16 cách chữa trị và chăm sóc da bị cháy nắng nhanh khỏi
Da bị cháy nắng hay da bị cháy nắng sạm đen phải làm sao? Nguyên nhân do đâu? Tìm hiểu cách chữa trị và chăm sóc da bị cháy nắng nhanh khỏi.
Mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cao, cùng với mất nước, thì các vấn đề về da như đen sạm, đặc biệt là cháy nắng là nỗi e sợ, lo lắng của nhiều người khi phải đi lại hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời. Nhiều người da lỡ bị cháy nắng mà trở nên vô cùng tự ti, không biết làm sao và xử lý như thế nào khi da bị cháy nắng. Nếu bạn cũng đang có chung những thắc mắc đó, thì theo dõi bài viết này ngay nhé để biết cách xử lý làn da không may bị cháy nắng nhanh trắng sáng trở lại và lấy lại sự tự tin cho mình.
Da bị cháy nắng là tình trạng tổn thương da do tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời hoặc tia UV mà không có sự bảo vệ đủ. Ánh nắng mặt trời chứa tia UVB và UVA có thể gây cháy nắng và gây tổn thương da. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức, tia UVB sẽ xâm nhập vào lớp biểu bì (epidermis) của da, gây kích ứng và viêm nhiễm. Điều này dẫn đến các triệu chứng cháy nắng như đỏ, sưng, đau, và ngứa. Tia UVA có tác động sâu hơn, xâm nhập vào lớp thượng bì (dermis) và gây tổn thương cấu trúc da, gây lão hóa da và tăng nguy cơ ung thư da. Khi da bị cháy nắng nặng hơn, có thể xuất hiện hiện tượng da bị cháy nắng sạm đen. Đây là một phản ứng tự nhiên của da nhằm bảo vệ chính nó khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.Da bị cháy nắng sạm đen do sự tăng sản melanin trong da. Melanin là chất màu tự nhiên trong da, có chức năng bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Khi da bị cháy nắng, tia UV kích thích tăng cường sản xuất melanin, gây ra sự sạm đen của da.
Nguyên nhân khiến da bị cháy nắng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da bị cháy nắng, những nguyên nhân chính phải kể đến là do quá trình tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời mà không được che chắn chăm sóc cẩn thận. Trong các tia nắng mặt trời có chứa nhiều tia cực tím, hay vẫn thường được gọi là tia UV cực kỳ độc hại và không tốt cho ra. Nếu da liên tục bị tia UV này chiếu vào, da sẽ bị cháy nắng, phỏng rát, gây đau đớn và hình thành các vùng da xấu, không đều màu, gây mất tự tin.
Tia UV là nguyên nhân chính dẫn đến làn da bị cháy nắng. Tia UV (tên tiếng anh là UltraViolet) hay còn được gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại. Khi đề cập đến sức khỏe con người, phổ của tia UV được chia thành các phần sau:
- Tử ngoại A - tia UVA còn gọi là ánh sáng đen, có bước sóng dài từ 315 - 400nm, chiếm 95% tổng số bức xạ từ mặt trời chiếu đến mặt đất. Tia UVA sẽ xâm nhập vào tầng biểu bì của da, các sợi Collagen và Elastin bị phá vỡ gây lão hóa da, xuất hiện các vết nhăn.
- Tử ngoại B - tia UVB có bước sóng từ 280 - 315nm, bị hấp thụ 95% bởi tầng khí quyển, là nguyên nhân chính gây ra bỏng nắng, cháy nắng và nguy cơ gây ung thư da. Tuy nhiên tử ngoại B cũng có tác dụng tốt (vào trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều) trong việc tổng hợp vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi ở người.
- Tử ngoại C - tia UVC có bước sóng ngắn từ 100 - 280nm và bị tầng Ozon hấp thụ hoàn toàn.
Khi da người tiếp xúc với tia UVA và UVB lâu, các mô liên kết bị phá hủy, các tế bào sẽ gửi tín hiệu tới melanocyte để tăng cường sản xuất sắc tố melanin giúp chống lại các bức xạ từ nắng, cân bằng nhiệt trong cơ thể. Tuy nhiên sự hoạt động mạnh mẽ của sắc tố này gây sạm da, tàn nhang sau khi cháy nắng.
Ngoài ra, da bị tình trạng cháy nắng còn do cách chăm sóc da không đúng cách, tăng nguy cơ khiến da bị cháy nắng, hấp thụ tia UV gây ra đen sạm, da bị lão hóa sớm.
Thêm vào đó, phải kể đến một số trường hợp khác khiến da có nguy cơ bị cháy nắng như: những người có làn da sáng màu, hay người có làn da bắt nắng đang sử dụng các thuốc, mỹ phẩm dưỡng da nhưng không được lưu ý bảo vệ, chỉ cần tiếp xúc một chút với ánh nắng ngoài trời đều có thể gây ra cháy da, những người thường xuyên làm việc hoạt động ngoài trời, da bị tiếp xúc ánh nắng quá nhiều cũng sẽ khiến da bị cháy nắng, bí bức và bỏng rát.
Dấu hiệu nhận biết da bị cháy nắng
Người xưa đã nói: “nhất dáng nhì da”, có một làn da khỏe, trắng sáng không khuyết điểm là niềm ao ước của nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Mùa hè là mùa được các chị em thường thích diện những bộ đồ thoải mái, năng động. Tuy nhiên, mùa hè cũng là mùa có có nắng mạnh, nhiệt độ cao, dễ khiến da bị cháy nắng, chị em mất tự tin và không dám thể hiện bản thân vì khuyết điểm làn da cũng như cơ thể.
Da bị cháy nắng là tình trạng thường gặp của da vào mùa hè nắng nóng, da bị tổn thương do các tia UV của ánh nắng mặt trời chiều trực tiếp, liên tục trong một thời gian dài gây ra tình trạng bỏng rát, sưng tấy ở bề mặt da. Thậm chí người bị cháy nắng nghiêm trọng có thể đi kèm các dấu hiệu toàn thân như đâu đầu, nôn mửa, ý thức mơ hồ…
Bất cứ vùng da nào trên cơ thể cũng đều có thể bị cháy nắng, biểu hiện cụ thể của da cháy nắng dễ thấy là:
- Da bị sưng đỏ, bỏng rát
Các tia UV khi chiếu trực tiếp vào da sẽ khiến các mạch máu bị giãn, thậm chí là vỡ ra, gây nên hiện tượng ra bị ửng đỏ, sưng nề, ngứa da, bỏng rát, phù nề…gây khó chịu và đau đớn cho người có da bị cháy nắng.
- Da khô sạm
Ánh sáng chiếu liên tục và trong một thời gian dài vào da khiến da mất nước nghiêm trọng gây ra tình trạng bong tróc da, nứt nẻ chảy máu, da khô, thậm chí phồng rộp… gây mất thẩm mỹ cũng như tự tin cho nhiều người có phần da cháy nắng đó.
- Da không đều màu
Vùng da bị tiếp xúc nhiều với tia cực tím, không được che chắn bảo vệ sẽ có dấu hiệu đen sạm, da không đều màu với những vùng da khác. Đặc biệt, các sắc tố melanin sẽ được sản sinh ra để bảo vệ làn da, dẫn đến xuất hiện nhiều vết đốm nâu, đen sạm, tàn nhang, gây mất thẩm mỹ và là vấn đề lo lắng của nhiều chị em.
Hậu quả của da cháy nắng
Hậu quả của da cháy nắng có thể ảnh hưởng lâu dài và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe da. Dưới đây là các hậu quả phổ biến của da cháy nắng:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da: Da cháy nắng có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư da, chủ yếu là ung thư tế bào biểu mô và ung thư biểu mô tế bào tế bào lớp sừng. Tia tử ngoại B (UVB) trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây cháy nắng và cũng là nguyên nhân gây tổn thương DNA da, tạo điều kiện cho sự phát triển của tế bào ung thư.
- Sạm da và nám da: Da cháy nắng có thể gây ra sự tăng sản melanin, gây sạm da và hình thành các vết nám. Melanin là chất màu tự nhiên của da, và việc tăng sản melanin là một phản ứng bảo vệ của da trước tác động của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, quá mức sản xuất melanin dẫn đến tình trạng da sạm màu và hình thành nám da.
- Lão hóa da: Ánh nắng mặt trời có thể làm gia tăng quá trình lão hóa da. Tia tử ngoại A (UVA) là nguyên nhân chính gây lão hóa da bên ngoài. Nó làm suy giảm sự đàn hồi và độ săn chắc của da, gây ra nếp nhăn, vết chùng nhão và sự mất độ đàn hồi tổng thể.
- Viêm nhiễm và phồng rộp: Da cháy nắng có thể gây ra viêm nhiễm da, gây ra các triệu chứng như đỏ, sưng, nóng, và có thể xuất hiện mụn nhỏ hoặc phồng rộp trên bề mặt da. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, viêm nhiễm có thể gây nhiễm trùng và làm tăng nguy cơ về việc hình thành sẹo trên da.
- Sự suy giảm độ ẩm: Da cháy nắng có thể làm giảm độ ẩm tự nhiên của da. Ánh nắng mặt trời có tác động khô da và là nguyên nhân chính gây mất nước từ da, dẫn đến sự suy giảm độ ẩm. Điều này có thể làm da trở nên khô, căng, và mất đi sự mềm mịn.
- Tăng nguy cơ bị bỏng: Nếu da đã bị cháy nắng một lần, độ nhạy cảm của da đối với ánh nắng mặt trời sẽ tăng lên. Điều này có nghĩa là da sẽ dễ bị bỏng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một lần nữa. Đây là một hậu quả nguy hiểm, có thể gây tổn thương và viêm nhiễm nghiêm trọng cho da.
- Tác động lên cấu trúc da: Da cháy nắng có thể gây tổn thương lên các cấu trúc của da. Nó có thể làm suy yếu màng bảo vệ tự nhiên của da, gây ra sự mất đi các chất chống oxi hóa và làm tăng nguy cơ tổn thương DNA trong tế bào da. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và tác động lâu dài đến da.
Vì vậy, hậu quả của da cháy nắng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình và cảm giác của da mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài. Việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng và chăm sóc da đúng cách là cực kỳ quan trọng để tránh những hậu quả tiềm tàng này.
Top 16 cách chữa cháy nắng hiệu quả trong mùa nắng nóng
Mỗi người cần đặc biệt lưu ý vấn đề bảo vệ da khi đi dưới nắng lâu vì da bị cháy nắng bên ngoài là dấu hiệu cho thấy tình trạng da đang bị tổn thương mất nước, nếu để lâu không được xử lý, vùng da tổn thương sẽ mưng mủ, khô ráp, dẫn đến tình trạng da xấu, để lộ ra ngoài nhiều khuyết điểm.
Việc xử lý da bị cháy nắng đang được rất nhiều người tìm hiểu để áp dụng vì tình trạng da bắt nắng, cháy da vào mùa hè rất dễ xảy ra khi mỗi người phải tiếp xúc và hoạt động nhiều ngoài trời. Vậy đây chắc chắn là những cách xử lý da cháy nắng an toàn, đơn giản mà vô cùng hiệu quả mà có thể bạn đang tìm kiếm:
1. Làm dịu da bằng nước mát
Nếu bị cháy nắng hay khi da có dấu hiệu bỏng rát, sờ vào thấy nóng thì ngay lúc đó cần làm dịu da với nước mát bằng cách ngâm vùng da đó trong nước hoặc dùng khăn thấm nước mát lên vùng da tổn thương.
Việc này có tác dụng hạ nhiệt độ cho vùng da vừa bị ánh nắng chiếu mạnh vào, vùng da được làm dịu, cảm giác khô nóng trên da ngay lập tức sẽ không còn.
2. Uống nhiều nước
Da bị cháy nắng là một biểu hiện của cơ thể mất nước nghiêm trọng, cần uống đủ nước để cân bằng và cung cấp lại nước cho cơ thể.
Bổ sung nước kịp thời bằng việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp nhanh chóng làm dịu vùng da bị cháy nắng, đồng thời giúp các vết nứt nẻ, bong tróc, khô da dần dần được cải thiện rõ rệt.
3. Dưỡng ẩm cho da
Bước dưỡng ẩm cho da là một bước vô cùng cần thiết, đặc biệt với những người có vùng da bị cháy nắng, tổn thương, da khô, sưng tấy. Kem dưỡng ẩm da có tác dụng hỗ trợ làm cải thiện tình trạng da, làm mờ các đốm nâu, da xỉn màu và làm trắng da hiệu quả.
Các kem dưỡng da phù hợp, có thành phần từ thiên nhiên như lô hội, bạc hà, trà xanh… giúp làm dịu các vùng da tổn thương do cháy nắng, dịu và mềm da, giúp bạn có một làn da mềm mịn, trắng sáng như mong đợi nếu thường xuyên chăm sóc, dưỡng ẩm da cẩn thận.
4. Thoa kem chống nắng đều đặn hàng ngày
Một trong những cách chống nắng tốt, ngoài việc bảo vệ che chắn cho da bằng quần áo, mũ thì thoa kem chống nắng đều đặn mỗi ngày giúp chống nắng hiệu quả, bảo vệ da chống loại các tia cực tím độc hại.
Thoa kem chống nắng giúp da có một lớp bảo vệ cực tốt trước ánh nắng mặt trời cũng như tia UV. Trước khi ra đường, hãy luôn giữ thói quen thoa kem chống nắng đều đặn và cách 4 tiếng bôi lại một lần với những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời để chống nắng, bảo vệ da, tránh gây đen sạm da.
Sử dụng kem chống nắng giúp hạn chế tình trạng da bị cháy nắng, giúp giữ gìn làn da khỏe, trắng sáng, ngăn chặn các tác nhân từ bên ngoài làm hại đến da cũng như gây tổn thương cho da.
Xem thêm: cách thoa kem chống nắng
5. Làm dịu da bằng nha đam
Nha đam từ xa xưa đã được biết đến là một loại nguyên liệu giúp làm đẹp da, cấp ẩm tốt kháng viêm, khử khuẩn, đồng thời làm dịu da rất tốt sau khi đi nắng về.
Khi da bị cháy nắng, chỉ cần dùng một lượng gel nha đam nhất định bôi trực tiếp lên quanh vùng da tổn thương, ngay lập tức có thể thấy tác dụng làm dịu da, cấp ẩm cho da, không còn cảm thấy cảm giác đau rát, bỏng do cháy nắng trên da.
Chỉ cần áp dụng thường xuyên đều đặn bôi gel nha đam lên các vùng da cần được cấp ẩm, làm dịu, chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Vùng da sẽ được trắng sáng lên trông thấy, các vết thương lành nhanh chóng, đồng thời nha đam giúp cải thiện tình trạng khô da, nứt nẻ, da trở nên mềm mại, mịn màng.
Với những người có làn da kích ứng, nhạy cảm cần lưu ý trước khi sử dụng nha đam, không nên quá lạm dụng mà chỉ cần sử dùng 2-3 lần mỗi tuần để cải thiện tình trạng da và làm sáng da.
6. Làm dịu da với sữa chua không đường
Sữa chua không chỉ được biết đến là một thực phẩm tốt cho đường ruột, tiêu hoá, lợi khuẩn mà còn có tác dụng làm đẹp da, xua tan các cơn đau rát trên bề mặt da.
Nếu đang bị cháy nắng, bạn có thể sử dụng sữa chua không đường đắp trực tiếp lên vùng da đó, để khoảng 5-10 phút để đem lại hiệu quả. Sau đó rửa lại sạch với nước và để khô thoáng. Vùng da bị tổn thương sẽ được cải thiện đáng kể, da được làm dịu, không còn kích ứng, hỗ trợ quá trình làm lành và phục hồi da nhanh chóng.
7. Sữa tươi không đường
Với hàm lượng protein cao, chứa kẽm và axit lactic, sữa tươi giúp giảm đau, ngứa khó chịu trên da, ngoài ra còn có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da. Bạn có thể pha sữa tươi với nước để ngâm mình hoặc dùng khăn mát ngâm trong sữa sau đó thoa nên vùng da bị tổn thương.
8. Giấm táo
Sử dụng giấm táo để xịt lên vết thương, lưu ý tránh các vết thương hở.
9. Cà chua
Rửa sạch, cắt lát nhỏ cà chua và đắp lên vùng bị cháy nắng giúp làm dịu vết thương.
10. Dưa chuột
Cũng giống như cà chua, bạn cần rửa sạch, thái lát dưa chuột mỏng và đắp lên da. Trong dưa chuột có vitamin C và axit folic giúp tái tạo tế bào mới, chống lại các độc tố từ môi trường, giảm kích ứng da, chống lão hóa.
11. Sử dụng lòng trắng trứng
Nhờ hàm lượng protein, trứng gà giúp cải thiện độ đàn hồi, ngăn ngừa lão hóa, góp phần trẻ hóa các mô tế bào giúp làn da hồi phục nhanh hơn.
12. Mật ong
Đây là nguyên liệu giàu vitamin A,B,C,E,.. và khoáng chất như canxi, magie, kẽm,...có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi da bị tổn thương. Mật ong còn là một loại kháng sinh chống viêm tự nhiên giúp giảm đau rát, bỏng đỏ trên da.
Có 3 cách chữa cháy nắng đối khi sử dụng mật ong, bạn có thể sử dụng mật ong nguyên chất, làm sạch vết thương và thoa lên ngày 2 lần. Cách 2, kết hợp sữa tươi với mật ong theo tỉ lệ 50/50, xoa trong vòng 20 phút, ngày sử dụng 2 lần. Cách 3, sử dụng mật ong với nghệ. Bột nghệ kết hợp với mật ong có tác dụng tẩy trắng da, trị thâm nám, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Sử dụng trong vòng 20 phút, ngày 1 lần. Lưu ý rằng nên mua mật ong tự nhiên có nguồn gốc rõ ràng.
13. Sử dụng trà xanh hoặc trà đen
Sau khi pha trà đặc và để trong ngăn mát tủ lạnh, sau đó dùng khăn có ngâm nước trà đặc đắp lên vết thương hoặc phun trực tiếp trà lạnh lên vùng vết thương.
14. Bột yến mạch
Trong bột yến mạch có chứa chất avenanthramides là một chất chống oxy hóa, giảm đau ngứa, giúp da mềm mại, trắng sáng. Sử dụng bột yến mạch vào bồn tắm hoặc tạo thành mặt nạ đắp trong 15 phút.
15. Bột ngô
Giống như tác dụng của bột yến mạch, bạn cần pha bột ngô với nước sau đó ngâm hoặc phun trực tiếp lên vùng da tổn thương.
16. Thuốc
Hiện nay có một số loại thuốc có tác dụng làm tăng sắc tố trên da, điều trị sạm da, cháy nắng, tàn nhang, như Auslis, Cimacin với thành phần chính là L-Cystin 500mg. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh dị ứng và nhận được lời khuyên tốt nhất.
Các biện pháp phòng ngừa cháy nắng
Sử dụng công cụ chống nắng cơ học
Sử dụng các dụng cụ chống nắng như mũ, ô, áo chống nắng, kính râm, khẩu trang. Cần lưu ý chọn loại áo chống nắng có chất liệu tự nhiên hoặc làm từ vải bóng có tác dụng phản chiếu ánh mặt trời và đặc biệt là có khả năng chống được tia UVA và UVB.
Xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý
Xây dựng chế độ ăn khoa học để chăm sóc làn da đẹp từ bên trong bằng cách cung cấp cho cơ thể các thành phần L-Glutathione, Alpha lipoic acid chứa trong các thực phẩm hằng ngày như bông cải xanh, bơ, cà chua, hạt óc chó, rau bina… Các thành phần này chống oxy hóa mạnh mẽ, tái tạo tế bào bị tổn thương, giúp ngăn ngừa mụn, giảm lão hóa, tàn nhang, nám,...
Cung cấp đủ nước cho cơ thể để tránh bị khô da. Ngoài việc sử dụng nước lọc hằng ngày, bạn có thể sử dụng nước ép trái cây để tăng cường vitamin E, A,C,... cho làn da.
Tránh các ánh nắng trực tiếp từ mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo khác lên da. Trong khoảng thời gian từ sau 9 giờ sáng đến trước 4 giờ chiều là lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất, hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian này.
Nên tắm nắng mỗi lần 20-30 phút trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên tắm nắng khoảng 10 phút.
Không sử dụng các giường tắm nắng nhân tạo bởi ánh sáng tia tử ngoại trên chiếc giường này rất mạnh có thể gây ra ung thư da, bại liệt theo trung tâm nghiên cứu Ung thư Quốc Tế.
Sử dụng các loại kem các tác dụng bảo vệ da
Để lựa chọn kem chống nắng, chúng ta nên căn cứ vào chỉ số SPF và PA.
Chỉ số SPF (sun protection factor) trên 30 để có thể chống được các tia UVB. Trên thị trường, chỉ số SPF dao động từ 15-100.
- SPF 15 sẽ lọc được khoảng 93.4% UVB.
- SPF 30 lọc khoảng 96.7% UVB
- SPF 50 lọc 98% UVB
Chỉ số PA (protection grade of UVA) là chỉ số đo lường lọc tia UVA. Chỉ số PA dao động từ PA+ đến PA 4+. PA càng cao thì khả năng chống tia UVA càng cao. Nên sử dụng từ PA+++ trở lên.
Ngoài ra, nên lựa chọn kem chống nắng phù hợp với loại da của mình, có tính chống nước và nên sử dụng trước khi ra ngoài 30 phút, lặp lại sau 2 giờ và sử dụng cả vào màu đông.
- Kem dưỡng ẩm: Lựa chọn các loại kem có tác dụng dưỡng ẩm, có thành phần như lô hội, bạc hà, trà xanh,...để da được phục hồi nhanh hơn.
- Sử dụng mỹ phẩm: Để cải thiện màu da và giúp đều màu da bạn nên sử dụng các loại mỹ phẩm như lotion, serum chứa một số thành phần làm sáng da như Vitamin C, Glutathione.
- Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết có thành phần như Axit Glycolic, Kojic Axit, Retinoid,...
Da bị cháy nắng bao lâu thì hết
Thời gian để da hết cháy nắng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cháy nắng và cách chăm sóc da sau khi bị cháy nắng. Trong trường hợp cháy nắng nhẹ, thường mất khoảng vài ngày đến một tuần để da hồi phục. Tuy nhiên, trong trường hợp cháy nắng nghiêm trọng, việc phục hồi có thể mất nhiều tuần hoặc thậm chí một vài tháng.
Trong quá trình phục hồi, các triệu chứng cháy nắng như đỏ, sưng, đau, và ngứa sẽ giảm dần. Da sẽ bắt đầu phục hồi và làm mới các lớp da bị tổn thương. Tuy nhiên, để đảm bảo việc phục hồi tốt nhất và ngăn ngừa các biến chứng, bạn cần chú ý chăm sóc da theo các hướng dẫn trong nội dung bài viết hoặc tốt nhất nên đến các chuyên gia da liễu để được các bác sĩ tư vấn chính xác nhất.
Cách phục hồi và chăm sóc da sau khi bị cháy nắng
Vậy phải làm thế nào để phụ hồi da bị cháy nắng hay chăm sóc da sau khi bị cháy nắng? Đây là thắc mắc của nhiều người khi bị cháy nắng. Chăm sóc da sau cháy nắng là quan trọng để giúp da phục hồi và làm dịu các tác động tiêu cực từ ánh nắng mặt trời. Dưới đây là một số cách chăm sóc da sau cháy nắng:
- Giữ da sạch: Đảm bảo rửa da nhẹ nhàng và sạch sẽ sau khi da bị cháy nắng. Sử dụng nước mát hoặc nguội và chất làm sạch nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trên da. Tránh sử dụng chất tẩy rửa có chứa hóa chất khắc nghiệt hoặc cồn, vì chúng có thể làm khô da và gây kích ứng.
- Giữ da được ẩm: Da cháy nắng thường mất nước và mất độ ẩm. Sử dụng một loại kem dưỡng da phù hợp để giữ cho da được ẩm mịn. Lựa chọn sản phẩm chứa thành phần dưỡng ẩm như aloe vera, glycerin, hyaluronic acid hoặc các loại dầu tự nhiên để tái tạo độ ẩm cho da.
- Sử dụng sản phẩm làm dịu da: Sản phẩm làm dịu da có thể giúp làm giảm sưng, đỏ, và khó chịu sau cháy nắng. Một số lựa chọn phổ biến bao gồm gel lô hội (aloe vera) và kem dưỡng chứa camomile. Chúng có tính chất làm dịu da và giúp giảm viêm nhiễm.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Để giúp da phục hồi, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian phục hồi. Nếu cần ra khỏi nhà, hãy đảm bảo sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng (SPF) cao và áp dụng lên da trước khi tiếp xúc với ánh nắng. Đặc biệt, hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian nắng gắt từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm hóa chất: Sau cháy nắng, da thường rất nhạy cảm. Hạn chế việc sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm chứa hóa chất mạnh, như chất làm sáng da, chất tẩy.
- Đảm bảo đủ nước cho cơ thể: Khi da bị cháy nắng, cơ thể có xu hướng mất nước nhanh chóng. Do đó, hãy đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để duy trì độ ẩm và hỗ trợ quá trình phục hồi da. Ngoài ra, cũng nên tránh uống các đồ uống có chứa cồn hoặc caffeine, vì chúng có thể làm mất nước da.
- Tránh gãi bề mặt da bị cháy nắng: Mặc dù da có thể gây ngứa hoặc khó chịu sau cháy nắng, nhưng hạn chế việc gãi da. Gãi da có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Nếu cần, hãy sử dụng các sản phẩm làm dịu da như kem chống ngứa hoặc những biện pháp không gãi như áp lên da băng lạnh để làm giảm ngứa.
- Tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia y tế: Nếu da bị cháy nắng nghiêm trọng hoặc có biểu hiện như phồng rộp, viêm nhiễm, đỏ mẩn, nên tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia y tế. Bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu có thể đưa ra đánh giá và đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp để giúp da phục hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nhớ rằng, việc chăm sóc da sau cháy nắng là quá trình đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn. Ngoài các biện pháp trên, hãy đảm bảo bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời trong tương lai bằng cách sử dụng kem chống nắng, đeo nón, che chắn và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian nắng gắt.
Như vậy, qua đây ta thấy việc bảo vệ da dưới tác động của nắng và tia UV là vô cùng quan trọng, nếu không cẩn thận sẽ gây nên những tổn thương trên bề mặt da, hình thành các vết nứt nẻ, nám, tàn nhang, gây mất thẩm mỹ và tự tin cho người da bị cháy nắng. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng ngay những cách xử lý da bị cháy nắng được nêu ra trong bài viết này để cải thiện các tình trạng da, làm đẹp da và lấy lại sự tự tin vốn có cho bản thân.
Bài viết có tham khảo tài liệu tại:
https://www.aad.org/public/everyday-care/injured-skin/burns/treat-sunburn
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sunburn/symptoms-causes/syc-20355922