Đi đại tiện ra máu sau khi sinh phải làm sao?
Nhiều phụ nữ có hiện tượng đại tiện ra máu sau khi sinh? Vậy nguyên nhân do đâu? Khi bị phải làm sao? Lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia.
Có rất nhiều phụ nữ có hiện tượng đại tiện ra máu sau khi sinh, nguyên nhân của tình trạng này là do tử cung sau sinh mở rộng làm áp lực xuống vùng xương chậu nặng nề thêm cùng với việc khi sinh phải rặn, chế độ ăn uống kiêng khem không khoa học khiến cho chị em phụ nữ sau sinh thường mắc hiện tượng đó và đây cũng là triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ sau sinh.
Tại sau chị em lại hay bị đại tiện ra máu sau khi sinh?
Chị em sau sinh thường có hiện tượng đi đại tiện ra máu, nguyên nhân của tình trạng này thường do:
Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn, gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu triệu chứng táo bón, bệnh trĩ.
Khi phụ nữ vượt cạn, việc gồng mình rặn không đúng cách làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài, bị sa trĩ khiến khi đi vệ sinh có thấy máu ra theo.
Sau khi sinh, các sản phụ phải thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem như: ít ăn rau (sợ nhiễm giun), không uống nhiều nước (để sữa cho con bú không bị loãng)…
Phụ nữ sau khi sinh nếu phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều (ít thay đổi tư thế), ít di chuyển, nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.
Bị bệnh trĩ: Những người bị bệnh trĩ cũng dễ bị đi đại tiện ra máu. Người bị viêm phế quản mãn tính, bị dãn phế quản, lao động nặng nhọc… làm tăng áp lực trong ổ bụng, cũng rất dễ bị bệnh trĩ.
Những người bị táo bón kinh niên: Chứng táo bón làm xuất hiện các búi trĩ khi các búi này lớn lên đến một mức độ nào đó, chúng sẽ ra ngoài hậu môn, tạo thành búi trĩ. Đặc biệt, những phụ nữ trong quá trình mang thai đã bị trĩ, sau khi sinh con nếu không biết giữ gìn sức khỏe sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Nguyên nhân gây ra đại tiện ra máu sau sinh
Đi ngoài ra máu sau sinh có rất nhiều triệu chứng bệnh nhưng biểu hiện nhất thường thấy là:
Đi ngoài ra máu: Triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất tất nhiên sẽ là đi ngoài ra máu. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám bệnh. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, người bệnh sẽ tình cờ phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Bệnh nặng hơn nữa cứ mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
Sa búi trĩ: Hiện tượng này thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, và người bệnh hình thành búi trĩ tại hậu môn, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối dị vật ở hậu môn to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Một số triệu chứng khác: Bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như thấy đau khi đi đại tiện, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Nếu bị đại tiện ra máu sau khi sinh phải làm sao?
Các chuyên gia tại phòng khám đa khoa 11 Thái Hà đưa ra lời khuyên cho bạn, khi thấy hiện tượng đi ngoài ra máu, cần phải tránh để không bị táo bón bằng cách:
Cần thay đổi chế độ ăn uống của bản thân, nên bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây để có đủ chất xơ và lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Nếu bị táo bón, chưa phải nặng dẫn đến trĩ các sản phụ hãy khắc phục chứng táo bón bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày thay vì sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ.
Không nên dùng hết lực mỗi khi đại tiện: Giai đoạn này nhu động của dạ dày cũng chậm giảm hơn, cơ thịt khoang chậu và cơ thịt xung quanh hậu môn càng co chặt, vết thương ở âm đạo và đau do trĩ nên sản phụ không dùng hết lực để đại tiện.
Sinh hoạt khoa học: Sau khi sinh nữ giới thường nằm nhiều hoạt động ít, lại hấp thụ nhiều thực phẩm dễ gây ra bí tiện, gây trĩ mạnh hơn cần phải hạn chế việc này, hoạt động nhiều hơn đồng thời tránh hoạt động mạnh.
Tiến hành tập luyện cơ thịt khoang chậu, luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.
Trong trường hợp đã thành bệnh trĩ các sản phụ nên đến các phòng khám chữa bệnh trĩ uy tín để khám và được tư vấn điều trị triệt để.
Với những thông tin như trên, mong rằng các bạn đã phần nào hiểu thêm về hiện tượng đại tiện ra máu sau khi sinh từ đó có những lưu ý phòng bệnh và giảm thiểu mức độ của bệnh. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác, ngay bây giờ hãy Click chat trực tuyến với các chuyên gia phòng khám chữa bệnh trĩ Thái Hà ở ô bên dưới để được tư vấn một cách đầy đủ. Nếu không hãy trực tiếp đến phòng khám tại địa chỉ: số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được thăm khám ngay hôm nay. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!