Tư vấn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh trĩ

Cập nhật:

16/2/2023 4:03 PM

Tác giả:

BS. Nguyễn Duy Mến

Chuyên gia bệnh hậu môn trực tràng Thái Hà tư vấn tổng hợp về bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị bệnh trĩ an toàn hiệu quả.

Chuyên gia bệnh hậu môn trực tràng Nguyễn Duy Mến tư vấn tổng hợp về bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị bệnh trĩ an toàn hiệu quả và tối ưu chi phí.

Bệnh trĩ (bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại, bệnh trĩ hỗn hợp) là một trong những bệnh thường gặp nhất ở vùng hậu môn trực tràng và gây ra nhiều phiền toái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy Bệnh trĩ là gì, có nguy hiểm không, chữa bệnh trĩ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Tư vấn bệnh trĩ là gì?

Bệnh Trĩ là gì
Bệnh Trĩ là gì

Bác sĩ tư vấn về bệnh trĩ là gì như sau: Trĩ (trước đây trong dân gian thường gọi là lòi đom) là một bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn, trực tràng. Trong cơ thể người có những mạch máu, tĩnh mạch chạy khắp nơi trong cơ thể, nếu như ở khu vực hậu môn, trực tràng các mạch máu, tình mạch này bị giãn nở, phình to quá mức thì sẽ gây ra bệnh.

Nguyên nhân bệnh trĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh Trĩ
Nguyên nhân gây ra bệnh Trĩ

Nguyên nhân bệnh trĩ thường hay mắc ở một số đối tượng có các thói quen sau đây:

- Những người thường xuyên bị táo bón khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn, phải rặn nhiều làm các mạch máu, tĩnh mạch bị kích thích, giãn to dần.

- Người thường xuyên phải ngồi, đứng một chỗ quá lâu gây áp lực lên khu vực hậu môn, trực tràng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

- Phụ nữ trong những tháng cuối thai kì hoặc sau khi sinh con cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao do thai nhi to làm chèn lép lên vùng xương chậu, và lúc sinh con, nhất là sinh thường, thai phụ phải rặn nhiều và mạnh, có thể kích thích cho các mạch máu, tình mạnh giãn nở ra.

- Ngoài ra quan hệ tình dục quá nhiều, quan hệ qua hậu môn, đi đại tiện quá lâu, lao động nặng nhọc, béo phì đều là những nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ.

Bác sĩ tư vấn miễn phí

Các loại bệnh trĩ thường gặp

Phân loại bệnh Trĩ
Phân loại bệnh Trĩ

1. Bệnh trĩ nội

Trĩ nội hay trĩ ngoại là tên gọi khác nhau của 2 tình trạng thường gặp nhấu của bệnh trĩ. Trĩ nội hiểu nôm na có nghĩa là búi trĩ không xuất hiện ở bên ngoài hậu môn mà nằm ở bên trong lỗ hậu môn người bệnh. Tình trạng này có đôi chút khó khăn khi nhận biết triệu chứng. Tùy mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà các bũi trĩ có thể nằm ở bên trong hậu môn hoặc lòi hẳn ra bên ngoài. Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ với các triệu chứng điển hình như sau:

+ Cấp độ 1: Người bệnh có những dấu hiệu như cảm giác vướng víu trong hậu môn, đau rát khi đi đại tiện, có hiện tượng máu dính trong phân hoặc giấy vệ sinh. Tuy nhiên các búi trĩ chưa hề bị sa ra bên ngoài.

+ Cấp độ 2: Bệnh có diễn biến nặng hơn, các búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài mỗi khi người bệnh rặn mạnh nhưng sau đó lại tự co vào trong mà không cần tác động gì. Người bệnh có cảm giác vùng hậu môn luôn ẩm ướt, đau rát, ngứa ngáy xung quanh hậu môn.

+ Cấp độ 3: Lúc này các búi trĩ đã sa hẳn ra bên ngoài và không thể tự co vào, mà phải lấy tay đẩy thì các búi trĩ mới tụt vào bên trong hậu môn. Người bệnh luôn sợ hãi mỗi lần đi đại tiện vì đau rát, có máu tươi chảy ra.

+ Cấp độ 4: Cấp độ nặng nhất của Bệnh trĩ nội, búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài kể cả không đi đại tiện, không thể đẩy vào được hậu môn. Ngoài ra các triệu chứng mà người bệnh gặp phải ngày càng khó chịu và nguy hiểm hơn như chảy máu tươi thành từng dòng lớn, tiết nhiều dịch hôi, tanh, vùng hậu môn sưng đỏ, đau rát, có thể xảy ra tình trạng viêm nhiễm, lở loét.

2. Bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại khác trĩ nội ở chỗ ngay từ đầu các búi trĩ đã hình thành ở bên ngoài, ngay gần cửa hậu môn và người bệnh có thể sờ thấy bằng tay. Tuy bệnh trĩ ngoại hiếm gặp hơn trĩ nội nhưng không vì thế mà bệnh ít nguy hiểm. Vậy bệnh trĩ ngoại là gì? Bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu tổng quát về căn bệnh này.

3. Bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Nghĩa là các búi trĩ hình thành và phát triển ở cả bên trong ống hậu môn và bên ngoài cửa hậu môn của người bệnh. Trĩ nội ở cấp độ 2-3-4 sẽ sa ra bên ngoài hậu môn dính với trĩ ngoại ở bên ngoài tạo thành một búi trĩ lớn, búi trĩ lớn này gọi là trĩ hỗn hợp. Do các búi trĩ quấn vào nhau nên rất khó để phân biệt đâu là trĩ nội, đâu là trĩ ngoại. Bệnh trĩ hỗn hợp nguy hiểm và quá trình điều trị phức tạp hơn 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại.

Bác sĩ tư vấn miễn phí

Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ

Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ
Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ

- Những người ít hoạt động như: Người làm nghề tài xế, kế toán, văn phòng, đứng gác có thể bị mắc bệnh trĩ cao. Những người ít vận động thì cơ thể sẽ yếu đi, không có sức đề kháng. Ngồi lâu làm cho phần hậu môn trực tiếp chịu áp lực càng gây cản trở dòng máu quay trở về dễ dẫn đến hiện tượng xa hậu môn.

- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Các chất kích thích gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày gây ra táo bón hoặc tiêu chảy từ đó gia tăng nguy cơ gây nên bệnh trĩ.

- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Trong giai đoạn mang thai, thai nhi phát triển ngày to hơn và ra áp lực đè lên tĩnh mạch ở khoang chậu, làm máu ứ lại ở trực tràng phía dưới khiến mạch máu bị giãn cục bộ thậm chí bị gập phình to gây ra bệnh trĩ. Một lý do không thể không nhắc tới là trong giai đoạn này phụ nữ mang thai thường ít vận động vì tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

- Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng dễ dàng mắc bệnh trĩ hơn người bình thường. Do khi đi đại tiện người mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ phình to và sa ra ngoài gây ra bệnh trĩ.

Triệu chứng bệnh trĩ dễ nhận biết

Triệu chứng bệnh trĩ dễ nhận biết
Triệu chứng bệnh trĩ dễ nhận biết

Người mắc bệnh trĩ sẽ có các triệu chứng hay dấu hiệu bệnh trĩ dễ nhận biết như sau:

- Đại tiện khó: trước khi bị trĩ, người bệnh thường mắc đại tiện khó. Chính vì việc dùng lực quá mạnh để đi mới khiến các tĩnh mạch ở hậu môn co giãn quá mức.

- Đại tiện ra máu hay đi ngoài ra máu: Táo bón kéo dài khiến người bệnh dễ chảy máu khi đi vệ sinh do phân cứng tác động vào thành hậu môn.

- Đau rát hậu môn: Hậu môn đau rát trong khi đại tiện và có thể ngay cả khi đại tiện xong khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

- Ẩm ướt, ngứa hậu môn: Vùng hậu môn thường có chất nhầy tiết ra, việc này khiến vi khuẩn sinh sôi gây ngứa ngáy.

- Lỗ hậu môn sưng đỏ: Quan sát hậu môn thấy sưng đỏ do lực tác động quá mạnh.

- Xuất hiện búi trĩ: Búi trĩ sa xuống, rõ nhất là với búi trĩ ngoại. Với trĩ nội chỉ thấy khi bệnh nặng hoặc bác sĩ dùng tay hoặc nội soi để thăm khám.

Bệnh Trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh Trĩ có nguy hiểm không?
Bệnh Trĩ có nguy hiểm không?

Nhiều người một phần do tâm lý xấu hổ, một phần chủ quan nên khi thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh trĩ nhưng không có phương án chữa bệnh khiến bệnh tình ngày một nặng hơn. Để trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ có nguy hiểm không thì theo như bác sĩ tư vấn bệnh trĩ Nguyễn Duy Mến thì bệnh trĩ khá nguy hiểm: không chỉ gây ra những đau đớn, khó chịu, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, mà nó còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khác như:

- Thiếu máu, những người bị trĩ ở cấp độ nặng, khi đi đại tiện thường kèm theo máu, có người bị ra cả dòng máu lớn, nếu không khắc phục sớm thì người bệnh rất dễ bị thiếu máu, thậm chí có thể tử vong do mất máu quá nhiều.

- Bệnh trĩ có thể biến chứng gây ra tình trạng tắc mạch, sa trĩ nghẹt,  nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn. Đây là những bệnh lý rất nguy hiểm cho người bệnh.

- Nhiễm trùng máu do viêm nhiễm.

- Rối loạn chức năng hậu môn, biểu hiện như tình trạng đi đại tiện không tự chủ.

- Đặc biệt đối với phụ nữ, do cơ quan hậu môn và cơ quan sinh dục khá gần nhau nên nếu bị bệnh trĩ nhưng không vệ sinh sạch sẽ, tình trạng viêm nhiễm sẽ không chỉ xảy ra ở hậu môn mà có thể lan đến cơ quan sinh dục, gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác.

Bác sĩ tư vấn miễn phí

Một số hình ảnh bệnh trĩ các loại

Thai Ha Clinic xin giới thiệu đến các bạn một số hình ảnh bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp mà chúng tôi tổng hợp được qua nhiều năm chữa bệnh trĩ.

hình ảnh bệnh trĩ
Một số hình ảnh bệnh trĩ các loại

Cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả

1. Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa

Các chữa bệnh trĩ nội khoa là cách chữa bệnh trĩ nhẹ hay bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ không cần phải dùng đến các biện pháp cắt hay mổ trĩ ngoại khoa. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa bao gồm các cách sau:

Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa

- Chữa trị bệnh trĩ bằng bảo tồn và chế độ sinh hoạt: Áp dụng cho trĩ độ 1 và 2, người bệnh chảy máu ít.

- Dùng thuốc dạng viên nén để chữa trị bệnh trĩ nhằm giảm đau, chống viêm, chống phù nề.

- Sử dụng kem mỡ để bôi hoặc thuốc đặt ở hậu môn để co thắt búi trĩ, kháng viêm, giảm đau.

2. Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa

Cùng chuyên gia tìm hiểu bệnh trĩ và cách chữa trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa sau. Đối với các trường hợp trĩ có các biến chứng huyết khối: bệnh trĩ có huyết khối nên được can thiệp sớm bằng cách thực hiện phương pháp cắt bỏ theo các phương pháp kinh điển hoặc phối hợp lấy huyết khối kèm cắt trĩ bằng các phương pháp khác.

- Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ có thể áp dụng thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu đến nuôi búi trĩ.

- Bệnh trĩ cấp độ 1 và 2 có thể áp dụng phương pháp chích xơ chỉ định (không chỉ định cho trĩ ngoại, trĩ có huyết khối, trĩ nội bị viêm loét hoặc hoại tử).

- Thủ thuật thắt bùi trĩ bằng dây thun vòng cao su bao quanh búi trĩ gây ra sự thiếu máu cục bộ khiến búi trĩ bị xơ, teo lại và tự rụng đi. Có thể áp dụng cho trĩ cấp độ 2 hoặc 3.

- Phương pháp Longo phẫu thuật cắt trĩ (stapled hemorrhoidectomy-PPH, 1998) được áp dụng nhiều ở các nước Châu Âu và Châu Á. Phương pháp này áp dụng để điều trị trĩ nội cấp độ 3 và cấp độ 4.

- Phương pháp khâu triệt mạch THD được thực hiện dưới sự trợ giúp của máy siêu âm để làm tắc mạch máu cung cấp cho hậu môn dẫn đến làm giảm sự phình búi trĩ.

- Cắt trĩ bằng các phương pháp Miligan Morgan, Ferguson, White Head, các phương pháp này phải can thiệp vào búi trĩ trực tiếp nên thường gây đau đớn cho bệnh nhân nên ít được xử dụng.

- Phương pháp HCPT là phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng điện cao tần hay còn gọi là phương pháp nhiệt nội sinh, xâm lấn tối thiểu theo công nghệ cao. Xâm lấn tối thiểu cho phép chỉ tác động lên một vùng giới hạn chính xác mà không ảnh hưởng tới các mô lành xung quanh. Phương pháp sử dụng nguồn nhiệt khoảng 80°C – 900°C áp dụng trong kĩ thuật được sử dụng để làm đông và thắt nút mạch máu. Ngoài ra phương pháp được hỗ trợ bởi các thiết bị điện tử nên độ thủ thuật có độ an toàn rất cao.

- Kĩ thuật PPH kĩ thuật PPH hay còn được gọi là kĩ thuật “Thắt vùng niêm mạc trĩ”. Đây là kĩ thuật mới được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Trong đó phương pháp cắt khoanh niêm mạc trên đường lược 2 -4 cm nhằm đưa và loại bỏ hết các túi trĩ tại khu vực hậu môn. Trước khi thực hiện thủ thuật người bệnh sẽ được tiêm thuốc tê nhằm giảm thiểu cảm giác đau.

Những ưu điểm của cách chữa trị bệnh trĩ PPH và HCPT

Ưu điểm của phương pháp điều trị bệnh trĩ PPH và HCPT
Ưu điểm của phương pháp điều trị bệnh trĩ PPH và HCPT

Chữa bệnh trĩ bằng PPH và HCPT đã loại bỏ được những hạn chế của điều trị trĩ bằng phương pháp phẫu thuật truyền thống. Hai phương pháp này được giới y khoa đánh giá cao về chuyên môn cũng như hiệu quả điều trị bệnh:

- Hạn chế tổn thương tới các mô lành lân cận: Các phương pháp này đều định vị chính xác vị trí cần cắt của búi trĩ, do đó không làm tổn thương tới các mô lành xung quanh.

- Hỗ trợ tối đa cho bác sĩ trong tiểu phẫu: Bác sĩ tiểu phẫu mổ trĩ không phải thao tác thủ công bằng tay mà được hỗ trợ dễ dàng bở thiết bị chuyên dụng. Nhờ đó tăng khả năng chính xác trong quá trình loại bỏ búi trĩ.

- Vết thương nhỏ, ít chảy máu: Ngay sau khi cắt, các vết thương được làm khô bằng nhiệt cao tần, do đó hạn chế chảy máu, vết thương được se nhỏ.

- Thời gian tiểu phẫu và hồi phục nhanh: Thời gian tiểu phẫu chỉ khoảng 15 phút. Miệng vết thương khô nhanh nên thời gian lành hẳn chỉ khoảng vài ngày.

- Hiệu quả cao, không phải điều trị nhiều lần: Với phương pháp này, các búi trĩ được định vị đúng, không bị sót lại các búi trĩ nhỏ. Do đó hạn chế nguy cơ búi trĩ mọc lại. Người bệnh có thể đạt được hiệu quả từ 10-20 năm.

Nếu bạn đang bị bệnh trĩ hoặc đã từng chữa trĩ nhưng vẫn bị lại thì phương pháp PPH và HCPT là lựa chọn bạn có thể tin cậy. Hiện nay tại Hà Nội, phòng khám đa khoa Thái Hà đang là địa chỉ chữa bệnh trĩ rất thành công bằng 2 phương pháp này.

Đăng ký gói khám ưu đãi tại Thai Ha Clinic

Chi phí điều trị bệnh trĩ

Tùy vào mức độ bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau phù hợp. Vậy do đó để có thể trả lời được câu hỏi chi phí chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền hay chi phí cắt trĩ mất bao nhiêu tiền? Trước hết bạn phải biết chi phí điều trị bệnh trĩ bao gồm những gì? Chi phí điều trị trĩ không chỉ bao gồm cách chữa bệnh trĩ hay chi phí  phẫu thuật cắt trĩ mà còn bao gồm nhiều khoản như:

Chi phí điều trị bệnh trĩ
Chi phí điều trị bệnh trĩ

- Chi phí khám hậu môn trực tràng.

- Chi phí phẫu thuật cắt trĩ.

- Chi phí thuốc sử dụng sau khi tiểu phẫu.

- Chi phí tái khám (nếu cần).

Nếu điều trị trĩ ở bệnh viện công, không ít người bệnh sẽ phải mất thêm khoản chi phí biếu tặng quà cáp cho bác sĩ để được bác sĩ “nhẹ tay” hoặc quan tâm hơn. Tình trạng này ở các phòng khám tư ít hơn hoặc gần như không có.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh trĩ

Chi phí cắt trĩ không phải bao giờ cũng giống nhau. Chi phí cắt trĩ có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

- Cơ sở y tế thực hiện: Nếu thực hiện tại cơ sở y tế chất lượng, đảm bảo, dịch vụ y tế đạt chuẩn chắc chắn chi phí điều trị sẽ cao hơn chút ít. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị ở đây sẽ cao hơn nhiều và hạn chế tối đa khả năng bị lại.

- Phương pháp thực hiện: Nếu điều trị trĩ bằng các phương pháp truyền thống như phẫu thuật truyền thống, đốt điện,...chi phí điều trị sẽ thấp hơn nhưng hiệu quả không cao so với điều trị bằng PPH và HCPT.

- Mức độ bị bệnh: Nếu bị trĩ ở mức độ nhẹ việc điều trị sẽ dễ hơn và chi phí cũng thấp hơn. Ngoài ra, nếu bị trĩ kèm theo các vấn đề khác như nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn thì người bệnh cũng cần thanh toán thêm chi phí.

- Các dịch vụ theo nhu cầu: Có nhiều người bệnh muốn sử dụng thêm các dịch V.I.P đi kèm thì chi phí sẽ cao hơn.

Đăng ký gói khám ưu đãi tại Thai Ha Clinic

Tại sao điều trị bệnh Trĩ nên đến Phòng khám trĩ Thái Hà

Hiện nay rất nhiều phòng khám trĩ mọc lên. Vậy làm sao để tìm kiếm cho mình một địa chỉ phòng khám bệnh trĩ uy tín hay khám trĩ ở đâu tốt Hà Nội đòi hỏi bạn phải có những hiểu biết về căn bệnh, những yếu tố tạo nên một địa chỉ  khám trĩ ở Hà Nội chất lượng. Phòng khám trĩ Thái Hà tối ưu hóa chi phí khám chữa bệnh:

Điều trị bệnh Trĩ nên đến Phòng khám Thái Hà
Điều trị bệnh Trĩ nên đến Phòng khám Thái Hà

- Người bệnh được khám bệnh cẩn thận, chẩn đoán đúng mức độ, từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, ít tốn kém cho người bệnh.

- Người bệnh được thông báo về chi phí trước khi điều trị và chỉ điều trị khi người bệnh đồng ý.

- Nhờ dịch vụ tư vấn online, đặt lịch khám trước nên người bệnh không cần chờ đợi, tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Phòng khám làm việc cả ngoài giờ từ 8h-20h cả Chủ nhật và ngày nghỉ, Lễ nên người bệnh không mất buổi làm để đi khám.

- Sau điều trị, người bệnh được tư vấn chăm sóc miễn phí về cách sinh hoạt giúp nhanh hồi phục lại bình thường.

Phòng khám Thái Hà với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, môi trường sạch sẽ kháng khuẩn... sẽ mang đến cho người bệnh hiệu quả điều trị cao, hạn chế bị lại, tiết kiệm chi phí phải khám chữa bệnh trĩ nhiều lần và địa chỉ phòng khám trĩ này cũng chính là lựa chọn tốt cho câu hỏi nên khám trĩ ở đâu hay nên khám bệnh trĩ ở đâu của nhiều bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh trĩ này. Nếu bạn còn thắc mắc cần được tư vấn bệnh trĩ thì liên hệ ngay tới số điện thoại 0379.544.317 để được các bác sĩ giải đáp nhé.

Bác sĩ tư vấn bệnh

Theo dõi Google Tin tức của Thai Ha Clinic.

Google Tin tức