Bí tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách chữa trị
Bí tiểu là chứng bệnh có thể gặp cả ở nam giới và nữ giới. Vậy bí tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách chữa trị như thế nào?
Bí tiểu là chứng bệnh có thể gặp cả ở nam giới và nữ giới nhưng tỷ lệ mắc chứng bí tiểu ở nam giới sẽ cao hơn. Vậy bí tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách chữa trị như thế nào? Mọi người hãy tham khảo thông tin trong bài viết sau để có câu trả lời chính xác!
Bí tiểu là gì?
Bí tiểu hay còn được gọi là tiểu khó, đây là tình trạng mà người bệnh đi tiểu gặp nhiều khó khăn kể cả khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, có khi phải rặn mạnh hoặc rặn một lúc lâu thì mới đi tiểu được.
Thông thường, bàng quang của cơ thể con người chứa khoảng mức từ 200ml – 300ml nước tiểu sẽ có phản ứng kích thích buồn tiểu tới hệ thần kinh, con người sẽ dựa vào kích thích trên để đi tiểu kịp thời, đảm bảo đào thải toàn bộ nước tiểu qua một lần tiểu.
Những người khỏe mạnh sẽ có tần suất đi tiểu rơi vào khoảng 6 – 8 lần và trải dài cả ngày, tỷ lệ tiểu đêm thường rất ít. Nếu như tần suất mà mỗi lần bạn đi tiểu gặp nhiều khó khăn để đào thải nước tiểu ra ngoài và đi tiểu nhiều hơn hạn mức trên, đi kèm có dấu hiệu đi tiểu đêm nhiều lần thì đó là cảnh báo sớm tình trạng bí tiểu.
Tình trạng bí tiểu kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe và phiền phức cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như tiểu không hết, tiểu đau buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Những người lớn tuổi (khoảng 40 tuổi trở lên) là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều lần so với người còn trẻ.
Nguyên nhân gây ra bí tiểu
Quá trình tiểu tiện ra ngoài cần có sự phối hợp hoạt động từ bàng quang, cổ bàng quang đến niệu đạo và cuối cùng là ở lỗ tiểu để đào thải nước tiểu ra ngoài. Những nguyên nhân gây ra bí tiểu thường là do những yếu tố sau:
Bàng quang không thể tự co bóp
Bàng quang là bộ phận chứa đựng nước tiểu của con người, nếu như tại bộ phận này không xảy ra quá trình co bóp hoặc giãn nở thường là do sỏi bàng quang, chấn thương, mất liên lạc với hệ thống dây thần kinh, cơ vòng bị viêm,… nên dẫn tới tình trạng bí tiểu.
Bị viêm nhiễm đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp nhất ở cả nam và nữ, triệu chứng bệnh thường gặp là sưng niệu đạo, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu. Vi khuẩn tấn công vào đường tiết niệu có thể tấn công lên nhiều bộ phận bên trong cơ thể của người bệnh nên sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng chéo các bộ phận lân cận như bàng quang, thận,...
Viêm đường tiết niệu có thể lây lan do có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với người đang mắc bệnh hoặc do có thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.
Hẹp niệu đạo
Tình trạng hẹp niệu đạo thường gặp ở nam giới do dương vật có nguy cơ bị tổn thương hơn so với âm đạo của nữ giới. Nếu như tại dương vật xảy ra chấn thương làm hình thành sẹo, phần niệu đạo có thể bị nhiễm trùng và khiến hẹp niệu đạo gây ra bí tiểu cho người bệnh.
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị bệnh sai cách
Một số loại thuốc khi sử dụng không cẩn thận có thể gây ra tình trạng bí tiểu, tiểu rắt khó khăn, tiểu nhiều lần như thuốc kháng sinh, thuốc giãn cơ, thuốc điều chỉnh huyết áp, thuốc trầm cảm, thuốc an thần. Người bệnh khi sử dụng nên tuân thủ theo liều lượng mà bác sĩ quy định, tránh dùng sai tên thuốc mà có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe.
Do di chứng sau khi thực hiện phẫu thuật
Những người vừa thực hiện xong phẫu thuật, nhất là những can thiệp vào khu vực khớp háng, phẫu thuật tại các cơ quan thuộc hệ thống sinh sản, phẫu thuật trĩ tại trực tràng, thực hiện phá thai,… có thể khiến cho chức năng tiểu tiện tạm thời khó khăn.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc được sử dụng trong phẫu thuật như thuốc gây tê, thuốc gây mê, thuốc giảm đau,… thường được dùng nhiều cho bệnh nhân và có thể khiến tình trạng bí tiểu xảy ra. Nếu như có bất thường, người bệnh hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Đang bị táo bón
Một số người gặp khó khăn khi đi đại tiện ra ngoài sẽ khiến cho phân cứng lại và tích tụ nhiều ở trong trực tràng. Đây là vị trí rất gần với bàng quang và niệu đạo của con người.
Rất nhiều trường hợp do khối lượng phân cứng lại quá lớn mà đẩy sát bàng quang vào gần niệu đạo, khiến cho niệu đạo bị chèn ép gây ra tiểu khó, tiểu rắt.
Viêm bàng quang
Tình trạng bàng quang bị nhiễm trùng do có dị vật hoặc vi khuẩn tấn công vào đây gây ra chít hẹp đường tiểu, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau tức phần bụng dưới do bàng quang bị tổn thương, dẫn đến bí tiểu kéo dài.
Tổn thương các dây thần kinh trung ương
Nếu như người bệnh bị tổn thương đến các dây thần kinh trung ương như chấn thương cột sống, viêm tủy sống, gãy xương, viêm não, chảy máu, viêm màng não, tổn thương não,… dẫn đến mất cảm giác và phản ứng ở cơ thể nên gây ra bí tiểu.
Sa trực tràng
Tình trạng sa trực tràng là biểu hiện thường gặp ở những người đang mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nặng. Vì phần trực tràng bị sa ra ngoài nên sẽ tác động vào phần bàng quang nên khiến cho cơ thể gặp phải hiện tượng rối loạn tiểu tiện khiến cho người bệnh bị bí tiểu, tiểu rắt và đại tiện khó khăn.
Ung thư bàng quang
Nếu như viêm bàng quang trở nặng và có xuất hiện nhiều khối u ác tính sẽ gây ra ung thư bàng quang. Các khối u làm tắc lỗ niệu đạo, làm cho nước tiểu không thể thoát ra được nên gây ra tình trạng bí tiểu.
Cách để nhận biết và chẩn đoán ung thư bàng quang hiện nay chỉ thông qua siêu âm hoặc nội soi bàng quang để có kết luận về ung thư bàng quang chính xác.
Triệu chứng của bí tiểu
Bí tiểu thường có không có thời gian dài ủ bệnh, ngay khi các bộ phận phụ trách đào thải chất độc trong cơ thể gặp phải vấn đề bất thường, người bệnh sẽ nhận thấy được những triệu chứng của bí tiểu xuất hiện trên cơ thể của mình:
- Đau nhiều ở vùng chậu hoặc ở niệu đạo
- Không có khả năng đi tiểu, mỗi lần buồn tiểu đều có cảm giác rất khó khăn
- Đi tiểu mỗi ngày nhiều hơn 8 lần, mỗi lần đi tiểu lượng nước rất ít
- Lúc nào trong người cũng có cảm giác bồn chồn, bứt rứt, khó chịu do muốn đi tiểu
- Có triệu chứng tiểu đêm nhiều lần, mỗi đêm có thể đi tiểu nhiều tới mức mất ngủ, suy nhược
- Thường xuyên đau tức thắt lưng lan xuống bụng dưới
- Khó tự chủ khi đi tiểu, chỉ luôn nghĩ đến vấn đề đi tiểu nhưng không thể kiểm soát được số lần buồn tiểu ở cơ thể mình
- Cơ thể người bệnh suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, thi thoảng sốt cao nên có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Xem thêm:
- Đi ngoài ra máu là bị bệnh gì
Tác hại bí tiểu gây ra cho sức khỏe
Tình trạng bí tiểu kéo dài không những khiến cho chức năng của các bộ phận phụ trách thải độc suy giảm mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một số tác hại của chứng bí tiểu gây ra cho sức khỏe của con người như:
- Tổn thương bàng quang nghiêm trọng: Nếu như người bệnh cảm thấy bí tiểu trong một thời gian dài, nước tiểu không được đào thải ra ngoài toàn bộ, phần bàng quang sẽ trở nên căng cứng, có dấu hiệu phồng hơn bình thường dẫn đến tổn thương. Vì để căng cứng trong một thời gian dài, bàng quang dần mất khả năng co bóp tự nhiên để thải nước tiểu, dẫn đến khó kiểm soát lượng nước tiểu hình thành.
- Suy nhược cơ thể: Những người bị chứng bí tiểu hành hạ sẽ thường xuyên phải đi tiểu liên tục nhưng không có kết quả sẽ khiến cơ thể suy nhược. Tình trạng buồn tiểu nhưng không tiểu được theo thời gian sẽ làm người bệnh mệt mỏi, tự ti, lo lắng, bồn chồn, khó tập trung cho công việc và hoạt động sống mỗi ngày, dẫn đến sức khỏe suy giảm rõ rệt.
- Viêm thận dẫn đến suy thận: Đi tiểu khó khăn sẽ khiến cho niệu đạo, bàng quang và cả thận đều bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công. Nước tiểu ứ đọng lâu ngày sẽ gây ra viêm thận, từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng của thận dẫn đến suy thận.
Cách chữa trĩ tình trạng bí tiểu hiệu quả
Vì tình trạng bí tiểu ở con người bao gồm bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính, cho nên, cần dựa vào mức độ đang bị bí tiểu ở cơ thể của người bệnh như thế nào thì mới có phương pháp điều trị đạt được hiệu quả cao, tránh để sót mầm bệnh mà khiến cho bí tiểu tái phát trở lại.
Có nhiều phương pháp điều trị bí tiểu có kết quả khả quan, dưới đây là những cách chữa bí tiểu có hiệu quả cao mà mọi người nên tham khảo:
Hệ thống điều trị sóng ngắn CRS
Hệ thống điều trị sóng ngắn CRS sẽ sản sinh ra sóng đa chiều bao gồm chùm tia sóng tập trung có thành phần hữu cơ thẩm thấu vào sâu bên trong cơ thể của người bệnh. Luồng sóng trên sẽ tấn công đến khu vực có tổn thương, điều trị khu vực viêm nhiễm nhằm khử khuẩn hiệu quả.
Bên cạnh đó, miễn dịch ở cơ thể của người bệnh sẽ được cải thiện mạnh mẽ hơn nhằm đẩy toàn bộ dịch viêm ra bên ngoài. Quá trình điều trị viêm nhiễm tại bàng quang, niệu đạo của người bệnh vì thế mà đạt được hiệu quả cao.
Hệ thống điều trị điện trường xâm lấn tối thiểu
Với trường hợp nam giới bị viêm tuyến tiền liệt hoặc tại cơ quan sinh sản nữ giới bị tổn thương làm xuất hiện tình trạng bí tiểu mãn tính ở cơ thể của mình, can thiệp chữa bệnh bằng hệ thống điều trị điện trường xâm lấn tối thiểu sẽ có hiệu quả cao, đảm bảo tình trạng bí tiểu được chữa trị triệt để, không tái phát.
Bác sĩ thực hiện sẽ dùng hệ thống máy móc kỹ thuật cao, kết hợp với máy nội soi tân tiến để tìm ổ viêm nhiễm chuẩn xác. Sau đó, bác sĩ dùng sóng tần có nhiệt độ phù hợp để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn tại vị trí bị viêm nhiễm trong cơ thể của người bệnh.
Thời gian chữa trị bệnh bằng hệ thống điều trị điện trường xâm lấn tối thiểu nhanh chóng, chỉ vào khoảng 30 phút, đảm bảo an toàn, không chảy máu nhiều, không để lại sẹo, giúp bảo toàn chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể người bệnh.
Hiện cả 2 kỹ thuật chữa trị bí tiểu hiệu quả trên đang được áp dụng thành công tại phòng khám đa khoa Thái Hà, giúp cho người bệnh cảm thấy hài lòng khi quyết định điều trị tại phòng khám. Vì vậy, mọi người cần nhanh chóng đi khám sức khỏe từ sớm để có kết quả điều trị hiệu quả!
Mong rằng với những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách chữa trị bí tiểu là gì có trong bài viết trên đã giúp cho mọi người nắm được đầy đủ các kiến thức cần thiết. Nếu như mọi người vẫn còn băn khoăn cần được tư vấn, hãy Click Tại Đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0379 544 317 để được giải đáp nhanh chóng!
Có thể bạn sẽ quan tâm: