Bị giang mai khi mang thai có sao không? Tác hại như thế nào
Bị giang mai khi mang thai gây tác hại thế nào cho thai nhi? Mẹ bị giang mai khi mang thai gây tác hại thế nào cho thai nhi? Xem ngay bài viết.
Bị giang mai khi mang thai là mối nguy hiểm lớn nhất cho bà bầu. Bệnh không chỉ gây hại đến sức khỏe của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi trong bụng, có thể gây ra những biến chứng nặng nề như: Sảy thai, lưu thai, sinh non, con sinh ra bị dị tật bẩm sinh… Để hiểu rõ “Bị giang mai khi mang thai có sao không? Gây tác hại thế nào cho thai nhi?”, bạn hãy tìm hiểu các thông tin mà bác sĩ của phòng khám chữa bệnh xã hội Thái Hà chia sẻ dưới đây.
Hỏi: Chào bác sĩ! Mong bác sĩ phòng khám Thái Hà tư vấn giúp em với ạ. Em đi làm xét nghiệm máu trước khi sinh thì bác sĩ phát hiện ra em có dấu hiệu của bệnh giang mai. Thật sự là em lo lắng quá, vợ chồng em kết hôn đã được hơn 1 năm rồi. Chúng em cũng không bao giờ có quan hệ ngoài luồng, thế nên em cũng không hiểu nguyên nhân lây bệnh là từ đâu. Em bé trong bụng em đã được gần 37 tuần, bé được 3,1kg. Bác sĩ nói thai nhi phát triển khỏe mạnh, bình thường. Liệu bị giang mai khi mang thai như vậy thì con em sinh ra có làm sao không? Em xin chân thành cảm ơn! M.A (Hà Nội).
Trả lời: Chào bạn M.A! Trước tiên, xin cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho phòng khám Thái Hà. Thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia của phòng khám Thái Hà giải đáp như sau:
Bị giang mai khi mang thai gây tác hại thế nào cho thai nhi?
Bệnh giang mai vốn dĩ đã là mối lo ngại với những người khỏe mạnh, thì đối với bà bầu sự lo ngại này còn tăng lên gấp nhiều lần vì không chỉ người mẹ bị ảnh hưởng mà đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm. Bệnh do một loại xoắn khuẩn có tên tiếng Anh là Treponema Pallidum gây nên. Bị giang mai khi mang thai nếu không kịp thời điều trị thì sẽ lây nhiễm sang cho thai nhi.
Cụ thể, những tác hại đối với thai nhi đó là:
- Sảy thai: Hiện tượng này thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng thứ 6 của thai nhi. Xoắn khuẩn Treponema pallidum đi vào nhau thai gây viêm động mạch, sau đó dẫn đến tắc động mạch khiến cho nhau thai bị hoại tử và thai nhi sẽ không nhận được chất dinh dưỡng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến sảy thai.
- Thai chết lưu: Trường hợp này thường gặp ở thai phụ gần đến tháng sinh, trước sinh 1 hoặc 2 tháng hoặc thai nhi chết trong khi sinh.
- Sinh non: Diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng thứ 6 cho đến tháng thứ 8. Lúc này xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào cơ quan nội tạng của thai nhi khiến cho thai nhi bị tổn thương, nước ối bị rò rỉ ra bên ngoài và dẫn đến sinh non ở các mẹ bầu.
- Việc bà mẹ bị giang mai khi mang thai sẽ khiến trẻ sinh ra có thể mắc các dị tật bẩm sinh như: Mù lòa, dị tật ở tay hoặc chân, nhận thức kém…
- Một số trường hợp trẻ sinh ra vài tuần hoặc 3 tháng sau mới có những dấu hiệu của bệnh như: Da vàng, kém ăn, phát ban, sốt ngoài, khóc khàn giọng. Ngoài ra các dấu hiệu bên trong như sưng gan, lá lách… cũng chứng tỏ trẻ đã bị nhiễm bệnh từ mẹ. Khi phát hiện các dấu hiệu này, cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện để thăm khám và thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
- Nguy hiểm hơn đối với trẻ sơ sinh đó là nhiều bé không có biểu hiện gì của bệnh cho đến khi trẻ lớn lên hoặc bước vào tuổi vị thành niên. Lúc này bệnh đã bước vào giai đoạn nặng hơn và gây ra những biến chứng nặng nề cho trẻ như mù lòa, không cử động được, thiểu năng trí tuệ…
Bạn M.A thân mến! Bác sĩ đã kết luận bạn bị giang mai khi mang thai tuần thứ 37. Điều bạn cần làm bây giờ đó là hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị, cũng có thể là bác sĩ sẽ khuyên bạn sinh sớm theo phương pháp đẻ mổ để đảm bao an toàn cho bé. Đừng chủ quan là bé vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường mà bỏ qua.
Người mắc bệnh giang mai nên quan tâm: