Ung thư tinh hoàn: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Cập nhật:

17/12/2022 2:32 PM

Tác giả:

BS. Nguyễn Duy Mến

Cùng tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến bệnh ung thư tinh hoàn như: nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và các cách chữa trị để có thể nắm rõ hơn.

Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh không hiếm gặp nhưng cũng không phải là không có. Căn bệnh này thường tiến triển âm thầm, kín đáo và phần lớn chỉ phát hiện khi khối u di căn sang các khu vực lân cận. Chính vì vậy, việc phát hiện, chữa trị kịp thời là điều rất cần thiết để giúp bảo đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, mời mọi người cùng tìm hiểu về các vấn đề có liên quan đến bệnh ung thư tinh hoàn như: nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và các cách chữa trị để có thể nắm rõ hơn.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn là một dạng bệnh lý xảy ra ở tinh hoàn, đây là hiện tượng xuất hiện các khối u ác tính ở một trong hai bên tinh hoàn phát triển bất thường, không thể kiểm soát được.

Căn bệnh này là loại bệnh ung thư rất phổ biến và độ tuổi dễ gặp phải là từ 15 – 34 tuổi. Tuy nhiên, loại ung thư này lại có tỷ lệ chữa khỏi khá cao nếu được phát hiện, chữa trị sớm.

Một vài thống kê cho biết, có tới 95% trường hợp có tỷ lệ sống ít nhất là 5 năm sau khi được phát hiện, và có khoảng 90% các trường hợp có tỷ lệ khỏi bệnh sau 10 năm hoặc hơn sau khi được chữa trị kịp thời.

Theo nhiều nghiên cứu, nhóm đối tượng sau thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn cao nhất:

  • Những người có tinh hoàn ẩn có tỷ lệ bị ung thư tinh hoàn rất cao, chiếm tới 2,5 lần đến 11 lần so với những người khác.
  • Người có tinh hoàn có dị tật, phát triển bất thường, tinh hoàn teo.
  • Người có tiền sử, gia đình bị ung thư tinh hoàn.
  • Người từng mắc phải các bệnh có liên quan đến đến cơ quan sinh dục, ví dụ như thoát vị bẹn, quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn... và chữa trị không dứt điểm.
  • Những người da trắng.
Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chia bệnh ung thư tinh hoàn thành 4 giai đoạn khác nhau để giúp việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh có hiệu quả, cụ thể:

Giai đoạn 0

Ở giai đoạn này của bệnh, có thể tìm thấy các tế bào có dấu hiệu phát triển không bình thường ở nơi các tế bào tinh trùng đang bắt đầu phát triển. Các tế bào này ban đầu vẫn nằm trong trong tinh hoàn và chưa lan ra ngoài nên không có bất kỳ biểu hiện, triệu chứng nhận biết nào.

Giai đoạn này thường được gọi là ung thư biểu mô tế bào và ung thư tế bào mầm tinh hoàn.

Giai đoạn 1

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn I, khối u ác tính đã được hình thành ở khu vực bìu, chưa lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận. Giai đoạn này của bệnh thường được chia thành nhiều giai đoạn nhỏ đó là giai đoạn IA, IB và IS, cụ thể:

  • Giai đoạn IA: Đây là giai đoạn mà khối u có thể phát triển ở tinh hoàn, mào tinh hoàn, thậm chí là lan đến lớp bên trong của màng bao quanh tinh hoàn.
  • Giai đoạn IB: Khối u ác tính ở giai đoạn này đã lan đến các mạch máu, hạch bạch huyết trong tinh hoàn và lan đến lớp ngoài của màng bao quanh tinh hoàn, thậm chí lan đến vùng bìu.
  • Giai đoạn IS: Khối u có thể được tìm thấy ở vùng bìu, dây thần kinh hoặc ở bất cứ vị trí, khu vực nào trong tinh hoàn.

Giai đoạn 2

Khi bệnh ung thư tinh hoàn chuyển sang giai đoạn 2, có thể tìm thấy khối u tại bất kỳ khu vực nào trong tinh hoàn và được phân chia theo 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn IIA: Có thể tìm thấy khối u ở nhiều vị trí khác nhau trong tinh hoàn, ở bìu, dây thần kinh và lan đến 5 hạch bạch huyết ở bụng. Kích thước khối u lúc này còn nhỏ (dưới 2cm).
  • Giai đoạn IIB: Khối u có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trong tinh hoàn, bìu, dây thần kinh và lan rộng nhiều hơn đến 5 hạch bạch huyết. Kích thước của các hạch bạch huyết không lớn hơn 5cm.
  • Giai đoạn IIC: Khối u ở nhiều nơi trong tinh hoàn, dây thần kinh, vùng bìu và đã lan đến một hạch bạch huyết ở bụng lớn hơn 5cm.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 của bệnh ung thư tinh hoàn cũng được chia thành 3 giai đoạn khác nhau dựa vào sự xuất hiện của khối u ở các cơ quan lân cận, cụ thể:

  • Giai đoạn IIIA: Khối u ác tính đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở bụng, có thể lan sang các hạch bạch huyết ở xa hoặc ở phổi.
  • Giai đoạn IIIB: Khối u có thể có hiện tượng phân mảnh, sau đó lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở bụng, tương tự như ở giai đoạn IIIA.
  • Giai đoạn IIIC: Khối u đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở bụng, hạch bạch huyết xa hoặc phổi.

Giai đoạn 4

Bệnh khi chuyển đến giai đoạn này, khối u đã lan rộng xa khỏi tinh hoàn và lan đến các cơ quan khác như bàng quang, thận, tuyến tiền liệt... và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia, bệnh ung thư tinh hoàn không có khả năng lây nhiễm và có thể chữa khỏi. Do đó, cần phát hiện, chẩn đoán và chữa trị sớm ngay khi bệnh ở giai đoạn đầu. Tùy vào từng giai đoạn, mức độ di căn của khối u mà tỷ lệ khỏi bệnh có thể khác nhau. Trường hợp bệnh ở giai đoạn cuối, việc chữa trị hầu như không có hiệu quả, tỷ lệ tử vong cũng rất cao.

Có thể nam giới cần biết về bệnh tinh hoàn:

- Bệnh đau tinh hoàn

- Bệnh viêm tinh hoàn

- Giản tĩnh mạch thừng tinh

Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn ở nam giới

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, trong một vài nghiên cứu cho thấy, khối u ác tính này có thể hình thành do các tế bào mầm ở bên trong tinh hoàn gây ra.

Các tế bào mầm này phát triển một cách nhanh chóng, bất thường khó có thể kiểm soát được. Điều này nhanh chóng hình thành nên khối u ác tính ở tinh hoàn, đó là tiền đề của bệnh ung thư tinh hoàn. Có đến hơn 90% các trường hợp bị ung thư tinh hoàn bắt nguồn từ nguyên nhân này.

Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư tinh hoàn nhưng các nhà khoa học cũng đang nghi ngờ một số yếu tố, nguyên nhân sau có thể làm gia tăng sự hình thành của khối u như:

Tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn là hiện tượng tinh hoàn nằm ở ổ bụng mà lại không nằm ở bìu, nơi đáng ra nó phải ở đó. Thông thường, tinh hoàn sẽ phát triển trong bụng của các bé trai và sau vài năm, chúng sẽ dần di chuyển xuống vùng bìu theo đúng vị trí của nó để cơ quan sinh dục nhanh chóng hoàn thiện.

Tuy nhiên, do bất kỳ lý do nào đó mà tinh hoàn không chịu di chuyển xuống bìu hoặc trong quá trình di chuyển bị kẹt lại ở vùng háng. Hiện tượng này nếu không được can thiệp kịp thời thì các bé trai có nguy cơ cao bị tinh hoàn ẩn.

Một thống kê cho biết, có tới hơn 80 – 85% các trường hợp bị ung thư tinh hoàn bắt nguồn từ nguyên nhân tinh hoàn ẩn.

Biến chứng của bệnh quai bị

Trường hợp này tuy hiếm gặp nhưng cũng không phải là không xảy ra, nguyên nhân là do bệnh quai bị khiến vùng tinh hoàn bị viêm với những biểu hiện như đau nhức ở tuyến nước bọt, sốt cao đột ngột, sưng đỏ ở 1 hoặc 2 bên mang tai, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức người.

Nếu không tiến hành chữa trị kịp thời, virus quai bị sẽ xâm nhập vào cơ thể và lan sang các bộ phận lân cận, đặc biệt là biến chứng thành ung thư tinh hoàn làm suy giảm khả năng sinh sản về sau của nam giới.

Các tổn thương ở tinh hoàn

Trong một số trường hợp, nam giới khi sinh ra không may có các dị tật, bất thường ở tinh hoàn, dương vật hoặc do tai nạn, chấn thương làm ảnh hưởng đến tinh hoàn khiến các tế bào phát triển không bình thường, lâu dần hình thành nên các tế bào gây ung thư.

Yếu tố di truyền

Trong gia đình nếu tiền sử có ông, bố mắc bệnh ung thư tinh hoàn thì con, cháu sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh cao gấp 4 lần so với những người khác.

Đã từng bị bệnh

Ngoài ra, những người từng mắc bệnh ung thư tinh hoàn ở 1 bên cũng có nguy cơ cao mắc lại bệnh ở bên tinh hoàn còn lại, tỷ lệ này chiếm từ 12 đến 18 lần so với những người bình thường. Do đó, các trường hợp mắc phải bệnh cần chú ý theo dõi, kiểm tra bên tinh hoàn không mắc bệnh.

Bác sĩ tư vấn miễn phí

Dấu hiệu nhận biết các triệu chứng ung thư tinh hoàn

Các biểu hiện bệnh ung thư tinh hoàn ở giai đoạn đầu thường khó để nhận biết do tinh hoàn nằm ở sâu bên trong bìu, và một vài trường hợp lại nhầm lẫn với biểu hiện của các bệnh lý khác.

Dưới đây là các triệu chứng, dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư tinh hoàn mà nam giới cần chú ý để đi thăm khám, kiểm tra ngay:

  • Vùng bìu có sự thay đổi lạ, bìu sưng to bất thường hoặc sờ thấy một khối u (có thể đau hoặc không đau) ở trong bìu. Ban đầu, khối u có kích thước nhỏ nên ít phát hiện được, theo thời gian, khối u phát triển lớn có thể phát hiện được rõ ràng.
  • Có thể cảm nhận được hiện tượng sưng, nặng ở bên tinh hoàn bị bệnh so với bên tinh hoàn còn lại.
  • Vùng bìu có cảm giác nặng nề, căng tức, sưng to lên do sự xuất hiện của khối u lạ. Đặc biệt, khi dùng tay sờ nắn hoặc khi quan hệ tình dục, cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Một bên tinh hoàn có dấu hiệu cứng, sưng tấy và có kích thước lớn hơn bên còn lại.
  • Có biểu hiện đau âm ỉ ở vùng thắt lưng khi khối u ác tính di căn đến vùng lưng.
  • Cơn đau diễn ra ngày càng nghiêm trọng, dữ dội và làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.
  • Vùng bụng dưới, vùng háng có cảm giác đau âm ỉ, đau nhẹ, thậm chí là đau nhói rất khó chịu. Nguyên nhân là do khối u ác tính đã di căn vào những khu vực đó và gây ra các cơn đau tại đó.
  • Trường hợp khối u di căn lên phổi sẽ gây cảm giác đau ngực, khó thở, nếu di căn lên gan gây đau nhức, viêm gan, còn nếu di căn lên cổ sẽ gây cảm giác khó nuốt ở vùng cổ.
  • Có biểu hiện nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng mào tinh hoàn với biểu hiện điển hình là hiện tượng tích tụ mủ/dịch ở bìu, từ đó gây cảm giác đau nhức, khó chịu ở khu vực này.
  • Bị đau hoặc căng tức vùng ngực, ngực nở to hơn bình thường do khối u làm rối loạn quá trình sản xuất nội tiết tố ở tinh hoàn, từ đó dẫn đến các bất thường ở ngực.
  • Ngoài ra, còn có thêm một số triệu chứng khác của bệnh ung thư tinh hoàn như đau âm ỉ ở đầu, đau tức ngực, sưng ở một hoặc cả hai bên chân, khó thở, ho ra máu, có đờm khi ho...

Lưu ý, khi phát hiện những biểu hiện, triệu chứng này của bệnh ung thư tinh hoàn, bệnh nhân cần nhanh chóng tới phòng khám nam khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, đưa ra cách chữa trị phù hợp.

Các tác hại bệnh ung thư tinh hoàn gây ra

Phần lớn bệnh nhân khi không may mắc phải bệnh ung thư tinh hoàn đều lo lắng, đưa ra thắc mắc không biết bệnh này có nguy hiểm không, có chữa được không. Theo các chuyên gia, đây là một căn bệnh khá nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện, chữa trị sớm thì có thể chữa khỏi.

Có đến hơn 96% trường hợp kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi, thậm chí một số trường hợp khối u di căn ra các khu vực khác, tỷ lệ chữa khỏi cũng khá cao (lên tới 80%).

Do đó, để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn và giúp bệnh chữa khỏi được thì bệnh nhân cần chủ động đi thăm khám, chữa trị ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư tinh hoàn.

Các cách điều trị bệnh ung thư tinh hoàn hiện nay

Bệnh ung thư tinh hoàn hiện nay có thể chữa khỏi nếu được phát hiện, chữa trị sớm. Sau khi thăm khám cụ thể, tùy vào mức độ, tính chất, độ di căn của khối u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn cách chữa phù hợp.

Hiện tại, có khá nhiều phương pháp chữa bệnh ung thư tinh hoàn, cụ thể:

Các cách điều trị bệnh ung thư tinh hoàn hiện nay
Các cách điều trị bệnh ung thư tinh hoàn hiện nay

Phẫu thuật

Đây thường là phương pháp chữa trị ung thư tinh hoàn được các bác sĩ áp dụng cho mọi giai đoạn của bệnh. Đối với phương pháp này, bác sĩ cần phẫu thuật cắt bỏ phần tinh hoàn có khối u, đồng nghĩa việc cắt bỏ đi tinh hoàn để ngăn khối u lan sang các khu vực lân cận. Trong một số trường hợp khác, bác sĩ cũng cần cắt bỏ các hạch bạch huyết nhằm ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.

Nếu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân vẫn còn 1 bên tinh hoàn thì khả năng tình dục, khả năng sinh sản sẽ không bị ảnh hưởng.

Hóa trị

Phương pháp này thường được áp dụng để chữa trị cho những bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn ở giai đoạn cuối, khi khối u đã di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể. Tùy vào từng mức độ bệnh, thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các liệu trình phù hợp.

Thực chất hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc đặc trị đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch để tìm đến các khu vực, vị trí có tế bào ung thư nhằm tiêu diệt chúng. Thuốc được dùng có hoạt tính rất mạnh và có tác dụng phá hủy các tế bào, đồng thời còn giúp ngăn chặn sự phân chia, phát triển của các tế bào ác tính và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Cách chữa bệnh ung thư tinh hoàn này có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bệnh nhân như rụng tóc, mệt mỏi, buồn nôn, dễ bị nhiễm trùng ở khối u, vô sinh...

Xạ trị

Với các trường hợp ung thư tinh hoàn ác tính, đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn nhưng vẫn còn sót lại tế bào, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp xạ trị. Đây là phương pháp sử dụng chùm tia X năng lượng cao hoặc các loại bức xạ khác nhằm phá hủy ADN của khối u, tiêu diệt khối u, ngăn chặn chúng lan sang các cơ quan khác.

Tùy vào từng trường hợp, xạ trị cũng có thể được sử dụng kết hợp với phẫu thuật nhằm loại bỏ nhanh chóng các khối u ác tính còn lại, giúp mang lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, bác sĩ cũng kết hợp điều trị cho bệnh nhân bằng một số phương pháp hỗ trợ khác nhằm nâng cao hệ miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh như sử dụng thuốc, thư giãn, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi...

Đăng ký gói khám ưu đãi tại Thai Ha Clinic

Như vậy, bài viết này đã giải đáp đầy đủ về bệnh ung thư tinh hoàn, nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị để mọi người nắm rõ hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào, các bạn có thể nhấp vào khung chat trực tuyến để được các chuyên gia tư vấn nam khoa giải đáp thêm.

Bác sĩ tư vấn bệnh

Theo dõi Google Tin tức của Thai Ha Clinic.

Google Tin tức