Bệnh giang mai lây qua đường nào? 4 đường lây nhiễm chủ yếu
Việc hiểu biết bệnh giang mai lây qua đường nào sẽ giúp phòng tránh bệnh tốt hơn. Cùng Thai Ha Clinic tìm hiểu 4 đường lây nhiễm bệnh chủ yếu.
Bệnh giang mai được coi là một căn bệnh xã hội có thời gian và quá trình phát triển phức tạp và lâu nhất. Việc hiểu biết bệnh giang mai lây qua đường nào sẽ giúp phòng tránh bệnh tốt hơn. Cùng Thai Ha Clinic tìm hiểu về bệnh giang mai lây qua đường nào ngay sau đây.
Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Theo như nghiên cứu thì bệnh giang mai chủ yếu lây qua những con đường sau:
1. Quan hệ tình dục không an toàn và bảo vệ
Tình dục là con đường lây truyền bệnh giang mai cơ bản, chủ yếu nhất. Xoắn khuẩn giang mai lây lan rất nhanh trong môi trường ẩm và ấm. Trong khi đó, cơ quan sinh dục lại đáp ứng đủ các điều kiện cần và đủ để xoắn khuẩn phát triển và gây bệnh.
Khi mắc bệnh sau 2 đến 9 tháng, người bệnh sẽ thấy triệu chứng đầu tiên là xuất hiện nốt “săng” giang mai ở môi lớn, môi nhỏ, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung (nữ giới), quy đầu, thân dương vật, bao quy đầu (nam giới)… Miệng, hậu môn trực tràng cũng là những vị trí mà “săng” giang mai phát triển nếu bạn thực hiện oral sex hoặc anal sex với mầm bệnh.
2. Mẹ lây sang con
Nếu phụ nữ bị giang mai khi mang thai thì nguy cơ lây cho thai nhi qua nhau thai hoặc cổ tử cung khi sinh thường là rất lớn.
Để biết trẻ sơ sinh có bị nhiễm bệnh giang mai từ mẹ hay không, thì sau khi trẻ sinh ra hãy thực hiện xét nghiệm phản ứng sàng lọc RPR và TPHA. Hoặc quan sát những biểu hiện bên ngoài của trẻ như: Suy dinh dưỡng (nhẹ cân, còi cọc), da nhăn nheo, xám xịt, tim bẩm sinh hoặc nổi ban khắp người…
Để phòng tránh việc lây truyền bệnh giang mai cho trẻ, các thai phụ nên thực hiện khám giang mai định kỳ, đồng thời thực hiện những hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Khi sinh thì nên sinh mổ để ngăn ngừa việc trẻ hé miệng khi chui qua cổ tử cung.
3. Máu
Con đường lây truyền bệnh giang mai này khá hiếm gặp ở người bình thường mà chỉ hay gặp ở những con nghiện dùng chung bơm kim tiêm hoặc các trường hợp cho – nhận máu mà không biết đối phương mắc bệnh giang mai.
4. Tiếp xúc gián tiếp
Chẳng hạn như việc dùng chung bàn chải đánh răng, quần áo lót, chậu, khăn tắm…Trên thực tế, xoắn khuẩn giang mai rất khó sống sót ở môi trường ngoài cơ thể quy vài giờ đồng hồ, thậm chí còn rất dễ chết trong môi trường kiềm. Nhưng nếu không may bạn dùng những đồ dùng đó ngay sau khi “mầm bệnh” sử dụng nó thì không thể tránh được việc bạn bị lây nhiễm.
Trên đây là những chia sẻ cơ bản của Phòng khám đa khoa Thái Hà về vấn đề bệnh giang mai lây qua đường nào. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin các bạn vui lòng gọi điện đến hotline 0379544317 hoặc chat trực tiếp với các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thái Hà trên hệ thống tư vấn trực tuyến.