Tác dụng và cách dùng cây sài đất để chữa bệnh
Cây sài đất là gì? Tác dụng cây sài đất dùng chữa bệnh gì? Cách sử dụng cây sài đất như nào để chữa bệnh? Chuyên gia giải đáp thắc mắc.
Cây sài đất trong y học và cuộc sống đều được xem như một loại thảo dược quý, hỗ trợ chữa rất nhiều bệnh ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Cây sài đất có rất nhiều tên gọi khác nhau, cũng như công dụng chữa bệnh tuyệt vời mà nhiều người chưa biết tới.
Nếu bạn vẫn chưa biết tới loại dược liệu dân gian cùng những công dụng chữa bệnh tuyệt vời này của sài đất thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!
Cây sài đất là gì?
Cây sài đất là một loại cây thuộc họ cúc, có tên tiếng anh là Wedelia calendulacea, hay còn được biết đến với nhiều tên gọi như húng trám, ngổ núi, cúc nháp…
Cây sài đất có đặc điểm thân màu xanh, lá dính sát thân, mọc lan ra, thân cứng có lông trắng nhỏ. Cây trồng ở đất tốt có thể cao tới 0,5m, thường được thu hoạch khi cây ra hoa, có thể dùng được tất cả bộ phận của cây, sử dụng khô hay cây tươi đều được cả. Cây sài đất thường mọc ở những vùng nhiệt đới, hiện nay được trồng nhiều ở vùng trung du và núi thấp, được thu hái quanh năm.
Trong y học dân gian, sài đất có vị ngọt, tính mát, hơi chua dễ ăn, chứa nhiều tinh dầu và muối vô cơ, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, chữa lành da, các vết lở loét… Vì phát hiện ra nhiều công dụng tuyệt vời của loại thảo dược quý này nên sài đất càng ngày càng được trồng phổ biến.
7 công dụng tuyệt vời của cây sài đất trong chữa bệnh
Ở một số vùng địa phương người ta dùng sài đất ăn như một món rau sống ăn kèm với thịt cá. Theo với y học cổ truyền, trong sài đất chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho cơ thể, được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Sau đây là danh sách tổng hợp 7 tác dụng hay công dụng của cây sài đất được biết đến:
- Chữa cảm cúm, sốt rét
- Chữa viêm gan, vàng da
- Chữa viêm bàng quang
- Kháng viêm giảm đau
- Chữa trị các vấn đề về mắt, về tóc
- Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa
- Thanh nhiệt giải độc
1. Chữa cảm cúm, sốt rét
Một trong những công dụng tuyệt vời của sài đất phải kể đến là chữa cảm cúm, sốt rét, giúp hạ sốt. Sài đất được sử dụng với tía tô, kinh giới, cúc tần… đun lên dùng để xông người, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi, cơ thể không còn cảm thấy mệt mỏi uể oải, cơn sốt, cảm cúm nhanh chóng khỏi hơn nhờ vào việc các chất có trong sài đất và các thảo dược tiết ra khi đun lên chung với nhau, giúp mồ hôi thoát ra, cơ thể hạ sốt, chất độc được đào thải.
2. Chữa viêm gan, vàng da
Theo y học dân gian, sài đất có tác dụng rất tốt trong việc làm mát gan, chữa viêm gan và bệnh vàng da. Gan là một trong những bộ phần quan trọng, khi gan và chức năng gan không được chú ý bảo vệ sẽ gặp các vấn đề viêm gan, dẫn đến nhiều bệnh thường gặp. Tình trạng gan suy giảm cũng gây nên vàng da ở người lớn. Trong sài đất có chứa chất Coumestan, có tác dụng tái tạo các tế bào gan, sử dụng sài đất thường xuyên và đúng cách sẽ giúp giảm tình trạng viêm gan, hỗ trợ gan đào thải chất độc, thanh lọc, đồng thời cải thiện các tình trạng da, làm đẹp và sáng màu da.
3. Chữa viêm bàng quang
Cây sài đất vô cùng lành tính, có tác dụng chữa viêm bàng quang hay còn gọi là nhiễm trùng bàng quang. Sử dụng sài đất đều đặn sẽ hỗ trợ làm giảm sưng viêm, hỗ trợ điều trị bệnh viêm bàng quang hiệu quả.
4. Kháng viêm giảm đau
Theo nghiên cứu, trong sài đất có chứa một chất hóa học có tên là Wedelolacton, có tác dụng chống viêm hiệu quả, ức chế enzym xúc tác cho phản ứng gây viêm.
Sài đất được sử dụng phổ biến để giảm đau, kháng viêm, giảm sưng viêm… Các hoạt chất lành tính trong sài đất giúp hỗ trợ kháng viêm, sử dụng thường xuyên sẽ thấy các dấu hiệu của đau cơ, dấu hiệu xương khớp, viêm nhiễm các vết mụn nhọt, lở loét… thuyên giảm.
5. Chữa trị các vấn đề về mắt, về tóc
Ngoài ra, sài đất còn được dùng để cải thiện các tình trạng về tóc như kích thích mọc tóc, làm đều màu tóc, tóc đen hơn, ngăn ngừa rụng tóc… Các chất có trong sài đất có tác dụng rất tốt đối với mắt, giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa quáng gà.
Đặc điểm của sài đất là lành tính, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, khi bổ sung cây sài đất đúng cách sẽ hỗ trợ làm dài dày tóc, đồng thời giúp mắt sáng, khỏe hơn.
6. Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa
Sài đất có tính mát, thanh nhiệt giải độc rất tốt cho cơ thể, hỗ trợ giảm mụn, mẩn ngứa, dị ứng do nóng trong, phát ban. Sài đất được biết đến là một trong những thực phẩm trị mụn rất tốt. Sử dụng sài đất kết hợp với các bài thuốc đông y, hoặc dùng sài đất giã nát đắp trực tiếp lên nốt mụn để mụn xẹp nhanh chóng. Áp dụng thường xuyên, đều đặn, sẽ thấy hiệu quả trị mụn rõ rệt.
7. Thanh nhiệt giải độc
Nhiều người sử dụng sài đất ăn như một loại rau sống, bổ sung trong những bữa ăn hàng ngày giúp mát gan, cơ thể cảm thấy nhẹ nhõm, hỗ trợ cơ thể đào thải các chất độc, cặn bã ra bên ngoài. Cây sài đất có tính mát, ăn và sử dụng đúng cách giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc, cơ thể được thanh lọc, từ đó mà tinh thần cũng trở nên sảng khoái, dễ chịu hơn.
Hướng dẫn cách sử dụng cây sài đất để chữa bệnh
Cây sài đất là một loại thảo dược được sử dụng nhiều trong đông y. Cây sài đất có thể sử dụng hầu hết các bộ phận, vì thế nên sài đất cũng có nhiều cách dùng khác nhau để áp dụng trong đời sống và chữa bệnh. Sài đất vừa có thể dùng khô hoặc dùng tươi, chữa trị hiệu quả các bệnh lý thường gặp hiện nay. Dưới đây là các cách dùng cây sài đất phổ biến để chữa bệnh, bạn đọc hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng ngay.
1. Đắp trực tiếp lên da
Sài đất tươi còn được sử dụng để đắp trực tiếp lên da, làm tăng hiệu quả chữa bệnh.
Thông thường, sử dụng sài đất đắp trực tiếp lên da, với những vùng da bị tổn thương, có mụn nhọt, sưng viêm… Cách làm này dễ thực hiện, áp dụng để điều trị ngay các vết thương ngoài da, vết thương hở, bị viêm.
Cách thực hiện:
- Sài đất rửa sạch, giã nát đắp lên vùng viêm, mụn. Sau đó rửa sạch lại với nước, để vùng da vừa đắp thuốc luôn khô thoáng. Các vết mụn nhọt, mụn mủ, vùng viêm sau khi đắp sài đất sẽ nhanh chóng xẹp xuống, khô lại và hồi phục.
Lưu ý, với những vùng da nhạy cảm, người dễ mẫn cảm dị ứng, thì cần cân nhắc khi sử dụng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đắp sài đất lên các vết thương.
2. Sắc uống
Một trong những cách dùng sài đất phổ biến đó là dùng để sắc uống. Cách này giúp làm mát gan, kháng viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh lí thường gặp.
Cách thực hiện như sau:
- Dùng một lượng sài đất khô nhất định, ngâm với nước, rửa sạch, sau đó mang đi sắc với nước, cho đến khi cô lại, chia ra dùng uống 1-2 lần trong ngày.
3. Xông hơi hoặc dùng để tắm
Dùng sài đất để xông hơi, hoặc dùng để tắm là một trong những cách dùng phổ biến và dễ áp dụng. Thông thường, người ta sử dụng cách này để tắm cho trẻ nhỏ, chữa viêm, chữa mụn nhọt, các bệnh ngoài da, trị cảm cúm, sốt…
Dùng sài đất để xông hơi hoặc tắm là cách làm đơn giản, dễ thực hiện, đem lại hiệu quả cao.
Cách dùng như sau:
- Xông hơi: Sài đất kết hợp với các loại thảo được như ngải cứu, lá bưởi, dâu tằm, tía tô, kinh giới,… tất cả mang đi rửa sạch, sau đó vò nhẹ, đun với nước. Các chất có trong sài đất và các loại thảo dược kết hợp, giúp cơ thể được thải độc, thanh lọc, sảng khoái.
- Dùng để tắm: Sài đất cần rửa sạch, vò nát, nấu với nước tắm. Trước khi tắm thì cho thêm một vài hạt muối tinh để tăng khả năng kháng viêm, vệ sinh và làm sạch.
Ngoài ra nhiều nơi còn dùng sài đất chế cao hoặc siro uống để dùng dần, rất hiệu quả. Sài đất có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh cần dùng đúng cách và theo liều lượng, đồng thời cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo không gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Lựa chọn các cách dùng sài đất khác nhau, vừa tác dụng bên trong bằng việc uống sài đất và bên ngoài cơ thể bằng việc tắm, xông hơi, đắp bôi sài đất lên da, sẽ thấy hiệu quả trị bệnh của sài đất rõ rệt.
Những lưu ý khi sử dụng sài đất để chữa bệnh
Mặc dù sài đất được đánh giá là một loại thảo dược lành tính, tuy nhiên cũng cần cân nhắc khi sử dụng, đặc biệt với những người dễ bị dị ứng và đang mắc bệnh mãn tính.
Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng sài đất, đẻ đảm bảo an toàn cũng như mang lại hiệu quả, mọi người cần cân nhắc các vấn đề sau:
- Không sử dụng sài đất đã pha, sắc nước để qua đêm, vì các chất trong sài đất có thể bị biến đổi sau khi để qua đêm, trong một khoảng thời gian dài, rất dễ gây hại cho sức khỏe.
- Không nên lạm dụng sử dụng sài đất vì những công dụng của chúng, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
- Cho tới nay, vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào cho phụ nữ mang thai sử dụng sài đất, vậy nên chị em đang trong thời kỳ thai sản nên hạn chế sử dụng sài đất, đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Sài đất cần được bảo quản đúng cách, tránh để ẩm mốc, vi khuẩn, vì nếu sử dụng sài đất hỏng có thể gây ngộ độc, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy…
- Người có da nhạy cảm, dễ dị ứng và mẩn ngứa thì cần lưu ý khi sử dụng sài đất, có thể kiểm tra bằng cách đắp sài đất lên một vùng ra và để ý các dấu hiệu.
- Người đang mắc bệnh, trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, thì chỉ sử dụng sài đất khi có sự thông qua, cho phép từ các bác sĩ, tránh sử dụng sài đất bừa bãi sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, đồng thời để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Hy vọng rằng, bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc những kiến thức và hiểu biết bổ ích về một loại thảo dược quý, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả đó là cây sài đất. Đây là một loại cây quen thuộc trong đông y, hỗ trợ điều trị các bệnh lí khác nhau trong cuộc sống. Bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng sài đất trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.
Xem thêm:
- Công dụng đông trùng hạ thảo
- Tác dụng cây trinh nữ hoàng cung