Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cách hạn chế hiện tượng này
Đi ngoài ra máu hay đi ngoài ra máu tươi là bị bệnh gì? Hạn chế đi ngoài ra máu tươi bằng cách nào? Cùng chuyên gia bệnh hậu môn tìm hiểu.
Hiện nay có khá nhiều người gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu tươi và khó đi đại tiện vậy đã khi nào bạn tự hỏi không biết hiện tượng đi cầu ra máu tươi là bệnh gì chưa? Trường hợp ra máu đỏ tươi thường khởi điểm từ những tổn thương ở khu vực hậu môn, trực tràng, đại tràng, hãy cùng các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà tìm hiểu việc đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện của bệnh gì và nó nguy hiểm như thế nào để phòng tránh có hiệu quả nhé.
Hiện tượng đi cầu ra máu tươi là bệnh gì?
Với những người xuất hiện tình trạng đi cầu ra máu tươi hay còn gọi là đi đại tiện ra máu các bạn nên cảnh giác vì đây có thể là biểu hiện cảnh báo một số bệnh lý khác nhau: bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh đường ruột, bệnh về máu, về hệ thống tạo máu, bệnh về hậu môn trực tràng và một số bệnh lý toàn thân khác.
Trên thực tế có rất nhiều người tự mình đoán bệnh và điều trị vì nghĩ rằng đây chỉ đơn giản là hiện tượng của bệnh trĩ, nhưng nó còn là biểu hiện của nhiều bệnh khác cụ thể:
Bệnh trĩ: Hiện tượng đi cầu ra máu tươi, hãy cần trọng với bệnh trĩ, đây là căn bệnh gây tổn thương tại vùng hậu môn. Đường ống hậu môn tập trung rất nhiều mạch máu, mạch máu lại có vô vàn các tĩnh mạch. Chúng có vai trò quan trọng là đóng kín lỗ hậu môn, khi có tác động khiến các tình mạch bị sưng phì thì bệnh trĩ được hình thành. Bị chảy máu trong mỗi lần vệ sinh là triệu chứng của bệnh trĩ thường thấy nhất.
Khi bệnh trĩ ở giai đoạn đầu bạn sẽ thấy máu chỉ ra một ít hoặc bám vào giấy vệ sinh nếu xử lý nhanh chóng sẽ ngăn chặn được bệnh phát triển nhưng nếu chủ quan không để ý bệnh nhân có thể sẽ bị mất máu do máu chảy từ hậu môn ra nhiều vô cùng nguy hiểm.
Viêm, nứt kẽ hậu môn: Tình trạng này xảy ra với những người bị táo bón lâu ngày, khi đi vệ sinh gắng sức rặn vô tình làm tổn hại lớp niêm mạc khiến chúng bị phù nề, sưng tấy, chảy máu hậu môn.
Khi bị bệnh này, người bệnh sẽ thấy đau rát hậu môn dù không đi vệ sinh, lúc đại tiện thấy máu lẫn trong phân và nhiều giọt máu nhỏ. Nứt hậu môn ở giai đoạn đầu cũng có thể xuất hiện triệu chứng đại tiện ra máu và có hiện tượng đau theo chu kỳ, rất dễ phân biệt.
Polyp đại trực tràng: Hiện tượng đi cầu ra máu tươi là bệnh gì? Có thể bạn đã bị polyp trực tràng. Bệnh lý này rất khó phát hiện bệnh vì các khối thịt, khối u nằm bên trong của đại tràng và trực tràng. Nếu khối polyp mọc ở vị trí gần ống hậu môn và có kích thước dài thì chúng có thể sa hẳn ra ngoài lỗ hậu môn (polyp hậu môn).
Hiện tượng đi cầu ra máu tươi là cách nhận diện bệnh duy nhất, nó xảy ra mọi lúc ngay cả khi bệnh nhân không bị táo bón. Mỗi đợt chảy máu thường là số lượng nhiều, dẫn đến tình trạng mất máu, thiếu máu trầm trọng.
Vết loét nặng trong đại trực tràng: Tuy rằng gặp vết loét nặng trong đại trực tràng là căn bệnh hiếm gặp nhưng chúng ta cần hết sức cảnh giác vì chúng rất khó trị và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh gây đau hạ vị, đi cầu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi đều bị chảy máu tươi, chảy nhiều, phân dính máu, đôi khi có cả dịch nhầy.
Trên đây chỉ là một số bệnh thường thấy khi có hiện tượng đi cầu ra máu tươi, nếu bạn thấy mình có dấu hiệu này, hãy theo dõi, để ý kĩ hơn liệu còn có triệu chứng nào khác đi kèm không nhằm xác định căn bệnh mà bạn mắc phải một cách chính xác hoặc nhấp vào nút chat dưới đây để gặp bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng.
Làm gì để hạn chế hiện tượng đi cầu ra máu tươi?
Hiện tượng đi cầu ra máu tươi là tình trạng rất hay gặp và tùy theo từng mức độ bệnh mà lượng máu sẽ khác nhau. Để tránh nguy hiểm cho bản thân các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thái Hà khuyên rằng bạn đừng nên e ngại thêm nữa mà hãy nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa làm các xét nghiệm cần thiết cũng như nội soi ống tiêu hóa để xác định kịp thời nguyên nhân đi ngoài ra máu, từ đó có hướng điều trị kịp thời và thích hợp.
Để hạn chế tình trạng đại tiện máu tươi này:
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.
- Hạn chế ngồi lâu, đứng nhiều, phải chăm chỉ vận động nhẹ nhàng.
- Ăn những thức ăn làm phân mềm như rau xanh, dưa chuột, táo, chuối tiêu, đu đủ...
- Không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng.
- Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày).
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh cáu giận.
- Nếu hay lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông.