Bà bầu khi mang thai bị bệnh trĩ có sinh thường được không?

Cập nhật:

9/4/2024 2:19 PM

Tác giả:

BS. Lại Kiều Hoa

Bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không? Tùy vào trường hợp khi mang thai bị bệnh trĩ ở cấp độ nào. Bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Phụ nữ có bầu, đặc biệt là những mẹ lần đầu mang thai nhưng không may bị bệnh trĩ rất quan tâm đến vấn đề bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không. Tình trạng mắc bệnh trĩ trong thời gian mang thai khá phổ biến, gây ra nhiều bất tiện và đau đớn cho các thai phụ. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không, xin mời bạn đọc theo dõi chia sẻ của chuyên gia Phòng khám đa khoa Thái Hà trong nội dung dưới đây.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Nguyên nhân bà bầu mắc bệnh trĩ?

Trước khi tìm hiểu bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không, chúng tôi muốn chia sẻ về nguyên nhân bà bầu mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ là thuật ngữ để chỉ tình trạng tĩnh mạch ở trực tràng - hậu môn bị căng giãn quá mức. Bệnh được được chia thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Với trường hợp bị trĩ nội, búi trĩ sẽ hình thành tại lớp niêm mạc, phía bên trong ống hậu môn nên mẹ bầu khó tự phát hiện ở giai đoạn nhẹ. Còn với trường hợp bị trĩ ngoại, búi trĩ hình thành ngay trên rìa hậu môn nên người bệnh có thể dễ nhận biết.

Phụ nữ có thai là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ). Một vài nguyên nhân khiến bà bầu mắc bệnh trĩ phải kể đến như:

  • Sự phát triển của thai nhi: Theo thời gian, thai nhi sẽ phát triển ngày một lớn hơn. Tất nhiên túi nước ối và tử cung cũng phải tăng kích thước để thai nhi có không gian phát triển. Điều này khiến cho vùng xương chậu và tĩnh mạch hậu môn chịu sức ép lớn. Từ đó dẫn đến tình trạng sưng giãn và hình thành các búi trĩ.
  • Nồng độ nội tiết tố thay đổi: Cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ có nhiều sự thay đổi, một trong số đó là tăng nồng độ hormone Progesterone. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thành tĩnh mạch bị sưng phồng và giãn ra. Hậu quả là mẹ bầu có nguy cơ bị bệnh trĩ trong thời gian mang thai.
  • Tăng thể tích máu: Theo nhiều nghiên cứu uy tín, thể tích máu ở cơ thể nữ giới sẽ tăng lên khoảng 40 - 50% trong tam cá nguyệt đầu và ổn định ở mức này trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Từ đó, quá trình hoạt động của các van và thành mạch máu cũng bị gia tăng, tình trạng giãn tĩnh mạch cũng rất dễ xảy ra.
  • Táo bón khi có bầu: Tình trạng táo bón khi mang thai cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở bà bầu. Khi có thai, mẹ bầu dễ phải đối diện với nhiều vấn đề về tiêu hoá, chẳng hạn như tình trạng táo bón. Tình trạng táo bón kéo dài nhiều ngày liên tục sẽ khiến mẹ bầu gặp khó khăn khi đại tiện. Lúc này các mẹ bầu phải rặn mạnh và ngồi lâu khi đi đại tiện, tạo ra áp lực lớn lên đám rối tĩnh mạch hậu môn.
  • Các nguyên nhân khác: Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tình trạng mẹ bầu bị bệnh trĩ có thể bắt nguồn từ việc ăn uống thiếu chất xơ, lười uống nước, tác dụng phụ của thuốc hoặc thực phẩm chức năng, tăng cân mất kiểm soát, thừa cân, ít vận động, đứng hoặc ngồi nhiều ở một tư thế trong thời gian dài…

* Tin y tế: Một số hình ảnh bệnh trĩ

Bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không?

Nhiều nữ giới không may bị bệnh trĩ trong thời gian mang thai có thắc mắc bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không. Nỗi lo này xuất phát từ những triệu chứng và tác hại của bệnh trĩ. Trong thời gian bị trĩ, mẹ bầu thường phải chịu đựng cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, đau rát, chảy máu, sa búi trĩ khi đại tiện, khi ngồi, khi đi lại…

Bà bầu khi mang thai bị bệnh trĩ có sinh thường được không?
Bà bầu khi mang thai bị bệnh trĩ có sinh thường được không?

Chuyên gia bệnh hậu môn trực tràng của Phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, búi trĩ không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai và quá trình sinh thường của thai phụ, dù vị trí của chúng khá gần bộ phận sinh dục. Thế nhưng việc bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không còn căn cứ vào nhiều yếu tố như: cấp độ bệnh trĩ, tình trạng bệnh lý, điều kiện sức khoẻ của mẹ bầu… Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ có phương án giải quyết tương ứng như sau:

Trường hợp bà bầu bị bệnh trĩ nhẹ

Thông thường, các mẹ bầu có điều kiện sức khoẻ ổn định, chỉ bị trĩ mức độ nhẹ (trĩ nội cấp độ 1,2) thì vẫn có khả năng sinh thường. Bởi vì các biểu hiệu trĩ giai đoạn nhẹ không quá trầm trọng, không ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của thai phụ và chưa cản trở quá trình sinh nở.

Nhưng thực tế, nữ giới trong quá trình sinh nở tự nhiên sẽ phải dùng sức để rặn khá nhiều nhằm đưa em bé ra bên ngoài. Thậm chí, phải thực hiện rạch tầng sinh môn để quá trình sinh thường diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn. Các hành động này đều ít nhiều ảnh hưởng đến vùng hậu môn, khiến tình trạng bệnh trĩ nghiêm trọng hơn. Búi trĩ lúc này sẽ lòi nhiều ra ngoài, dễ dẫn đến viêm nhiễm, gia tăng cảm giác đau nhức trong thời gian dài, gây chảy máu nặng khi đại tiện cùng một số vấn đề khác.

Vậy nên, để biết được chính xác bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không thì thai phụ hãy nhờ bác sĩ sản khoa tư vấn. Từ đó cân nhắc cẩn thận và đưa ra quyết định có sinh thường không.

Trường hợp bà bầu bị bệnh trĩ nặng

Mẹ bầu bị trĩ ngoại mức độ nặng thì kích thước búi trĩ đã phát triển quá lớn, gây chảy máu nhiều khi đại tiện, nguy cơ viêm nhiễm cực kỳ cao. Còn bệnh trĩ nội nghiêm trọng ở cấp 3, 4, thì búi trĩ không thể tự co lại vào trong ống hậu môn. Trong những trường hợp này, câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không là không nên. Dưới đây là những lý do mẹ bầu nên lựa chọn phương pháp đẻ mổ khi bị bệnh trĩ nặng:

  • Theo như thông tin đã chia sẻ, mẹ bầu sinh thường cần phải rặn mạnh để em bé có thể ra ngoài. Kèm theo đó là kích thước của em bé khá lớn sẽ khiến cho vùng hậu môn trực tràng tổn thương nặng nề hơn. Từ đó khiến cho tình trạng sa búi trĩ trở nên nghiêm trọng, gây ra nhiều đau đớn và dẫn đến nhiễm trùng.
  • Lý do tiếp theo là mẹ bầu bị trĩ nặng trong quá trình đẻ thường có thể xảy ra tình trạng mất nhiều máu. Tình trạng cơ thể thiếu hụt máu xuất phát từ việc sinh đẻ cũng như búi trĩ tổn thương. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, đe doạ tính mạng của thai phụ và cả em bé.

Với trường hợp mẹ bầu bị trĩ nội cấp độ 4 kèm theo triệu chứng chảy máu hoặc trĩ ngoại tắc mạch thì có thể được bác sĩ chỉ định loại bỏ búi trĩ trước hoặc sau khi sinh. Việc này giúp đảm bảo sự an toàn cho thai phụ cũng như ngăn chặn xảy ra các biến chứng khó lường.

Tốt hơn hết, mẹ bầu hãy thăm khám và thảo luận với bác sĩ sản khoa để biết được bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không. Trong buổi khám, bác sĩ sẽ trao đổi về tình trạng bệnh lý, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp sinh thường và sinh mổ. Qua đó, mẹ bầu sẽ có cơ sở để cân nhắc và quyết định lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Đại tiện ra máu sau sinh phải làm sao?

Bà bầu phải làm gì khi bị bệnh trĩ?

Mẹ bầu bị bệnh trĩ trong thời gian mang thai sẽ gặp phải nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đặc biệt là với việc đi đại tiện. Không những vậy, bệnh trĩ còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần của các mẹ bầu. Chính vì vậy, khi phát hiện những triệu chứng khác thường nghi mắc bệnh trĩ, mẹ bầu hãy chủ động tìm đến địa chỉ y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị bằng phác đồ an toàn. Việc thăm khám cũng giúp bác sĩ nắm được tình trạng bệnh lý và điều kiện sức khoẻ thai phụ, từ đó có thể tư vấn phương pháp sinh đẻ phù hợp.

Bên cạnh đó cũng có nhiều phương pháp cải thiện bệnh trĩ tại nhà dễ thực hiện và khá hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng khó chịu. Cụ thể như sau:

Ngâm hậu môn với nước ấm

Nhằm làm dịu cơn đau và giảm sưng đỏ tại búi trĩ, mẹ bầu có thể thử áp dụng cách ngâm hậu môn với nước ấm. Để thực hiện phương pháp này, trước tiên mẹ bầu cần sử dụng một chậu chứa nước sạch và ấm. Tuyệt đối không được dùng nước có nhiệt độ quá nóng vì có thể gây bỏng và tổn thương hậu môn. Sau đó tiến hành ngâm hậu môn trong thời gian từ 15 - 20 phút rồi lau khô lại.

Sử dụng đá lạnh chườm hậu môn

Một cách khác cũng có tác dụng cải thiện triệu chứng khó chịu, sưng tấy và đau rát hậu môn khi bị trĩ là chườm đá lạnh. Cách thực hiện phương pháp này xung cũng rất đơn giản, mẹ bầu hãy chuẩn bị một lượng đá lạnh vừa đủ, cho vào một cái khăn mỏng hoặc tấm vải sạch và tiến hành chườm lên hậu môn. Lưu ý mẹ bầu hãy lựa chọn loại đá viên nhỏ, không dùng những mảnh đá sắc nhọn vì rất dễ làm hậu môn tổn thương. Để phòng tránh tình trạng bỏng lạnh, mẹ bầu không nên đặt túi chườm quá lâu trên hậu môn, nhớ dành ra thời gian nghỉ trong quá trình chườm.

Bác sĩ tư vấn bà bầu khi bị trĩ phải làm gì
Bác sĩ tư vấn bà bầu khi bị trĩ phải làm gì

Vệ sinh vùng hậu môn cẩn thận

Việc giữ vùng hậu môn sạch sẽ và khô thoáng cũng góp phần ngăn chặn bệnh trĩ tiến triển nặng. Nếu mẹ bầu để hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy sẽ tạo cơ hội lý tưởng cho vi khuẩn gây viêm nhiễm và khiến tình trạng búi trĩ dần nghiêm trọng hơn. Khi đi đại tiện, mẹ bầu không nên sử dụng giấy vệ sinh có chất liệu thô ráp, thay vào đó hãy vệ sinh bằng nước và lau bằng loại khăn mềm mại. Ngoài ra, mẹ bầu hãy nhớ làm sạch cả vùng hậu môn và vùng kín thật cẩn thận trong mỗi lần tắm rửa và sau khi đi vệ sinh.

Điều chỉnh tư thế đi đại tiện

Đối với những mẹ bầu mắc bệnh trĩ, tư thế ngồi đặt chân vuông góc khi đi đại tiện sẽ càng tạo thêm áp lực cho vùng hậu môn. Do đó việc điều chỉnh tư thế ngồi khi đi đại tiện là hết sức cần thiết để cải thiện bệnh trĩ. Mẹ bầu ngồi trên bồn cầu hãy tạo tư thế ngồi xổm bằng cách dùng một chiếc ghế nhỏ để kê chân, nhờ đó quá trình đi đại tiện sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Những mẹ bầu thường ngồi quá lâu khi đại tiện cũng cần nhanh chóng loại bỏ thói quen xấu này.

Dùng thuốc bôi theo chỉ định

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị bệnh trĩ được áp dụng phổ biến, tuy nhiên với các mẹ bầu thì cần hết sức cẩn thận. Các loại thuốc đường uống thường không được khuyến khích cho các mẹ bầu bị bệnh trĩ vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc dạng kem, gel, mỡ bôi để làm dịu cảm giác đau nhức, sưng tấy, ngứa ngáy.

Tuy nhiên việc mẹ bầu sử dụng thuốc bôi cần có sự chỉ định và hướng dẫn kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc có bảng thành phần an toàn với phụ nữ có thai. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn của bản thân thai phụ và sự khoẻ mạnh thai nhi.

Bác sĩ tư vấn miễn phí

Thực phẩm tốt cho bà bầu bị bệnh trĩ

Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khoẻ nói chung của thai phụ, chế độ ăn uống còn liên quan mật thiết đến tình trạng bệnh trĩ của các mẹ bầu. Nếu chẳng may mắc bệnh trĩ trong thời gian mang thai, các mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và phù hợp để cải thiện bệnh lý tế nhị này.

Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho bà bầu bị bệnh trĩ mà các mẹ nên tham khảo:

- Thực phẩm nhiều chất xơ: Một trong những nhóm chất rất quan trọng và cần tích cực bổ sung cho bà bầu bị bệnh trĩ là chất xơ. Nguyên nhân là do chất xơ hỗ trợ làm mềm phân, dễ đào thải ra ngoài hơn, từ đó hạn chế áp lực lên trực tràng- hậu môn và giảm thiểu nguy cơ búi trĩ phát triển thêm. Một số thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm rau củ (súp lơ, rau lang, mồng tơi, cải bó xôi, khoai lang, đậu Hà Lan, nha đam…) và trái cây tươi (chuối, táo, lê, mâm xôi, đu đủ chín, thanh long…).

- Thực phẩm nhiều vitamin C và E: Mẹ bầu đang bị trĩ cũng nên chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C (cải bắp, cải thảo, ổi, cam quýt, kiwi, dâu tây, ớt chuông đỏ, cà chua…) và nhiều vitamin E (rau bina, bông cải xanh, hạnh nhân, đậu phộng, ngũ cốc, dầu hướng dương…). Vitamin C có tác dụng cải thiện sức khoẻ và độ bền cho các mạch máu. Còn vitamin E giúp kháng viêm, cải thiện tình trạng búi trĩ và hỗ trợ tổn thương chóng lành.

Một số loại thực phẩm tốt cho bà bầu bị bệnh trĩ
Một số loại thực phẩm tốt cho bà bầu bị bệnh trĩ

- Thực phẩm chứa nhiều sắt: Một trong những triệu chứng của bệnh trĩ là chảy máu khi đại tiện. Để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và bù lại lượng máu đã hao hụt do ảnh hưởng từ bệnh trĩ, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao với mức độ vừa đủ. Một vài thực phẩm giàu sắt dễ tìm mua và chế biến bao gồm: thịt bò, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt, yến mạch, bí đỏ, rau chân vịt…

- Thực phẩm có hàm lượng Omega - 3 cao: Theo nhiều nghiên cứu, Omega - 3 có tác dụng hỗ trợ quá trình tạo màng nhầy, cải thiện hệ tiêu hoá và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Với những công dụng trên, loại chất béo có lợi này cực kỳ tốt cho các mẹ bầu bị bệnh trĩ. Để góp phần đẩy lùi bệnh trĩ, các mẹ bầu hãy thử bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu Omega - 3 như: cá hồi, cá trích, cá thu, hàu, dầu oliu, hạt chia, quả óc chó…

- Thực phẩm tính mát giúp nhuận tràng: Nhiều mẹ bầu cũng truyền tai nhau các thực phẩm giúp nhuận tràng như: rau mồng tơi, rau đay, khoai lang, dưa chuột, cà tím, củ sen, mướp đắng… Đây đều là các thực phẩm có tính mát, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn đồng thời cải thiện triệu chứng đau rát búi trĩ.

- Uống đủ nước mỗi ngày: Nhằm giúp việc chuyển hóa thức ăn diễn ra suôn sẻ, tăng cường chức năng của hệ tiêu hoá và giảm thiểu nguy cơ táo bón, mẹ bầu cần đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Không chỉ uống nước lọc, mẹ bầu có thể đổi vị bằng cách uống nước ép, sinh tố, canh rau củ…

* Mẹo khi bị bệnh trĩ:Cách làm co búi trĩ tại nhà

Các cách phòng tránh bệnh trĩ ở bà bầu

Tình trạng mắc bệnh trĩ trong thời gian mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thường nhật, sức khoẻ và tâm lý của các mẹ bầu. Chính vì vậy, việc phòng tránh nguy cơ bị bệnh trĩ ở bà bầu là rất cần thiết và nên được thực hiện càng sớm càng hiệu quả. Dưới đây là những lời khuyên giúp các mẹ bầu phòng tránh bệnh trĩ:

  • Ăn uống đủ bữa, theo chế độ lành mạnh, cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng. Các mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây tươi vào khẩu phần mỗi bữa ăn. Việc này giúp quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Hạn chế ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, món cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ đông lạnh. Tuyệt đối không được lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích… Nhớ uống nước đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
  • Bỏ thói quen nhịn đại tiện, hãy đi ngay khi cảm thấy có nhu cầu. Việc nhịn đại tiện khiến phân trở nên rắn hơn, từ đó làm việc đi đại tiện bị cản trở, tăng nguy cơ bị trĩ.
  • Xây dựng và duy trì thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định. Hãy tập trung vào việc đi đại tiện, tránh việc sử dụng điện thoại hay ngồi quá lâu trên bồn cầu.
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế, mẹ bầu nên vận động, đi lại nhẹ nhàng. Việc này giúp hạn chế dồn áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ.
  • Không nên làm việc nặng nhọc, hoạt động mạnh, vận động cường độ cao hoặc bê vác đồ nặng. Các hành động này không chỉ khiến vùng hông chịu lực lớn, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ mà còn có thể dẫn đến sinh non, sảy thai.
  • Nên tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bài tập yoga phù hợp, bơi lội, một số pilates an toàn để tăng cường sức khoẻ, duy trì cân nặng ở mức ổn định và hỗ trợ quá trình tiêu hoá thuận lợi.
  • Nếu bị táo bón hay tiêu chảy thì mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách xử lý an toàn và hiệu quả. Tránh để tình trạng này kéo dài, gây khó khăn cho việc đại tiện, sẽ thường xuyên phải rặn mạnh, dễ hình thành các búi trĩ.
  • Khi nằm các mẹ bầu nên nằm nghiêng sang một bên để giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch hậu môn - trực tràng.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không kèm theo một vài vấn đề có liên quan. Tuỳ vào từng trường hợp với mức độ bệnh trĩ và thể trạng khác nhau, bác sĩ sẽ tư vấn tiến hành đẻ thường hay đẻ mổ. Chính vì vậy, chị em bị bệnh trĩ trong thai kỳ hãy chủ động tìm đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm và đưa ra lời khuyên. Nếu vẫn còn thắc mắc về bệnh hậu môn - trực tràng, người bệnh hãy gọi đến hotline 0379.544.317 hoặc gửi tin nhắn bằng khung chat trực tuyến trên trang web của Phòng khám đa khoa Thái Hà. Đội ngũ chuyên gia phòng khám luôn sẵn sàng tư vấn về bệnh trĩ miễn phí cho bạn đọc.

Các câu hỏi về bệnh trĩ khác:

- Cắt trĩ ở đâu tốt tại Hà Nội?

- Chữa trĩ hết bao nhiêu tiền?

Bác sĩ tư vấn bệnh

Theo dõi Google Tin tức của Thai Ha Clinic.

Google Tin tức