Bệnh bạch biến là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa
Tổng quan về bệnh bạch biến: Nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng biểu hiện ra sao? Chữa bệnh bạch biến như thế nào? Tư vấn cách phòng tránh.
Những người đang gặp phải tình trạng bệnh bạch biến sẽ có rất dễ dàng quan sát và nhật thấy, khi thấy các mảng da màu nhạt hơn so với các vùng da khác trên cơ thể. Đây là một bệnh lý lành tính, sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng, những lại làm ảnh hưởng cực kỳ lớn với tính thẩm mỹ và tâm lý của người bị bệnh. Vì vậy trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh bạch biến nhé.
Bệnh bạch biến là gì?
Khi nghe đến bệnh bạch biến có lẽ sẽ có rất nhiều người chưa biết đây là bệnh gì? Đây thực chất là một căn bệnh về da liễu, sẽ gặp phải khi sắc tố da của người bệnh đã bị phá hủy, gây ra tình trạng đổi màu sắc ở trên da. Từ đó mà, trên làn da của người bị bệnh sẽ có các mảng dát, màu da nhạt hơn so với các vùng da xung quanh đấy. Khi bị bệnh, người bệnh sẽ không cảm thấy bất kỳ ngứa ngáy, đau ráy, đóng vảy.
Theo các thống kê chính thức về số lượng người bệnh trên cả nước mắc phải bệnh bạch biến thì chưa có con số chính xác. Căn bệnh này có thể mắc phải ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên vẫn có có độ tuổi có khả năng bị bệnh cao hơn so với các độ tuổi khác đó là những người từ 10 đến 30 tuổi, một số ít thì trẻ em cũng bị bệnh. Trong thực tế, có đến hơn 50% người bị bạch biến là đang ở trong độ tuổi dưới 20.
Các nguyên cứu cho rằng, những người đang ở trong khu vực nhiệt đới và thuộc loại da màu thì sẽ hay gặp phải bệnh bạch biến. Dù không ảnh hưởng đến tính mạng, những sẽ gây ra nhiều cản trở nhiều đến tâm lý, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến
Đến thời điểm bây giờ, các bác sĩ, chuyên gia vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác của việc gây ra bệnh bạch biến là gì. Nhưng có một điều có thể khẳng định rằng, bệnh sẽ xuất hiện khi các sắc tố trên làn da bị suy giảm một lượng đáng kể. Một vài giải thích được đưa ra rằng bệnh bạch biến có thể xuất hiện do sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền.
Ngoài ra, bệnh bạch biến còn là do tình trạng đột biến gen DR4, B13 hoặc gen BW35 của HLA. Tự những kháng thể sẽ coi những tế bào sắc tố da là những kháng nguyên và ngăn chặn sắc tố da. Vì nguyên nhân này mà các tế bào sắc tố da sẽ bị phá hủy, khiến cho việc sản sinh ra các hắc sắc tố melanin bị suy giảm khá nhiều, gây ra bệnh bạch biến.
Theo thông kế, có từ 20% đến 30% những người đang gặp phải tình trạng bệnh bạch biến là do hệ miễn dịch, cơ thể xuất hiện những kháng thể ngăn chặn những thế bào tuyến giáp, tế bào tuyến thượng thận, tế bào gan tụy và tế bào tuyến sinh dục. Vì thế, một vài trường hợp người bệnh khi mắc phải bệnh bạch biến cũng có kéo theo việc bị một vài các bệnh lý có liên quan đến những tế bào đã kể trên.
Ngoài ra, còn có một số các nguyên nhân khác khiến gây ra bệnh bạch biến như do tác dụng phụ của thuốc ức chế hệ miễn dịch, tiếp xúc với các hóa chất có hại cho sức khỏe như Thiol, Phenol... làm ảnh hưởng đến sắc tố da và đang bị các bệnh lý nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi.
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bạch biến
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh bạch biến:
Khi xuất hiện bệnh bạch biến những bệnh sẽ cực kỳ dễ nhận biết qua những dấu hiệu và triệu chứng như xuất hiện các mảng da, dai da có màu nhạt hơn so với các vùng da còn lại, với những đặc điểm như sau:
- Người bệnh xuất hiện những vùng da có màu trắng hoặc hồng nhạt, gây ra sự khác biệt hoàn toàn so với các vùng da ở xung quanh.
- Lông hoặc tóc ở các mảng da nhạt màu cũng không còn đen như bình thường mà sẽ bị bạc màu.
- Đối với các mảng da bị bệnh bạch biến, chỉ có tình trạng đổi màu da thì vẫn sẽ có cảm giác giống như các khu vực da bình thường, không đau rát, không ngứa, không sưng tấy, không bong vảy...
- Với các mảnh da bị bạch biến sẽ thường rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, tia UV. Vì thế mà, đối với người bị bệnh bạch biến khi ra ngoài đường sẽ phải che chắn thật kỹ càng, sử dụng cả kem chống nắng để không bị cháy nắng, bỏng da.
Các vị trí sẽ xuất hiện tình trạng da bạch biến:
Các vùng da hay tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như khu vực mặt, tay, chân là sẽ có khả năng cao xuất hiện các mảnh da bạch biến bị nhạt màu. Người bệnh có thể xuất hiện các mảng da khác màu rải rác trên khắp các vị trí ở cơ thể, những cũng có số ít trường hợp mảng da sẽ lan rộng, nằm đối xứng nhau theo nhiều kiểu như sau:
- Bạch biến thể phân đoạn: một mảng da nhạt màu sẽ được sắp xếp thành 1,2 hoặc nhiều đoạn không liên tục trên cơ thể.
- Bạch biến không phân đoạn: các mảng da nhạt màu sẽ nằm liên tiếp nhau, lan rộng và có sự đối xứng trên cơ thể người bệnh.
- Bạch biến thể hỗn hợp: là sự kết hợp của cả 2 dạng bạch biến trên với nhau.
- Bạch biến không thể phân loại: là tình dạng các mảng da bị bạch biến không xuất hiện đối xứng nhau và không phân thành từng đoạn như với các thể bên trên.
Bị bạch biến có lây không? Có di truyền không?
Bệnh bạch biến có lây không?
Bệnh bạch biến sẽ gây ra những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Và khiến cho những người xung quanh lo lắng rằng không biết mình có thể bị lây bệnh tiếp xúc với người bị bệnh hay không? Vì vậy mà sẽ nảy sinh ra những thái độ xa lánh, kì thị người bị bệnh, làm cho người người đang bị bệnh càng gặp các vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng đến sự giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
Những theo các nghiên cứu khoa học cho rằng, đây là một bệnh lý về da mà hoàn toàn không làm lây lan cho những người xung quanh. Ngay cả khi tiếp xúc gần gũi, máu hay nước bọt với người bệnh đều không gây ra lây nhiễm bệnh. Do đó, mà những người xung quanh có thể hoàn toàn tự tin giao tiếp với người bệnh, không nên có thái độ xa lánh, né tránh để khiến người bệnh có tâm lý thoải mái, không tự ti về bệnh.
Bệnh bạch biến có di truyền không?
Tuy bệnh bạch biến không liên quan đến yếu tố di truyền trong gia đình, nhưng lại có khả năng di truyền trong gia đình. Trong thực tế, có khoảng 30% người mắc bệnh bạch biến do tiền sử gia đình cũng có người bị bệnh. Kết luận lại, trẻ em khi sinh ra bởi bố hoặc mẹ bị bệnh bạch biến thì sẽ không mắc bệnh bạch biến chỉ với lý do này. Tuy vậy, những đứa trẻ như vậy sẽ có nguy cơ phát triển bệnh bạch biến cao hơn.
Bệnh bạch biến có nguy hiểm không? Các tác hại của bệnh bạch biến
Bệnh bạch biến có nguy hiểm không?
Bệnh bạch biến không lây nhiễm, không biến chứng nguy hiểm. Nhưng nếu những mảnh da nhạt màu do thiếu hắc tố da nếu không được bảo vệ cẩn thận trước tia UV thì sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thu da hơn so với những người bình thường. Để ngăn ngừa việc này, thì người bệnh cần phải sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng.
Ngoài ra, người bị bệnh bạch biến còn tăng nguy cơ bị bỏng da do ánh nắng vì thiếu melanin bảo vệ cho da, hay dễ bị mắc các bệnh về mắt và các bệnh về tai. Tùy vào sự ảnh hưởng cả bệnh mà sẽ chia thành nhiều tình trạng bệnh khác nhau. Khi bạch biến chiếm diện tích lớn trên cơ thể, ảnh hưởng lớn đến mọi vùng da, thì được gọi là bạch biến tổng quát. Còn khi chỉ ảnh hưởng đến một phần của cơ thể thì gọi là bạch biến một phần.
Tác hại của bệnh bạch biến:
- Bệnh bạch biến tuy không gây ra nguy hiểm đến tính mạnh hoặc là một căn bệnh truyền nhiễm gây lây lan ra xã hội. Nhưng bệnh bạch biến lại gây cho người bị bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti, mất thẩm mỹ.
- Khi mắc bệnh bạch biến có thể kèm theo các bệnh lý khác như tiểu đường, các bệnh ác tính, thiếu máu kéo dài, bệnh tuyến giáp, xơ gan, cường tuyến giáp, viêm tuyến giáp trạng, viêm khớp dạng thấp...
- Bệnh về răng miệng: Bạch biến ở đầu và mặt có thể xuất hiện cùng các bệnh về răng miệng như sâu răng, răng dị dạng, lệch, hỏng răng.
- U bướu: Những người bệnh u hắc tố ác tính thường sẽ phát sinh ra bệnh bạch biến, trường hợp này tương đối dễ gặp, và sẽ là các u hắc tố sẽ xuất hiện trước, sau đó bệnh bạch biến sẽ xuất hiện sau.
Bạch biến có tự khỏi không?
Bệnh bạch biến chắc chắn không thể tự khỏi bệnh được mà cần phải có những biện pháp can thiệp để điều trị bệnh. Bên cạnh đó, do việc tìm ra nguyên nhân bị bệnh, và nhất là tình trạng giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể nên cũng chưa có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Các phương pháp điều trị bệnh hiện nay chỉ có thể khắc phục được các tình trạng của bệnh.
Top 7 cách chữa trị bệnh bạch hiến hiệu quả hiện nay (gồm các cách dân gian)
Trong tổng dân số trên thế giới hiện nay thì có khoảng 1% người đang bị bệnh bạch biến. Như đã biết, thì dù không ảnh hưởng đến sức khỏe những lại gây ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh. Và đến giờ vẫn chưa thể nghiên cứu ra những phương pháp điều trị dứt điểm, nên có thể nói người bệnh sẽ phải sống cùng với bệnh bạch biến, những vẫn sẽ có những biện pháp cải thiện bệnh, khiến người bệnh đỡ tự ti. Sau đây là Top 7 cách chữa trị bệnh bạch biến hiệu quả hiện nay bao gồm các phương pháp hiện đại và dân gian có thể áp dụng tại nhà.
- Thuốc bôi da chữa bệnh bạch biến
- Thuốc uống trị bệnh bạch biến
- Liệu pháp ánh sáng điều trị bạch biến triệt để
- Phẫu thuật phép da chữa trị bạch biến hiệu quả
- Chữa bạch biến bằng củ riềng
- Điều trị bạch biến bằng nghệ
- Trị bạch biến sử dụng chanh và húng quế
1. Thuốc bôi da chữa bệnh bạch biến
Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi da có chứa thành phần corticosteroid làm cân bằng màu da. Dù được sử dụng để mang đến màu da bình thường cho người bệnh, những loại thuốc này khi sử dụng cũng mang ra những tác dụng không mong muốn như:
- Kích thích lông mọc nhiều
- Da bị khô, co lại
- Kích ứng da
Vì sẽ gây ra một số các tác dụng phụ lên cơ thể nên phương pháp điều trị bằng thuốc này thường không được sử dụng lâu dài. Và cần lưu ý khi dùng loại thuốc bôi, người bệnh cần tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn, chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, tuyệt đối không tự ý mua thuốc ở các hiệu thuốc và sử dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ làm cho da trở nên trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Thuốc uống trị bệnh bạch biến
Các loại thuốc được sử dụng cho người bệnh là các loại thuốc làm tăng cảm ứng với ánh sáng toàn thân hoặc tại chỗ, cùng với đó sẽ kết hợp với việc chiếu tia cực tím có bước sóng dài hoặc ngắn tại các vị trí da nhạt màu. Thuốc này sẽ chỉ được sử dụng cho bệnh nhân 12 tuổi trở lên. Với những tác dụng phụ có thể xảy ra như chán ăn, tăng men gan, vàng da hoặc khiến vùng da bị bạch biến bi đỏ, rát, sưng rộp. Nên sẽ cần phải kèm theo các thuốc chống viêm, chống dị ứng và ứng chế hệ miễn dịch.
Thuốc Corticoid: sẽ được áp dụng cùng phương pháp laser CO2, UVB phổ hoejp, dẫn xuất vitamin D3... để điều trị bệnh bạch biến. Lưu ý đến một vài ảnh hưởng của thuốc như gây viêm da dị ứng, ngứa rát, bong da, khô da, rậm lông, giảm sắc tố, viêm nang lông, rạn da, đục thủy tinh thể, mụn... nên sẽ không khi sử dụng cho trẻ em bị bạch biến và không sử dụng liên tục quá 2 tháng.
Viên uống chống nắng: bệnh nhân bị bạch biến sẽ làm cho số lượng tế bào sắc tố da bị giảm sút nên khó có thể bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời. Vì thế, ngoài việc sử dụng kem chống nắng để bôi bên ngoài da, thì người bệnh còn cần sử dụng thêm cả viên uống chống nắng để giảm nguy cơ bị cháy nắng ở các vùng da bị tổn thương.
3. Liệu pháp ánh sáng điều trị bạch biến triệt để
Chiếu tia UVB với mức độ được điều chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh của mọi người, sẽ được thực hiện 2-3 lần/tuần để cho thấy hiệu quả với bệnh bạch biến. Mỗi liệu pháp điều trị sẽ kéo dài trong 6 tháng và có thể duy trì việc chiếu ánh sáng tối đa 2 năm. Cứ sau 1 năm thì sẽ nghỉ 3 tháng để hạn chế các tia UVB bị tích tụ trong cơ thể.
Lưu ý khi thực hiện điều trị với các tia UVB thì nên bảo vệ thật kỹ các vùng da dễ bị tổn thương như mắt và cơ quan sinh sản, những khu vực không bị mảng nhạt màu, nhất là khu vực da mặt. Một số các tác dụng phụ không mong muốn của phương pháp này gây ra là gây đỏ da, ngứa da, khô da, lão hóa da và có thể là ung thư da.
4. Phẫu thuật phép da chữa trị bạch biến hiệu quả
Đối với bệnh bạch biến có dịch tích da bị tổn thương nhỉ, đã ổn định là bệnh không phát triển thêm trong vòng 6 tháng trở lên thì có thể được áp dụng phẫu thuật cấy ghép da. Khi phẫu thuật ghép da đã cho ra những kết quả khá tốt mất là đối vùng ra mặt hay ở tay chân. Tuy vậy, vẫn sẽ có những ảnh hương có thể xảy ra khi thực hiện phương pháp này như nhiễm trùng, sẹo, không đúng với sắc tố da xung quanh...
- Điều trị bệnh bằng những phương pháp mới
- Cấy tế bào sắc tố da: là phương pháp thực hiện đưa các tế bào sắc tố từ các vùng da lành đến các vùng da bị tổn thương. Đối với phương pháp này sẽ có mức chi phí khá cao và kỹ thuật giỏi. Khi việc điều trị thất bại, sẽ rất dễ gây ra những rủi ro như sẹo, nhiễm trùng, gây bất thường ở sắc tố da, sỏi...
- Làm mất sắc tố da: Với bệnh nhân có diện tích bị tổn thương lớn và khó điều trị bằng các cách khác thì có thể lựa chọn phương pháp này đến với các vùng còn lại bằng hóa học hoặc vật lý.
- Xăm thẩm mỹ: tuy không phải điều trị bệnh, những sẽ giúp giấu đi các vùng da bị bệnh, rất phù hợp với người bệnh bị bạch biến niêm mạc những sẽ cần xem xét đến các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Ngoài các cách chữa bệnh bạch biến hiện đại nêu trên thì còn có các cách chữa bệnh bạch biến dân gian tại nhà. Nhưng phải lưu ý bạn đọc là các các chữa dân gian tại nhà chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không nên áp dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
5. Chữa bạch biến bằng củ riềng
Củ riềng, một vị thuốc nam thường được nhiều người sử dụng vì có vị cay, tính ấm, có tác dụng hỗ trợ điều trị cho rất nhiều bệnh như lang ben, hắc lào, rối loạn sắc tố da, chướng bụng và còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh bạch biến. Các thực hiện sẽ như sau:
- Sử dụng một củ riềng tươi, rửa sạch với nước, nạo sạch phần vỏ bên ngoài, sau đó giã nhuyễn.
- Lấy rượu trắng khoảng 45 – 50 độ cho vào bát, tiếp theo sẽ cho riềng đã xay vào trộn đều để thành một mỗi hợp sền sệt. Để nguyên hỗn hợp trong vòng 30 phút – 1 tiếng thì lấy để thoa lên vùng da bị bệnh.
- Giữ nguyên hỗn hợp trên da trong 30 phút sau rửa sạch lại với nước. thực hiện đều đặn 2 ngày 1 lần sẽ thấy được vùng da bị bạch biến dần bé lại.
6. Điều trị bạch biến bằng nghệ
Từ rất lâu, nghệ đã là một nguyên liệu phổ biến trong công cuộc làm đẹp của các chị em, làm sạch da và phục hồi các tổn thương trên da. Với việc điều trị bệnh bạch biến thì sẽ kết hợp bột nghệ hoặc nghệ tươi giã nhỏ cùng với dầu mù tạt là cách đang được nhiều người áp dụng. Cách làm như sau:
- Cách 1: Trộn 250ml dầu mù tạt cùng với 5 thìa cà phê bột nghệ. Rửa sạch vùng da bị bệnh và bôi hỗn hợp đã chuẩn bị lên da, giữ trong vòng 20 phút và sau đó rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày sẽ làm 2 lần, liên tục đều đặn trong vòng 20 ngày.
- Cách 2: Lấy 100 gam bột nghệ bổ vào 1,5 lít nước để qua đêm. Đến hôm sau, đem chỗ nước nghệ đi đun sôi, và cạn đến khi còn ½ bát con thì lấy chỗ đấy để trộn với 100 gam dầu mù tạt. Tiếp tục đun lên khi chỉ còn dầu và hết nước, thì để nguội để bôi lên da 2 lần/ ngày, sáng và tối đều đặn.
7. Trị bạch biến sử dụng chanh và húng quế
Đều là hai loại nguyên liệu phổ biến trong gia đình với tác dụng kháng khuẩn cao. Trong húng quế có chứa chất oxy hóa giảm tình trạng lão hóa, chăm sóc da, bảo vệ các vùng da bị bệnh bạch biến khỏi các bức xạ và sự oxi hóa của môi trường bên ngoài. Kết hợp thêm cùng với chanh thì sẽ có thêm tác dụng điều trị viêm da, giảm mẩn ngứa, dị ứng, giảm sự phát triển của vi khuẩn nấm mốc. Cách điều trị bệnh bạch biến với chanh và húng quế:
- Lấy vài lá húng quế rửa sạch, giã nhuyễn văn trộn đều cùng với nước cốt chanh.
- Sử dụng hỗn hợp kiên trì đắp lên da bị bệnh 3 lần/ngày.
- Thực hiện từ 6 đến 10 tháng.
Cách phòng ngừa bệnh bạch biến
Sẽ không có cách nào để có thể biết được liệu chúng ta có thể mắc phải căn bệnh này hay không, khi nào thì bị bệnh, tại sao bị bệnh. Vì thế mà bệnh bạch biến cũng không có cách phòng ngừa bệnh. Nhiều giả thuyết cho rằng, bệnh bạch biến xảy ra do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và do những điều kiện môi trường xung quanh và mọi lứa tuổi từ già đến trả đều có thể bị bệnh.
Tuy vậy, có một số các ý kiến cho rằng những yếu thế sau có thể làm gia tăng khả năng phát bệnh bạch biến như là: Do căng thẳng, tổn thương da bỏng nắng trầm trọng, do vết cắt, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể (vị dụ ở tuổi vị thành niên), tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại cho cơ thể, đang gặp vấn đề về chức năng gan hoặc thận, tiếp xúc với các sản phẩm chưa phenol có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Khám chữa bệnh bạch biến ở đâu
1. Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội
Địa chỉ: Số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một nơi khám chữa bệnh bạch biến ở đâu thì chắc chắn không thể bảo qua bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội. Qua bao nhiêu năm từ khi thành lập, bệnh viện đã có quá trình phát triển và ngày càng lớn mạnh. Được nhà nước cấp danh hiệu bệnh viện chuyên khoa II của thành phố và trực thuộc của Sở y tế Hà Nội.
Thế mạnh của bệnh viện là y học cổ truyền và tiếp nối, duy trì, phát triển hơn ngành y học cổ truyền của dân tộc. Đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao, kết hợp linh hoạt giữa cả những máy móc hiện đại, phương pháp tân tiến và phương pháp cổ truyền trong quá trình điều trị.
2. Bệnh viện đa khoa Đống Đa
Địa chỉ: Số 180 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu với người bệnh một địa chỉ điều trị bệnh bạch biến uy tín, an toàn, được nhiều người tin tưởng đó là bệnh viện đa khoa Đống Đa. Nơi đây sẽ đảm bảo mang đến kết quả điều trị hiệu quả, thành công và đã tiếp nhận điều trị có rất nhiều người bệnh.
Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ đầy tài năng, kinh nghiệm lâu năm trong nghề đặc biệt là đối với bệnh bạch biến, phát huy được tối đa khả năng của bản thân, có trách nhiệm với người bệnh. Sau một khoảng thời gian ngắn điều trị, người bệnh sẽ thấy được các vùng da bị bệnh sẽ bé lại và đều màu.
3. Bệnh viện Da liễu Trung ương
Địa chỉ: Số 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Đối với các bệnh về da liễu và nhất là bệnh bạch biến thì chắc chắn người bệnh sẽ luôn tìm đến bệnh viện da liễu Trung ương, một cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu hàng đầu cả nước. Với khả năng thăm khám cùng với đó là nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực y tế, là bệnh viện tuyết cao nhất của khám chữa bệnh chuyên khoa về da liễu và bệnh phong, không chỉ người dân Hà Nội và mọi tỉnh thành lân cận.
Đội ngũ bác sĩ làm việc chuyên nghiệp, máy móc tân tiến, chất lượng, với rất nhiều phương pháp điều trị như laser, UVA, UVB, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, phẫu thuật thẩm mỹ... cho mọi người khi có nhu cầu. Ngoài khám các ngày trong tuần, thì bệnh viện cũng khám thêm ngoài giờ hành chính để nhiều người bệnh có thể thăm khám.
4. Bệnh viện đa khoa Hà Đông
Địa chỉ: Số 2 Bế Văn Đàn, Hà Đông, Hà Nội
Bệnh viện đa khoa Hà Đông được biết đến là bệnh viện hạng I của thành phố Hà Nội và điều đó sẽ tạo nên sự chất lượng, uy tín để thăm khám và điều trị bệnh bạch biến. Luôn luôn đổi mới trong công tác và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, nên càng ngày bệnh viện đa khoa Hà Đông đã nhận được sự tin tưởng, kính trọng của rất nhiều từ phía người bệnh.
Được thành lập từ lâu, qua một chặng đường dài phát triển không ngừng nghỉ, toàn bộ lực lượng y tế từ bác sĩ, nhân viên luôn cố gắng nỗ lực qua từng ngày để làm tốt công tác đem lại sức khỏe toàn diện cho người bệnh.
5. Bệnh viện Xanh Pôn
Địa chỉ: Số 59 Trần Phú, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Địa chỉ cuối cùng, chúng tôi muốn cho bạn biết để điều trị bệnh bạch biến một các hiệu quả, an toàn thì đó chính là bệnh viện Xanh Pôn. Sự phấn đấu của bệnh viện đã khiến nơi đây vươn lên thành bệnh viện hạng I của thành phố Hà Nội. Quy mô của bệnh lên lên đến hơn 600 giường bệnh, 45 khoa phòng, 1000 cán bộ nhân viên y tế và 7 chuyên khoa hàng đầu.
Tại đây, người bệnh đi mắc bệnh bạch biến sẽ được điều trị bằng những phương pháp hiện đại, được thực hiện dưới tay nghề của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tài năng, kinh nghiệm vững vàng và máy móc thiết bị cực kỳ tân tiến, nhập khẩu hầu hết tại nước ngoài, vì vậy mà sẽ đảm bảo cho người bệnh được điều trị thành không không để lại di chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tổng kết lại, bệnh bạch biến là bệnh về da liễu khá lành tính, không lây lan, không biến chứng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh còn chữa được tìm ra và gây khó khăn khi điều trị. Vì vậy, hãy đến các cơ sở y tế để kịp thời thăm khám và cóc những phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: