vị trí thai nhi trong 3 tháng đầu mang thai

Trứng đã thụ tinh di chuyển vào tử cung làm tổ

Trong giai đoạn trứng được thụ tinh thì sẽ đi vào tử cung và chọn một vị trí phù hợp trên niêm mạc để làm tổ. Vị trí đã cố định trên niêm mạc tử cung thì hợp tử sẽ bắt đầu quá trình phân chia để tạo thành túi phôi.

Túi phôi dần phát triển tạo thành thai

Túi phôi được phân chia ra, một phần sẽ tại ra thai, một phần sẽ tạo ra các thứ cần thiết để lấy chất dinh dưỡng từ thai phụ để nuôi dưỡng thai nhi. Thai nhi sẽ phát triển qua mỗi tuần, ban đầu sẽ chỉ là lớp tủng bị, nội bị, ngoại bì hình thành từ khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ, tiếp theo dân hình thành hình dạng của con người và các bộ phận trong cơ thế như: tim, phổi, ống tiêu hóa, tai, mắt, mũi, miệng, cơ quan thần kinh...

Các cơ quan của thai được hình thành

Sang đến tuần thứ 6 của thai kỳ, thai nhi sẽ có hình dạng như con nòng nọc có kích thước dài khoảng 6mm. Đến tuần thứ 7, thai nhi sẽ có nhịp tin và phát triển đầy đủ và phức tạp hơn các bộ phận trên cơ thể. Đến tuần thứ 9 trong thời gian mang thai, thai nhi sẽ có kích thích dài khoảng 23mm, thai nhi sẽ nằm gọn trong túi thai. Thai nhi gần như sẽ có xu hướng nằm hướng lên trên, nằm gọn thoải mái trong tử cung, lưng hướng xuống dưới.

Giai đoạn 3 tháng đầu trong thai kỳ là giai đoạn mà mẹ bầu nên hết sức cẩn thận và cũng là thời gian quan trọng để thai bắt đầu hình thành và phát triển, vì thế chị em cần chú ý chăm sóc bản thân và cơ thể thật tốt đế có quá trình mang thai thuận lợi, an toàn và thai nhi được phát triển một cách toàn diện. Hy vọng đã cung cấp được những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Nếu muốn tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản thì chị em có thể liên lạc đến số hotline 0379.544.317 hoặc chat trực tuyến với các bác sĩ để được giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí.

Bác sĩ tư vấn bệnh

Theo dõi Google Tin tức của Thai Ha Clinic.

Google Tin tức