Khi bị tiêu chảy nên làm gì? Ăn gì và không nên ăn gì?
Khi bị tiêu chảy nên làm gì? Khi bị tiêu chảy nên ăn và không nên ăn gì? Các chuyên gia sẽ tư vấn bạn cách trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả.
Tiêu chảy là một hiện tượng bệnh phổ biến trong xã hội, ai cũng dễ dàng có thể mắc phải. Chế độ ăn uống khi mắc phải chứng tiêu chảy là rất quan trọng để giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Vậy nên, khi bị tiêu chảy nên làm gì và nên ăn gì và không nên ăn gì là điều mà được rất nhiều người quan tâm cũng như mong muốn được biết để có thể hỗ trợ điều trị chứng tiêu chảy. Nếu bạn vẫn chưa biết những loại thực phẩm nên ăn và nên tránh ăn khi bị tiêu chảy thì theo dõi ngay bài viết dưới đây để tham khảo nhé.
Tổng quan về bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là tình trạng khi người bệnh có phân lỏng hoặc nước, người bị tiêu chảy đi ngoài thường nhiều hơn 3 lần trong ngày, tính chất phân thay đổi, có màu sắc lạ, thậm chí phân lẫn máu. Người mắc tiêu chảy trường hợp nhẹ có sẽ có một số triệu chứng kèm theo trong khoảng vài ngày, những trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, quá trình điều trị tiêu chảy mất nhiều thời gian, chi phí và công sức.
Tiêu chảy cũng có ở nhiều dạng, các dạng tiêu chảy thường gặp phổ biến hiện nay có thể kể đến là: tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mạn tính, tiêu chảy thẩm thấm và tiêu chảy xuất tiết.
Người bị tiểu chảy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể là:
Tiêu chảy do độc tố trong thức ăn
Ngộ độc thức ăn là một trong những nguyên nhân chính gây ra tiêu chảy. Thức ăn không sạch, không tươi và không đảm bảo, có chứa vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào niêm mạc, đường ruột và cơ thể người bệnh gây ra ngộ độc và dẫn đến người bệnh bị tiêu chảy.
Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn
Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn có thể do hai loại vi khuẩn có tên là Shigella và Vibrio cholerae gây ra. Hai loại vi khuẩn này có thể gây ra một số triệu chứng tiêu chảy khác nhau trên người bệnh, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Người mắc bệnh tiêu chảy có thể đi kèm một số triệu chứng giống nhau, dễ dàng nhận biết như: đi ngoài nhiều lần, có phân lỏng hoặc phân bất thường, phân có thể kèm máu, người bệnh sốt cao và mất nước…Người mắc tiêu chảy cần được chữa trị sớm, tránh để lâu bệnh có thể diễn biến nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, cuộc sống của người mắc tiêu chảy.
Xem thêm về bệnh polyp hậu môn cũng là 1 trong các nguyên nhân gây tiêu chảy.
Khi bị tiêu chảy nên ăn gì?
Để giải đáp câu hỏi khi bị tiêu chảy nên ăn gì hay nên ăn gì khi bị tiêu chảy thì theo các bác sĩ và chuyên gia, khi bị tiêu chảy bệnh nhân cần chú trọng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bằng việc ăn uống đầy đủ, bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy nên ăn những gì cũng là điều bệnh nhân cần quan tâm. Lời khuyên ở đây cho những bệnh nhân mắc tiêu chảy, đó chính là bệnh nhân cần bổ sung những loại thức ăn lỏng, dễ tiêu, mềm, có khả năng bù nước, tốt cho đường ruột và tiêu hóa, cụ thể:
1. Những loại thực phẩm giàu tinh bột
Những loại thực phẩm giàu tinh bột, đầu tiên phải kể đến là gạo trắng, với lượng chất xơ thấp, hệ tiêu hóa không phải hoạt động nhiều, đồng thời người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột để điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa.
2. Chuối
Chuối là một loại thực phẩm chứa nhiều Kali, cung cấp các chất điện phân giúp cơ thể hồi phục sau quá trình mất nước do bị tiêu chảy. Chuối mềm, dễ tiêu, có thể làm dịu bao tử người bệnh, tuy nhiên, có thể ăn chuối kết hợp với các thực phẩm khác, không nên ăn mỗi chuối có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.
3. Bánh mì nướng
Bánh mì là một trong bốn loại thực phẩm trong chế độ ăn BRAT được các bác sĩ và chuyên gia đề xuất để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tiêu chảy. Bánh mì nướng có khả năng cải thiện tình trạng tiêu hóa, đặc khối phân, hơn nữa bánh mì nướng cũng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trong lúc người bệnh mất sức, mất nước, suy kiệt vì bị đi tiêu chảy.
4. Bổ sung một số thực phẩm bù nước và điện giải cho cơ thể
Người mắc tiêu chảy sẽ có tình trạng mất nước, cơ thể kiệt sức sau khi phải đi ngoài nhiều lần, nên người bệnh cần bổ sung thêm thực phẩm bù nước, điện giải cho cơ thể để cơ thể sớm lấy lại năng lượng cũng như cải thiện tình trạng mất nước. Người bệnh cần bổ sung thêm một số loại nước uống trực tiếp để bù nước và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể trong khi bị tiêu chảy như: nước khoáng, nước hoa quả, nước gạo rang…
5. Sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm chữa tiêu chảy hiệu quả. Được biết trong sữa chua chua có chứa men vi sinh rất tốt cho đường ruột, cải thiện tình trạng tiêu hóa. Trong sữa chua cũng có chứa một số lợi khuẩn tốt cho sức khỏe, vì vậy, khi bị tiêu chảy, người bệnh có thể bổ sung ăn thêm sữa chua đều đặn để cung cấp một lượng lợi khuẩn nhất định giúp cơ thể khỏe mạnh và tiêu diệt được một số vi khuẩn có hại khác.
Khi bị tiêu chảy không nên ăn gì?
Theo lời khuyên của chuyên gia và các bác sĩ, khi mắc tiêu chảy người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm sau để tránh được tình trạng tiêu chảy diễn ra trầm trọng hơn.
1. Đồ ăn chứa nhiều chất béo
Người mắc chứng tiêu chảy nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo vì những thực phẩm này gây tích trữ khí thừa trong đường ruột, chất béo khó tiêu hóa, khiến đầy hơi, khó chịu, chướng bụng, tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Đồ ăn cay nóng
Một trong những loại thực phẩm không nên ăn khi người bệnh đang mắc chính là đồ ăn cay nóng. Đồ ăn cay nóng sẽ làm kích thích tiêu hóa mạnh hơn, các triệu chứng tiêu chảy nhiều hơn và người bệnh sẽ đi ngoài nhiều lần hơn.
3. Thực phẩm tươi sống, hải sản
Người bị tiêu chảy nên tránh ăn các thực phẩm tươi sống hải sản trong giai đoạn này vì đây đều là các thực phẩm có tính tánh, kích thích tiêu hóa, khiến đi ngoài nhiều hơn. Ngoài ra trong các thực phẩm tươi sống và hải sản nếu không được làm sạch an toàn có thể chứa nhiều ký sinh trùng gây hại cho đường rột, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiêu chảy.
4. Thực phẩm làm từ sữa, bơ, đường
Trong các loại thực phẩm này đều chứa một lượng đường lactose lớn, gây khó tiêu, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng khác như buồn nôn, đau bụng… Vậy nên trong lúc bị tiêu chảy, người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm này để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
5. Rượu bia, đồ uống có ga, chất kích thích
Khi bị tiêu chảy người bệnh cần tránh uống đồ có ga, rượu bia, sử dụng chất kích thích, không những không tốt cho sức khỏe, mà đây còn là những thực phẩm kích thích tiêu hóa, khiến các triệu chứng tiêu chảy trở nên nặng hơn, đồng thời có thể dẫn đến cơ thể mất nước.
Bên cạnh việc theo dõi các triệu chứng bệnh, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, tránh ăn những thực phẩm độc hại, thì người bệnh cũng cần quan sát tình trạng triển biến của bệnh, nếu bệnh tiếp tục trở nặng thì ngay lập tức cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, không nên để lâu sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, cơ thể suy kiệt, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bị tiêu chảy nên làm gì?
Ngoài các thực phẩm nên ăn và không nên ăn thì khi bạn bị tiêu chảy, điều quan trọng là giữ cho cơ thể được cân bằng nước và điện giải. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết khi bị tiêu chảy nên làm để giúp bạn điều trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả.
Uống nước đầy đủ
Tiêu chảy có thể gây mất nước và dẫn đến tình trạng mất điện giải. Hãy cố gắng uống nước trong suốt ngày để duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Bạn có thể uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày. Nếu bạn không thể uống nhiều nước một lúc, hãy uống từng ít nhỏ và thường xuyên.
Dùng dung dịch giải khát
Ngoài nước, bạn cũng có thể sử dụng các dung dịch giải khát có chứa chất điện giải để bổ sung các chất điện giải bị mất đi. Các loại dung dịch giải khát thương mại như Gatorade hoặc Pedialyte có thể được sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm dung dịch giải khát bằng cách pha 1 lít nước tinh khiết với 6-8 muỗng đường, 1/2 muỗng muối và 1/2 muỗng soda natri clorid. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhà dược để được tư vấn thêm về lượng và tần suất sử dụng dung dịch giải khát.
Tránh thức ăn và đồ uống gây kích ứng
Trong thời gian bạn bị tiêu chảy, hạn chế việc ăn uống các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng cho dạ dày và ruột. Tránh ăn đồ chiên, cay, mỡ, gia vị mạnh, các loại rau quả có vỏ cứng, nước ép trái cây có axit cao, cà phê và rượu. Hãy tập trung vào việc ăn những thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, gạo trắng, bánh mì, khoai tây, gà nướng, cá hấp, trái cây chín mềm và sữa chua.
Tăng cường việc nạp probiotic
Các loại probiotic có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch.
Duy trì vệ sinh cá nhân
Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đảm bảo vệ sinh vùng kín hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn và lây lan vi khuẩn.
Tránh tác động mạnh lên dạ dày và ruột
Khi bạn bị tiêu chảy, tránh tác động mạnh lên dạ dày và ruột như ăn quá nhanh, ăn quá nhiều hoặc vận động mạnh. Hạn chế hoạt động thể lực và nghỉ ngơi đủ để cơ thể có thời gian phục hồi.
Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
Nếu tiêu chảy của bạn là do nhiễm trùng vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Hãy tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Kiểm soát tiêu chảy
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống tiêu chảy để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, hãy thảo luận và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Theo dõi triệu chứng
Điều quan trọng là theo dõi triệu chứng và sự phục hồi của bạn. Nếu triệu chứng tiêu chảy kéo dài, trở nên nghiêm trọng hơn hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như sốt cao, đau bụng cấp tính hoặc mất nước nghiêm trọng, hãy thăm bác sĩ ngay lập tức để được khám và điều trị thích hợp.
Bổ sung chất xơ
Chất xơ có thể giúp điều chỉnh chuyển động ruột và làm dịu triệu chứng tiêu chảy. Cố gắng bổ sung chất xơ thông qua việc ăn thực phẩm giàu chất xơ như các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh lá, trái cây tươi, hạt và các loại đậu.
Nghỉ ngơi và duy trì sức khỏe tốt
Khi cơ thể đang chiến đấu chống lại tiêu chảy, nghỉ ngơi là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi. Hãy đảm bảo bạn có giấc ngủ đủ, duy trì lịch trình ăn uống lành mạnh và tập luyện nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe tốt.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu tiêu chảy kéo dài, trở nên nghiêm trọng hoặc không giảm sau một thời gian, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn đọc một số kiến thức nhất định về chứng tiêu chảy, đặc biệt, giúp bạn đọc quan tâm giải đáp được câu hỏi thắc mắc: Khi bị tiêu chảy phải làm gì và bị tiêu chảy thì nên ăn gì và không nên ăn gì? Tiêu chảy là một chứng bệnh phổ biến thường gặp, có nguyên nhân xuất phát từ vi khuẩn gây hại đường ruột hoặc do đồ ăn thực phẩm không đảm bảo dẫn đến ngộ độc. Vậy nên, không chỉ khi mắc bệnh tiêu chảy mà trong quá trình sinh hoạt người bệnh cũng cần chú ý đến ăn uống, tránh xa các thực phẩm độc hại, ôi thiu, chứa nhiều vi khuẩn có hại, nên ăn uống lành mạnh và hợp vệ sinh. Khi thấy các dấu hiệu bất thường, tiêu chảy kéo dài mãi không khỏi thì hãy đến gặp ngay bác sĩ để điều trị, tránh trường hợp bệnh để lâu khó chữa, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
Tin sức khỏe hữu ích khác: