Đại tiện khó là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị

Cập nhật:

17/12/2022 2:31 PM

Tác giả:

BS. Vũ Hồng Lân

Đại tiện khó là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị như thế nào? Để nắm rõ hơn, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Đại tiện khó là một hiện tượng mà có khá nhiều người gặp phải, tuy nhiên vì chủ quan nên nhiều người không đi thăm khám. Chỉ đến khi gặp phải các biểu hiện, triệu chứng như đau bụng dữ dội, đau rát, chảy máu khi đại tiện thì họ mới hốt hoảng đi khám. Vậy đại tiện khó là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị như thế nào? Để nắm rõ hơn, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Đại tiện khó là như thế nào?

Đại tiện khó là hiện tượng bệnh nhân có cảm giác muốn đi đại tiện, tuy nhiên mỗi lần đi đại tiện lại thấy khó khăn, phải mất nhiều thời gian để phân đi ra ngoài. Đây được coi là một biểu hiện rối loạn tiêu hóa và khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, căng thẳng.

Khi gặp phải hiện tượng này, nhiều người thường nhầm lẫn với táo bón. Tuy nhiên, táo bón và đại tiện khó là hai biểu hiện khác nhau. Đại tiện khó là một trong những triệu chứng điển hình của chứng táo bón, còn táo bón lại là do phân quá cứng, khô và khó đào thải ra ngoài. Bên cạnh đó, đại tiện khó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng.

Khi gặp phải hiện tượng đại tiện khó, bệnh nhân còn có thêm một số triệu chứng, biểu hiện khác như:

  • Khó khăn, khi đi đại tiện gặp phải nhiều khó khăn.
  • Thường xuyên phải rặn và cần nhiều thời gian để đào thải phân ra ngoài.
  • Số lần đi đại tiện giảm, bệnh nhân đi đại tiện rất ít, chỉ đi khoảng 1 lần/tuần.
  • Có cảm giác đau nhức, mỏi, đầy bụng.
  • Ăn uống không ngon, luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, ngủ không ngon giấc, sinh hoạt bị ảnh hưởng…

Có thể bạn sẽ quan tâm về đại tiện ra máu

Nguyên nhân gây ra đại tiện khó

Theo các chuyên gia, hiện tượng đại tiện khó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

  • Thói quen ăn uống: Ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều chất đạm, đồ ăn chứa nhiều chất béo, ăn ít trái cây, rau xanh, uống ít nước sẽ dễ khiến phân khô và cứng, việc đại tiện trở nên khó khăn.
  • Ít vận động: Lười vận động, đi lại, ngồi lâu một chỗ… khiến máu khó lưu thông, từ đó làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và các cơ ở vùng hậu môn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh… có chứa thành phần không tốt cho nhu động ruột, từ đó dẫn đến hiện tượng vệ sinh khó.
  • Nhịn đại tiện: Là nguyên nhân điển hình gây ra hiện tượng đại tiện khó. Bệnh nhân khi thường xuyên nhịn đi đại tiện sẽ khiến phân vón cục, trở nên khô, cứng hơn và khó thải ra ngoài.
  • Do bệnh lý: Trong một số trường hợp, đại tiện khó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như viêm đại tràng, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, táo bón…

Đại tiện khó là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngoài nguyên nhân về thói quen sinh hoạt hàng ngày, đại tiện khó cũng là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bệnh nhân cần chú ý về dấu hiệu, biểu hiện đi kèm với hiện tượng đại tiện khó để kịp thời đi thăm khám, kiểm tra.

Đại tiện khó
Đại tiện khó

Dưới đây là những bệnh lý có biểu hiện đại tiện khó:

Táo bón

Một trong những bệnh lý có hiện tượng đại tiện khó là táo bón, thường gặp ở cả trẻ nhỏ lẫn người già. Bên cạnh đó, táo bón cũng gặp ở những phụ nữ đang mang thai do chế độ ăn uống giàu chất đạm, ít chất xơ.

Bệnh được chia thành hai giai đoạn đó là táo bón cấp tính và táo bón mãn tính. Táo bón cấp tính là hiện tượng táo bón chỉ mới xuất hiện, còn táo bón mãn tính thường kéo dài, liên tục.

Như đã nói, táo bón thường bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn nhiều đồ ăn chứa chất béo, hải sản, sắt, canxi, thường xuyên nhịn đại tiện hoặc do sử dụng các chất kích thích.

Các biểu hiện, triệu chứng điển hình của bệnh táo bón rất dễ để nhận biết:

  • Đại tiện khó, mỗi khi đi đại tiện gặp phải rất nhiều khó khăn.
  • Số lần đi đại tiện ít, thường ít hơn 3 lần/1 tuần.
  • Có cảm giác đau đớn mỗi khi đại tiện, đặc biệt là khi rặn.
  • Phân có biểu hiện cứng, thường khó đẩy ra ngoài.
  • Khối phân cứng.
  • Có cảm giác tắc nghẽn khó chịu ở hậu môn.
  • Bụng chướng to, có dấu hiệu đầy bụng liên tục.
  • Có cảm giác đi đại tiện không hết phân.
  • Đôi khi, có máu dính ở phân.

Táo bón nếu kéo dài, không khắc phục ngay sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ra, táo bón cũng làm ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển, tâm lý của trẻ khi gặp phải.

Bệnh trĩ

Trĩ là một căn bệnh rất phổ biến, chiếm đến 55% dân số của nước ta. Bệnh hình thành nên các búi trĩ gây ở trong ống hoặc ở ngoài hậu môn gây cảm giác vướng víu, khó chịu cho bệnh nhân.

Bệnh được chia thành nhiều dạng như: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Mỗi dạng lại có những đặc điểm, biểu hiện riêng và đều dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thì có rất nhiều, ví dụ như do ăn uống thiếu chất xơ, uống nhiều rượu bia, lười hoặc ít vận động, bị táo bón kéo dài, phụ nữ đang có thai hoặc do làm việc nặng nhọc.

Ngoài biểu hiện đại tiện khó, bệnh nhân khi mắc phải bệnh trĩ còn thấy có thêm một số triệu chứng kèm theo khác như đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn, khu vực hậu môn luôn tiết dịch ẩm ướt, có búi trĩ ở hậu môn gây vướng víu, đi cầu ra máu, có cảm giác ngứa ngáy rất bất tiện…

Nhiều người tưởng rằng trĩ chỉ là một căn bệnh rất bình thường mà không ngờ đến những tác hại của bệnh. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như nhiễm trùng hậu môn, nghẹt búi trĩ, thiếu máu, hoại tử búi trĩ.

Sa trực tràng

Sa trực tràng là hiện tượng một hoặc toàn bộ trực tràng không còn độ gắn kết và sa xuống khỏi hậu môn. Bệnh gặp nhiều hơn ở những người trưởng thành, đặc biệt là người trên 50 tuổi.

Bệnh sa trực tràng được chia thành 3 dạng chính:

  • Sa bên trong: Là hiện tượng trực tràng có dấu hiệu sa xuống nhưng chưa sa ra bên ngoài hậu môn.
  • Sa bên ngoài: Toàn bộ thành của trực tràng đã sa ra ngoài hậu môn, đây là loại sa trực tràng thường gặp nhất.
  • Sa niêm mạc: Một phần nhỏ của niêm mạc đã sa ra bên ngoài hậu môn.

Theo nghiên cứu, bệnh sa trực tràng thường do một số yếu tố như tuổi già, phụ nữ mang thai, các chấn thương ở hông, hậu môn, bị táo bón, tiêu chảy mãn tính, lâu ngày, các tổn thương ở dây thần kinh.

Khi bị sa trực tràng, có thể dễ dàng nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Đi đại tiện khó với nhiều mức độ khác nhau tùy vào từng trường hợp.
  • Có cảm giác trực tràng sa xuống rất bất tiện, khó chịu.
  • Thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón, thói quen đi đại tiện thay đổi thất thường.
  • Trong phân có lẫn dịch nhầy.
  • Xuất hiện một cục thịt lạ ở bên ngoài hậu môn, dù dùng tay cũng không thể đẩy cục thịt vào bên trong.
  • Đối với trường hợp bệnh nặng, hiện tượng sa trực tràng xuất hiện nhiều khi bệnh nhân đứng lên, ho hoặc khi hắt hơi.
  • Có cảm giác đau rát, sưng ở hậu môn.
  • Có máu chảy ra từ trong trong trực tràng.
  • Người mệt mỏi, chán ăn, khó chịu, đau rát ở hậu môn.

Cũng giống với bệnh trĩ, sa trực tràng là một căn bệnh mà bệnh nhân không nên chủ quan bởi bệnh rất dễ gây ra một số biến chứng như thắt nghẹt ống hậu môn, vỡ trực tràng, sa tử cung, viêm loét trực tràng, chảy máu mãn tính làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn - Đây cũng là một trong những bệnh lý thường gặp có biểu hiện đại tiện khó. Bệnh điển hình là các vết rách ở ống hậu môn và gây ra nhiều đau đớn cho người gặp phải bệnh.

Bệnh lý này gặp nhiều ở những người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Nếu chú ý cải thiện táo bón, bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu để ở giai đoạn mãn tính, bệnh rất khó lành lại và bệnh nhân khi đó bắt buộc phải phẫu thuật.

Thông thường, bệnh nứt kẽ hậu môn hình thành do táo bón, bị tiêu chảy nhiều ngày. Một số trường hợp, bệnh cũng bắt nguồn từ một số bệnh lý như viêm loét đại tràng, viêm ruột, bệnh crohn.

Bệnh nứt kẽ hậu môn là loại bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi với những dấu hiệu, triệu chứng điển hình như:

  • Xuất hiện các vết nứt ngắn, dài khác nhau ở hậu môn. Nếu không xử lý nhanh chóng, đúng cách, các vết nứt dễ dẫn đến hiện tượng lở loét.
  • Có cảm giác đau nhức, căng tức rất khó chịu ở hậu môn.
  • Đại tiện khó khăn, đặc biệt là mỗi khi đi đại tiện, bệnh nhân thường có cảm giác đau dữ dội.
  • Nhiều trường hợp, cơn đau ở hậu môn có thể kéo dài vài giờ.
  • Có máu đỏ tươi dính ở phân hoặc giấy vệ sinh khi đi đại tiện.
  • Vùng da xung quanh hậu môn có dấu hiệu khô, nứt nẻ kèm ngứa ngáy, ẩm ướt.
  • Trường hợp bệnh nhân dùng tay còn bóc được các mẩu da thừa gần với vết nứt.
  • Các triệu chứng đi kèm bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, ăn uống không ngon miệng, sợ hãi mỗi khi đại tiện.

Nứt kẽ hậu môn là một căn bệnh rất nguy hiểm, bởi để lâu không chữa trị, các vết nứt sẽ ăn sâu và rộng hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại xâm nhập vào hậu môn gây ra viêm nhiễm, nhiễm trùng, thậm chí biến chứng thành rò hậu môn, áp xe hậu môn… cực kỳ nguy hiểm cho bệnh nhân.

Polyp hậu môn

Polyp hậu môn là loại bệnh xuất hiện những khối u được hình thành do niêm mạc hậu môn tăng sinh quá mức, thường có hình tròn hoặc hình elip có cuống. Khối u lạ này có thể di chuyển trong đường ruột hoặc cố định một chỗ.

Bệnh có 3 dạng chính đó là polyp dạng u tuyến, polyp hạch bạch huyết (chiếm 15%) và polyp ở dạng viêm và lành tính (chiếm khoảng 80%).

Thói quen ăn uống không phù hợp, tiêu thụ nhiều loại thức ăn có acid cao, không chú ý vệ sinh hậu môn, bị táo bón lâu ngày, tắc tĩnh mạch hậu môn, di truyền, do hẹp, cong hậu môn là những nguyên nhân gây ra bệnh polyp hậu môn.

Bệnh polyp hậu môn có một số biểu hiện trông rất giống với một số bệnh lý khác như viêm đại tràng, bệnh trĩ… nên có rất nhiều người nhầm lẫn. Do đó, cần phải chú ý phân biệt rõ bệnh polyp hậu môn qua những triệu chứng dưới đây:

  • Đại tiện khó, mỗi lần đi đại tiện thường có cảm giác bỏng rát, đau buốt rất khó chịu.
  • Khi khối polyp phát triển to và có số lượng nhiều sẽ khiến trực tràng bị sa xuống mỗi khi bệnh nhân vận động mạnh. Khi đó, bệnh nhân thường có cảm giác giống như sa búi trĩ nên dễ nhầm lẫn mình chỉ mắc phải bệnh trĩ.
  • Có biểu hiện chảy máu mỗi khi đi cầu, đôi khi có kèm theo dịch nhầy, máu thường dính vào phân và không chảy thành từng giọt.
  • Đối với trường hợp bị polyp phân khúc, tại khu vực hậu môn của người bệnh thường nổi lên một khối u trơn và ở dạng mềm.
  • Hiện tượng đi ngoài ra máu kéo dài dễ khiến bệnh nhân bị hoa mắt, mệt mỏi, thiếu máu, trí nhớ suy giảm.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thêm một số dấu hiệu khác như khó chịu ở bụng, đau bụng, tiêu chảy, ăn uống không ngon miệng…

Nếu để bệnh kéo dài, không chữa trị ngay, khối polyp có thể làm cản trở việc phân đi ra ngoài. Đồng thời, bệnh cũng gây ra một số biến chứng không mong muốn như sa trực tràng, viêm nhiễm hậu môn, ung thư trực tràng.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng tổn thương dẫn đến viêm nhiễm ở đại tràng mà tác nhân chính gây ra là do các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại. Bệnh chiếm đến 30% các trường hợp mắc phải và có hơn 20% trường hợp tiến triển thành ung thư.

Nguyên nhân gây ra bệnh phần lớn là do chế độ ăn uống không đúng cách, ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn bị ôi thiu. Bên cạnh đó, một số trường hợp mắc phải bệnh viêm đại tràng cũng là do bị nhiễm độc từ hóa chất, chì, asen, thủy ngân…

Bệnh phát triển qua hai giai đoạn chính đó là viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mãn tính. Tại mỗi giai đoạn, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng, biểu hiện điển hình. Ngoài biểu hiện điển hình là đại tiện khó, bệnh viêm đại tràng cũng có thêm một số dấu hiệu như:

  • Vùng bụng dưới có cảm giác đau quặn, thậm chí là đau thắt kèm biểu hiện căng tức, đầy bụng.
  • Thường xuyên đi đại tiện trong ngày. Có cảm giác vẫn muốn đi đại tiện tiếp dù đã đi xong.
  • Phân ở dạng nát, có lẫn dịch nhầy, thậm chí là có lẫn máu. Đặc biệt, biểu hiện này rõ nhất khi bệnh nhân ăn đồ cay nóng, đồ ăn lạ, đồ tái, sống, chưa chín kỹ…
  • Người mệt mỏi, dễ bị sốt nhẹ, trí nhớ giảm sút, chán ăn, không muốn ăn…

Với các trường hợp viêm đại tràng mãn tính, nếu không chữa trị ngay sẽ dễ dẫn đến viêm loét, xuất huyết, hình thành nên các ổ áp xe nhỏ, làm thủng đại tràng, nghiêm trọng hơn là dẫn đến ung thư trực tràng.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là những thay đổi, bất thường về chức năng tiêu hóa hoặc hiện tượng mất cân bằng ở vi sinh vật gây ra loạn khuẩn đường ruột. Đối tượng dễ gặp phải bệnh là những người có tiền sử bị viêm đường ruột, trẻ em, người dưới 45 tuổi.

Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu kéo dài, rối loạn tiêu hóa không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, cuộc sống mà còn làm gia tăng mắc phải các bệnh lý như viêm đại tràng, viêm ruột, viêm đường ruột, ung thư đường ruột…

Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng bị rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống mà ra. Tuy nhiên, bệnh lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thể là do lạm dụng kháng sinh kéo dài, do thường xuyên sử dụng bia rượu hoặc do các lợi khuẩn và các hại khuẩn không cân bằng.

Bệnh nhân khi bị rối loạn tiêu hóa thường có chung những biểu hiện, dấu hiệu sau:

  • Bị rối loạn đại tiện, đi đại tiện không đều, đại tiện khó, đôi khi bị tiêu chảy, khi lại bị táo bón.
  • Bị đau âm ỉ ở bụng dưới, thường là vùng bụng bên trái. Cơn đau bụng thường xảy ra sau khi bệnh nhân ăn quá no, ăn đồ cay nóng hoặc do bị ngộ độc thức ăn.
  • Bụng ì ạch, chướng bụng, đầy hơi sau khi ăn rất khó chịu.
  • Xuất hiện hiện tượng ợ hơi, ợ nóng dù đang đói hoặc sau khi ăn no.
  • Các biểu hiện khác đi kèm như sụt cân, có cảm giác buồn nôn, người mệt mỏi, miệng đắng, hôi miệng.

Ngoài những bệnh lý này, đại tiện khó còn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác. Do đó, bệnh nhân không nên tự đoán và đi mua thuốc, hãy tới các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám nguyên nhân cụ thể.

Tác hại của đại tiện khó gây ra

Theo các chuyên gia, hiện tượng đại tiện khó diễn ra trong thời gian dài và không có biện pháp xử lý, khắc phục sẽ gây ra rất nhiều biến chứng, tác hại cực kỳ nguy hiểm cho bệnh nhân như:

  • Tình trạng bệnh kéo dài sẽ dễ hình thành nên các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích, viêm dạ dày, áp xe hậu môn, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn… Trường hợp nghiêm trọng còn dễ biến chứng thành ung thư hậu môn trực tràng.
  • Khi bị đại tiện khó, do phân không thể đào thải ra ngoài cơ thể còn dễ dẫn đến suy thận mãn tính kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Bệnh nhân khi gặp phải hiện tượng đại tiện khó luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, stress, lo lắng làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày.
  • Do phân không thải ra ngoài được và tích tụ lại cơ thể, từ đó dễ làm suy giảm sức đề kháng và gây ra nhiều bệnh lý cực kỳ nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao… làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Trong một vài trường hợp, hiện tượng đại tiện khó còn chèn ép vào các dây thần kinh và gây ra một số biểu hiện cho bệnh nhân như chóng mặt, đau đầu, không tập trung, trí nhớ giảm…

Có thể thấy, đại tiện khó tiềm ẩn rất nhiều tác hại, biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Chính vì vậy, bệnh nhân khi có những dấu hiệu bất thường nên chủ động đi thăm khám, chữa trị càng sớm càng tốt.

Mẹo: đại tiện khó nên ăn gì

Các cách chữa trị đại tiện khó phổ biến hiện nay

Hiện nay, đại tiện khó có thể chữa trị bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần căn cứ vào nguyên nhân, mức độ cụ thể của bệnh. Muốn biết rõ cách chữa trị thì bắt buộc bệnh nhân phải tới địa chỉ, phòng khám chuyên khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, sau đó tư vấn cụ thể.

Các cách chữa trị đại tiện khó phổ biến hiện nay
Các cách chữa trị đại tiện khó phổ biến hiện nay

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa đại tiện khó phù hợp cho bệnh nhân. Riêng đối với phụ nữ đang mang thai, trẻ em thì cần có riêng phác đồ điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của từng đối tượng.

Dưới đây là một số cách chữa đại tiện khó mà bệnh nhân có thể tham khảo:

Chữa bằng mẹo có thể áp dụng tại nhà

Với những trường hợp bị đại tiện khó không nhiều, chỉ thỉnh thoảng thì bệnh nhân có thể tham khảo một số mẹo chữa tại nhà đơn giản sau:

  • Sử dụng nước ấm: Có thể sử dụng nước ấm xả vào khu vực hậu môn giúp làm mềm phân, từ đó giảm thiểu cảm giác đau rát mỗi khi đại tiện.
  • Đi bộ: Nên đi bộ nhẹ nhàng nhằm giúp quá trình tiêu hóa diễn ra ổn định, đều đặn.
  • Lăn quanh miệng: Sử dụng ngón giữa và ngón trỏ lăn đều quanh miệng từ phải qua trái khoảng vài phút để giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón.
  • Xoa bóp bụng: Thực hiện xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ vào mỗi buổi sáng khi ngủ dậy. Mẹo nhỏ này sẽ giúp người bệnh đi đại tiện một cách dễ dàng hơn.
  • Tập thở bằng bụng: Bệnh nhân cũng có thể tham khảo mẹo hít vào, thở ra bằng bụng, khá là hiệu quả đấy.
  • Sử dụng nước cốt chanh và nước ấm: Pha một nửa quả chanh vào một cốc nước ấm rồi uống vào mỗi buổi sáng để giúp dễ dàng đi đại tiện.

Chữa bằng chế độ sinh hoạt

Ngoài các mẹo kể trên, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống sao cho phù hợp, khoa học như sau:

  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình các loại thực phẩm giàu chất xơ như chuối, rau lang, rau diếp cá, rau mồng tơi, đu đủ, rau cải bó xôi, rau bina…
  • Uống ít nhất là từ 2 lít nước mỗi ngày để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
  • Tích cực vận động, tập luyện bằng các bài tập phù hợp hàng ngày.
  • Tránh rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện, cần đi đại tiện từ từ. Tuy nhiên, vẫn tránh ngồi lâu khi đi đại tiện.
  • Không nên nhịn đại tiện khi cảm thấy buồn đại tiện.

Chữa bằng thuốc

Đối với những trường hợp không muốn áp dụng các mẹo ở trên, có thể tham khảo cách chữa đại tiện khó bằng thuốc. Đây đều là các loại thuốc có tác dụng hỗ trợ làm nhuận tràng, giúp làm mềm phân, từ đó giúp quá trình đào thải phân ra ngoài dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến về cách sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc nhuận tràng, thuốc giảm đau, thuốc hạn chế chảy máu, thuốc tăng thể tích phân, thuốc làm trơn phân, thuốc gây kích thích…

Lưu ý, bệnh nhân cần chú ý tham khảo, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ. Không tự ý đi mua thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, việc làm này có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc và không có hiệu quả khi chữa trị.

Chữa bằng phương pháp ngoại khoa

Với các trường hợp đại tiện khó là dấu hiệu của các bệnh lý như bệnh trĩ, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn… khi đã ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chữa trị bằng phương pháp ngoại khoa. Bởi chỉ áp dụng phương pháp ngoại khoa mới giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, dứt điểm.

Tùy vào từng loại bệnh, bệnh nhân có thể được tư vấn chữa trị bằng một số phương pháp điều trị như phương pháp HCPT, phương pháp PPH, phương pháp Longo… Sau khi đồng ý chữa trị, bác sĩ sẽ chuẩn bị phòng thủ thuật và các loại máy móc hiện đại để tiến hành điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Như vậy, bài viết này đã giúp giải đáp toàn bộ các thông tin về đại tiện khó là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị để các bạn nắm rõ hơn. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc gì, các bạn cũng có thể nhấp vào hệ thống chat trực tuyến tại đây hoặc 0379.544.317 để được các chuyên gia giải đáp thêm nhé.

Xem thêm: địa chỉ phòng khám trĩ uy tín Hà Nội

Bác sĩ tư vấn bệnh

Theo dõi Google Tin tức của Thai Ha Clinic.

Google Tin tức