Bệnh trĩ có chết không?

Cập nhật:

15/2/2023 9:46 AM

Tác giả:

BS. Nguyễn Duy Mến

Bệnh trĩ không gây chết người nhưng nếu không được chữa trị đúng cách sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe người bệnh.

Bệnh trĩ có chết không? Nếu để lâu không chữa thì có sao không? Đây là vấn đề mà hầu như người bệnh nào cũng băn khoăn khi mắc phải bệnh trĩ. Phần lớn người bệnh do thấy trĩ là căn bệnh tế nhị, nhạy cảm nên thường chủ quan không đi thăm khám ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên. Chỉ đến khi bệnh trở nặng, không thể chịu được nữa thì họ mới chịu đi khám, chữa, lúc này khiến việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn. Sau đây, các bác sĩ hậu môn trực tràng của Thai Ha Clinic xin tư vấn giải đáp thắc mắc này của bệnh nhân qua nội dung sau.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Bệnh trĩ có chết không?

Bệnh trĩ có chết không? Theo các chuyên gia, bệnh trĩ không gây chết người nhưng nếu không được chữa trị bệnh trĩ đúng cách sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe người bệnh. Bởi nếu chữa trị kịp thời, đúng cách và có biện pháp khắc phục hiệu quả thì vừa giúp chữa trị hiệu quả, đồng thời giúp ngăn chặn được những biến chứng không mong muốn của bệnh.

Bệnh trĩ có chết không?
Bệnh trĩ có chết không?

Còn nếu người bệnh khi biết mình bị trĩ nhưng không chủ động đi thăm khám, chữa trị khiến bệnh chuyển sang mức độ nặng hơn, các biến chứng xuất hiện nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Tốt nhất, để tránh phải đối mặt với trường hợp xấu nhất, bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám, chữa trị bệnh càng sớm càng tốt ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Những tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh có lượng người mắc phải đang ngày càng tăng lên nhanh, đặc biệt là dân văn phòng, lái xe, thợ may, người ít vận động. Đa phần họ đều có tâm lý ngại ngần, xấu hổ và cho rằng bệnh không quá nguy hiểm nên chủ quan không đi thăm khám, chữa trị.

Nhiều trường hợp chỉ khi thấy tình trạng bệnh đã xuất hiện với mức độ nặng, có cảm giác đau đớn dữ dội mới chịu đi thăm khám thì lúc này, bệnh đã chuyển biến phức tạp và việc chữa trị cũng rất tốn kém, mất nhiều thời gian.

Thông thường, trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ, búi trĩ còn ở kích thước nhỏ thì người bệnh có thể sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để điều trị. Còn trường hợp bệnh trĩ đã chuyển sang mức độ nặng, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Ngược lại, nếu không chủ động đi chữa trị sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều tác hại nghiêm trọng của bệnh trĩ, cụ thể:

Những tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ
Những tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ

Ảnh hưởng đến sinh hoạt

Ngay khi bệnh trĩ mới khởi phát, mặc dù các triệu chứng chưa rõ ràng nhưng cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt ở khu vực hậu môn, đôi khi có hiện tượng đau rát mỗi khi vệ sinh khiến người bệnh luôn cảm thấy ngại ngần, khó chịu trước đám đông.

Bên cạnh đó, chính vì mắc phải bệnh mà khiến người bệnh không dám đi học, không dám đi làm và ngại tiếp xúc với người khác. Từ đó khiến chất lượng học tập, công việc sụt giảm nghiêm trọng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày.

Thiếu máu

Khi mắc phải bệnh trĩ, hầu như người bệnh nào cũng gặp phải biểu hiện đi ngoài ra máu. Trường hợp bệnh nhẹ, máu ra ít và chỉ thấm vào giấy vệ sinh, đôi khi lẫn ở phân. Còn trường hợp bệnh đã chuyển sang mức độ nặng, máu thường chảy thành tia lớn, thành giọt lớn.

Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài, không có biện pháp xử lý nhanh chóng thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị thiếu máu. Khi đó, bệnh nhân sẽ gặp phải một số biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, xa xanh xao, ngất xỉu, tụt huyết áp... rất nguy hiểm.

Tắc mạch búi trĩ

Tắc mạch là hiện tượng các cấu trúc mạch máu bị tắc nghẽn lại, dần hình thành nên cục máu đông. Nếu để lâu, quá trình lưu thông máu sẽ bị cản trở, không được lưu thông và làm tăng cơn đau ở hậu môn.

Với trường hợp bị tắc mạch búi trĩ ngoại, vùng rìa hậu môn của bệnh nhân thường xuất hiện cục máu đông hoặc cục máu nhỏ được một màng mỏng bao phủ và khó có thể tách ra. Khi thực hiện rạch cục máu, phần da trên dễ bị rỉ máu và hoại tử.

Còn với trường hợp bệnh nhân bị tắc mạch búi trĩ nội sẽ có kèm cảm giác vướng víu, chắn ngang ở hậu môn rất đau rát. Nếu vô tình ấn vào trực tràng sẽ thấy có cảm giác giống một cục cứng và phân chia ranh giới rõ rệt.

Sa nghẹt búi trĩ

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh trĩ ở cấp độ nặng, búi trĩ đã có kích thước lớn sẽ có xu hướng sa ra ngoài hậu môn. Bệnh nhân khi đó sẽ có hiện tượng phù nề, búi trĩ cũng trở nên cứng, to hơn bình thường và không thể thụt vào trong trực tràng nữa. Kéo dài sẽ gây ra nhiều đau đớn, làm ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của bệnh nhân.

Rối loạn chức năng co thắt

Trường hợp chủ quan để bệnh trĩ kéo dài, các hoạt động co thắt hậu môn cũng bị ảnh hưởng mà không riêng gì chức năng của hậu môn. Bệnh nhân khi đó thường mất kiểm soát trong việc đại tiểu tiện, dù có cảm giác buồn đi tiêu nhưng ít có phân, thậm chí là không có phân.

Viêm nhiễm hậu môn

Đây là biến chứng của việc người bệnh không chịu đi thăm khám, chữa trị kịp thời. Nguyên nhân là do búi trĩ bị sa ra ngoài, cộng với lượng dịch tiết ra nhiều ở hậu môn và không vệ sinh sạch sẽ, đúng cách sẽ dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập gây viêm nhiễm, lâu dần còn dẫn đến lở loét, hoại tử hậu môn.

Viêm nhiễm phụ khoa

Đối với nữ giới, do bộ phận sinh dục có cấu trúc mở và nằm gần với hậu môn nên khi mắc phải bệnh trĩ, nếu không chú ý vệ sinh, chữa trị nhanh chóng, đúng cách thì rất dễ khiến các tác nhân có hại xâm nhập vào vùng kín gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Như vậy, hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn có câu trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ có chết không. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bệnh nhân nên chủ động đi khám chữa bệnh trĩ ngay ở những địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín. Nếu có vấn đề thắc mắc cần tư vấn về bệnh trĩ bệnh nhân liên hệ ngay theo số Hotline: 0379.544.317 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn bệnh trĩ miễn phí.

Các thắc mắc khác liên quan bệnh trĩ:

Bệnh trĩ có tự khỏi được không

Bệnh trĩ có di truyền không

Bệnh trĩ có tái phát không

Bác sĩ tư vấn bệnh

Theo dõi Google Tin tức của Thai Ha Clinic.

Google Tin tức