Cảm cúm và cảm lạnh là gì? Cách nhận biết và phòng tránh

Cập nhật:

17/12/2022 2:28 PM

Tác giả:

BS. Lại Kiều Hoa

Cảm cúm và cảm lạnh là gì? Cách nhận biết bệnh cảm cúm và cảm lạnh như nào? Chuyên gia chia sẻ chi tiết về bệnh cảm cúm và cảm lạnh.

Cảm cúmcảm lạnh là hai trong số khá nhiều bệnh lý mà mỗi khi thời tiết chuyển mùa đột ngột, hầu như ai cũng dễ gặp phải một vài lần trong đời. Tuy nhiên, vì có một số biểu hiện giống nhau nên hầu như vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai chứng bệnh. Vậy cảm cúm và cảm lạnh là gì? Cách nhận biết và phòng tránh như thế nào, mời các bạn cùng các chuyên gia tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Cảm cúm và cảm lạnh là gì?

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và thường nặng hơn chứng cảm lạnh. Đây là bệnh bắt nguồn từ một loại bệnh của động vật có vú và chim do virus cúm dạng RNA gây ra.

Cảm cúm và cảm lạnh là gì?
Cảm cúm và cảm lạnh là gì?

Theo nghiên cứu, bệnh cảm cúm chủ yếu là do virus nhóm A và B gây ra, được chia thành nhiều dạng kháng thể của huyết thanh như sau:

  • H5N1 cúm “gia cầm”
  • H1N1 “cúm Tây Ban Nha”
  • H1N2 gây cúm ở người và lợn
  • H3N2 “cúm Hồng Kông”
  • H2N2 “cúm Á châu”
  • H7N7 có nguy cơ gây cúm ở người và gia cầm
  • H9N2, H7N2, H7N3, H10N7

Nhiều nghiên cứu cho biết, bệnh cảm cúm thường xuất hiện kéo dài từ mùa thu đến mùa xuân, đặc biệt là vào những ngày lạnh giá của mùa đông. Bệnh gặp nhiều ở những người có hệ miễn dịch kém, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai…

Tốc độ lây lan của bệnh cúm khá là nhanh do bệnh nhân hít phải không khí chứa virus gây bệnh cúm. Có khá nhiều chủng loại virus cúm gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe, thậm chí là gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân.

Thường thì các trường hợp bị cảm cúm sẽ khỏi bệnh trong khoảng từ 5 – 7 ngày nếu điều trị đúng cách, nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, nếu chữa trị muộn, virus gây cúm có thể xâm nhập vào phổi của bệnh nhân dẫn đến viêm phổi, thậm chí là gây tử vong.

Chính vì vậy, mọi người nên chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm mỗi năm để tránh gặp phải bệnh.

Cảm lạnh là gì?

Khác với cảm cúm, cảm lạnh là một bệnh lý truyền nhiễm chủ yếu với tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên, bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất thường là mũi. Bệnh thường xảy ra vào những ngày mưa, lạnh nên được gọi là cảm lạnh.

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh cảm lạnh có tới hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây ra. Trong đó, virus điển hình gây bệnh thường là Rhinovirus, loại này có tới hơn 100 chủng khác nhau.

Ngoài ra, một số loại virus khác cũng có thể gây bệnh cảm lạnh như Coronavirus, Enterovirus…

Virus khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhanh chóng tấn công vào cơ thể, sau đó phát triển, sinh sôi và bệnh nhân khi đó sẽ gặp phải một số triệu chứng của bệnh.

Thường thì bệnh ảnh hưởng nhiều đến mũi, họng và các xoang do hệ thống miễn dịch trong cơ thể phản ứng, chống lại virus gây bệnh cảm lạnh.

Hầu hết mọi người đều dễ bị cảm lạnh khi thời tiết chuyển sang lạnh do vào thời tiết này, các loại virus dễ sinh sôi, phát triển và dễ xâm nhập vào cơ thể.

Bệnh nhân khi bị cảm lạnh nếu được điều trị đúng cách, các triệu chứng sẽ tự hết trong vòng từ 7 – 10 ngày. Trong thời gian đó, bệnh nhân cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách nhận biết cảm cúm và cảm lạnh

Mọi người cần nắm rõ bệnh cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh khác nhau để tránh nhầm lẫn. Dưới đây là cách nhận biết cụ thể giữa bệnh cảm cúm và cảm lạnh, mọi người nên nắm rõ:

Dấu hiệu cảm cúm

Các biểu hiện của chứng cảm cúm thông thường khá giống với cảm lạnh nên có khá nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ các biểu hiện của hai bệnh này, cụ thể:

  • Triệu chứng đầu tiên và điển hình của bệnh cảm cúm đó là sốt. Cơn sốt thường diễn ra đột ngột do virus tấn công và người bệnh thường bị sốt cao kéo dài.
  • Người lớn có thể bị sốt từ 38 – 39 độ C, kéo dài từ 3 – 4 ngày. Còn ở trẻ em dễ bị sốt cao hơn, nặng hơn và rất nguy hiểm.
  • Người bị cảm cúm thường bị đau đầu thường xuyên, liên tục so với bị cảm lạnh thông thường.
  • Biểu hiện tiếp theo là ho khan, về sau bệnh nhân dễ bị ho có đờm, ngạt mũi rất khó chịu. Đối với trẻ em khi bị cảm cúm thường khó ngủ, thường xuyên quấy khóc, tắc mũi, thở khò khè.
  • Người bị cảm cúm thường xuyên mệt mỏi, đau nhức mỏi các khớp, các cơ, đau khắp người, thậm chí là bị kiệt sức khi bệnh ở mức độ nặng.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng gặp phải các triệu chứng của bệnh cảm cúm khác như chảy dịch mũi, hắt hơi, thay đổi khẩu vị ăn uống, nuốt đau, người khó chịu…

Dấu hiệu cảm lạnh

Bệnh nhân sau khi tiếp xúc với virus sau 1 – 3 ngày thường có các biểu hiện điển hình của cảm lạnh. Trường hợp cảm lạnh thông thường thường có các dấu hiệu nhẹ, tùy vào từng trường hợp.

Trong khoảng 3 ngày đầu, nếu không chú ý thì người bệnh dễ lây nhiễm bệnh cảm lạnh sang cho những người khác. Cụ thể thì các biểu hiện cảm lạnh thường bao gồm:

  • Khi bị cảm lạnh, biểu hiện đầu tiên mà người bệnh gặp phải đó là đau họng, thường kèm theo biểu hiện đau rát ở cổ họng, họng có dấu hiệu sưng đỏ khiến bệnh nhân gặp phải nhiều khó khăn trong việc nuốt thức ăn và thường bị ho.
  • Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường bị nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nhiều nước mũi. Khi bệnh cảm lạnh ở mức độ nghiêm trọng hơn, nước mũi thường có màu xanh, màu vàng, thậm chí là nếu bị nhiễm trùng thì dịch mũi thường trở nên đặc hơn.
  • Đôi khi, người bị cảm lạnh thường bị đau đầu, người khó chịu kèm cảm giác bứt rứt. Trẻ em khi bị cảm lạnh thường bị sốt nhẹ, đôi khi bị đổ mồ hôi, bị nóng trong người.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng gặp phải các triệu chứng khác của bệnh cảm lạnh như đau nhức đầu, khó chịu trong người, mất vị giác, đau mỏi cơ, sưng nhiều hạch bạch huyết…

Cách phòng tránh cảm cúm và cảm lạnh như nào

Như đã nói, bệnh cảm cúm và cảm lạnh rất dễ gặp phải, chính vì vậy mọi người nên tự phòng tránh bằng một số biện pháp sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, chú ý đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, có khoa học.
  • Giữ cơ thể ẩm, tránh bị lạnh vào những ngày thời tiết giao mùa.
  • Uống đầy đủ nước cho cơ thể.
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Hạn chế làm việc, tiếp xúc với môi trường chứa nhiều khói bụi, hóa chất và cần có đồ bảo vệ khi ra ngoài đường phố.

Như vậy, qua những chia sẻ trong bài viết này cũng đã giúp mọi người phân biệt rõ hơn về bệnh cảm cúm và cảm lạnh cũng như các biểu hiện, triệu chứng. Nếu không may gặp phải thì mọi người hãy chủ động đi thăm khám để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhé.

Đọc thêm:

- Sars Cov 2 là gì

- Sốt siêu vi là gì

- Nguyên nhân sốt phát ban ở người lớn

Bác sĩ tư vấn bệnh

Theo dõi Google Tin tức của Thai Ha Clinic.

Google Tin tức