Sốt siêu vi: Nguyên nhân và biểu hiện ở người lớn và trẻ em
Sốt siêu vi (sốt virus) là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và các biểu hiện sốt siêu vi ở người lớn và trẻ em. Hướng dẫn cách xử lý khi bị sốt siêu vi.
Vào những ngày thời tiết giao mùa, khi các vi khuẩn, virus có cơ hội phát triển, người lớn, đặc biệt là những người già và những em nhỏ rất dễ bị sốt siêu vi. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi nếu chữa trị chậm trễ, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy sốt siêu vi ở người lớn và trẻ em là gì, nguyên nhân, biểu hiện như thế nào?
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi (tên gọi khác là sốt virus) là hiện tượng sốt do các loại virus khác nhau gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận, khu vực nào trên cơ thể như phổi, ruột, các cơ quan trong hệ hô hấp…
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sốt siêu vi là do một số loại virus như: Rhinovirus, virus cúm, Coronavirus, Adenovirus… Mỗi loại virus khác nhau sẽ gây ra các biểu hiện sốt với nhiều triệu chứng khác nhau ở người bệnh.
Đối tượng dễ bị sốt siêu vi thường là trẻ em và người lớn tuổi, nguyên nhân là do hệ miễn dịch yếu, chưa đảm bảo. Khi hệ miễn dịch của những đối tượng đó bị suy yếu, các loại virus sẽ nhanh chóng tấn công và gây ra hiện tượng sốt.
Sốt siêu vi ở người lớn
Đối với những người lớn trong độ tuổi trưởng thành, nếu hệ miễn dịch không đảm bảo thì cũng dễ bị virus gây sốt siêu vi tấn công vào cơ thể. Vào những ngày thời tiết thay đổi theo mùa, người lớn dễ bị sốt siêu vi khá giống với trẻ em.
Thường thì ở người lớn, với những người có sức khỏe tốt, khi bị sốt siêu vi nếu tiến hành điều trị ngay thì chỉ cần từ 2 – 3 ngày là khỏi bệnh. Khi đó, virus gây sốt siêu vi cũng được tiêu diệt nhanh chóng, hiệu quả.
Còn nếu chữa trị muộn, người lớn sẽ có nguy cơ cao gặp phải rất nhiều biến chứng, tác hại cực kỳ nguy hiểm.
Sốt siêu vi ở trẻ em
Ở trẻ em thường dễ bị sốt siêu vi vào những ngày giao mùa, thời tiết thay đột ngột, và sức đề kháng ở trẻ kém nên dễ bị mầm bệnh tấn công gây bệnh. Nếu các bậc phụ huynh của trẻ chăm sóc đúng cách, hợp lý thì trẻ sẽ khỏi trong khoảng từ 7 – 8 ngày, đôi khi chậm nhất là 10 ngày.
Tốt nhất, cha mẹ của trẻ khi thấy trẻ bị sốt siêu vi thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Tránh tự ý mua thuốc về cho trẻ uống khi chưa có sự thăm khám, chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Các biểu hiện sốt siêu vi ở người lớn và trẻ em
Biểu hiện sốt siêu vi ở người lớn
Theo nghiên cứu, tùy vào sức đề kháng, hệ miễn dịch của mỗi người mà sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng, biểu hiện sốt siêu vi ở người lớn thường gặp:
Sốt
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng sốt siêu vi ở người lớn là sốt cao, khá giống với cơn cảm lạnh thông thường.
Bệnh nhân thường bị sốt rất cao, từ 38 – 39 độ C, thậm chí có trường hợp bị sốt cao tới 40 độ C (tùy vào từng loại virus gây bệnh).
Tùy vào từng trường hợp, biểu hiện sốt có thể khác nhau, có người bị sốt và giảm xuống trong vài giờ, sau khi giảm lại bị sốt tiếp, đôi khi kèm theo cảm giác ớn lạnh.
Trong trường hợp sốt cao, cần tiến hành hạ sốt nhanh chóng, đúng cách. Lưu ý là tránh sử dụng thuốc hạ sốt khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì sẽ dễ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Đau đầu
Đi kèm biểu hiện sốt cao những cơn đau đầu rất khó chịu, bệnh nhân bị đau, nhức ở vùng đầu dữ dội, thường có cảm giác choáng váng, chao đảo do hiện tượng sốt khiến máu lưu thông mạnh hơn, đồng thời các mạch máu cũng căng ra.
Bệnh nhân thường bị đau đầu ở những khu vực như trán, đỉnh đầu và thường chảy nước mắt, mắt có dấu hiệu cay, mắt đỏ trông rất ghê.
Đau mỏi toàn thân
Có cảm giác đau nhức, mỏi ở cơ bắp, đặc biệt là có dấu hiệu yếu cơ bắp ngay cả khi không hoạt động, vui chơi.
Mệt mỏi
Do phản ứng của hệ miễn dịch khi chống lại sự tấn công của mầm bệnh sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, người uể oải, dễ li bì, không có sức lực, không muốn làm gì.
Biểu hiện ở đường hô hấp
Bệnh nhân khi bị sốt siêu vi còn bị hắt hơi, đau họng, ho, ngạt mũi, khó thở, sưng đau, khó chịu ở cổ họng… do phản ứng sưng viêm tăng lên nhanh chóng.
Nổi phát ban
Cơ thể bệnh nhân sau khoảng 2 – 3 ngày bị sốt còn nổi nhiều chấm ban có màu đỏ, chấm ban thường li ti, rất ngứa ngáy khiến nhiều bệnh nhân lầm tưởng đây là biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết.
Viêm hạch
Đây cũng là một trong những dấu hiệu của sốt siêu vi ở người lớn. Bệnh nhân có thể sờ cũng như quan sát thấy các hạch sưng to ở khu vực mặt, cổ, vùng đầu.
Các biểu hiện khác
Ngoài ra, bệnh nhân khi bị sốt siêu vi còn gặp phải một số biểu hiện, triệu chứng khác như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, ớn lạnh toàn thân, tiêu chảy, nôn…
Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi ở mức độ nhẹ thường không đáng ngại. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên chủ quan khi bị sốt siêu vi, nếu nhận thấy có các triệu chứng bất thường đi kèm sốt siêu vi thì cần nhanh chóng đi thăm khám ngay.
Biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ em
Các triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em khá giống với các triệu chứng ở người lớn. Do đó, cha mẹ cần phải chú ý để kịp thời đưa trẻ đi thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt khi thấy trẻ bị sốt siêu vi.
Cha mẹ có thể nhận biết các biểu hiện, dấu hiệu khi trẻ bị sốt siêu vi như: Sốt cao, đau mỏi khắp cơ thể, đau nhức đầu, trẻ quấy khóc, không chịu chơi, lười ăn, nôn ói, người mệt mỏi, ngủ nhiều, ngủ thường xuyên bị giật mình, nổi ban toàn thân…
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để được hỗ trợ xử lý ngay.
Cách xử lý khi bị sốt siêu vi
Trường hợp bị sốt siêu vi, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi tại nhà đầy đủ, ăn các loại thức ăn mềm, nhẹ như cháo, súp để giúp nhanh hồi phục. Cần chú ý bổ sung lại lượng nước đã mất đi bằng cách bổ sung các loại nước chứa chất điện giải như oresol, nước chanh, nước dừa.
Người bệnh cũng cần bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều vitamin như các loại rau củ, trái cây để giúp tăng sức đề kháng, giúp làm giảm biểu hiện bệnh.
Trường hợp có các biểu hiện nghiêm trọng như đau nhức cơ thể, sốt cao thì bệnh nhân nên đi thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể để kê một số loại thuốc làm giảm biểu hiện.
Thường thì sốt siêu vi không thể khỏi khi sử dụng thuốc kháng sinh, nguyên nhân là do thuốc kháng sinh được bào chế để tiêu diệt vi khuẩn, không có tác dụng tiêu diệt virus. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc kháng sinh về để chữa khi bị sốt siêu vi.
Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này có thể làm rối loạn các hoạt động của dạ dày, hệ tiêu hóa, thậm chí là dễ gây tổn thương các cơ quan như thận, gan.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên mặc các loại trang phục thoáng mát, rộng rãi, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh đi lại, vận động, chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp… để giúp hỗ trợ điều trị khi bị sốt siêu vi.
Như vậy, trên đây là tất cả những chia sẻ về hiện tượng sốt siêu vi ở người lớn và trẻ em, hy vọng mọi người có thể nắm rõ hơn. Nếu còn vấn đề gì, các bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Bài viết liên quan: