Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu? (Thời gian phát bệnh)
Thời gian ủ bệnh giang mai, giang mai ủ bệnh bao lâu hay bệnh giang mai bao lâu thì phát bệnh? Bác sĩ bệnh xã hội Thái Hà giải đáp tư vấn bệnh.
Thời gian ủ bệnh giang mai, giang mai ủ bệnh bao lâu hay bệnh giang mai bao lâu thì phát bệnh? Là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Nhằm giúp cho mọi người nắm rõ được thời gian ủ bệnh giang mai trong bao lâu và cách phát hiện giang mai từ sớm, hãy theo dõi bài viết sau để có câu trả lời chính xác.
Giang mai là chứng bệnh nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người, tuy nhiên, thời gian ủ bệnh giang mai thường kéo dài nên nhiều người rất dễ chủ quan, lơ là trong quá trình phát hiện và điều trị.
Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu? (Thời gian phát bệnh)
Giang mai xuất hiện khi có xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người, thường lây lan phổ biến nhất là con đường quan hệ tình dục không an toàn như quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục với người có mầm bệnh mà không sử dụng bao cao su. Tỷ lệ mắc bệnh giang mai ở nam và nữ là ngang nhau.
Khi bệnh giang mai hình thành, có rất ít người nhận ra được mầm bệnh xuất hiện trên cơ thể của mình do các tổn thương không nhiều mà lại có thời gian ủ bệnh rất lâu. Đôi khi các triệu chứng giang mai xuất hiện rất nhanh rồi lại biến mất nên việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn.
Thông thường, thời gian ủ bệnh giang mai ở nam và nữ giới sẽ kéo dài từ khoảng 2 tháng – 9 tháng. Trường hợp đặc biệt có thể bệnh sẽ diễn ra âm thầm trong khoảng vài năm mà người bệnh không hề hay biết. Triệu chứng giang mai ở nam giới sẽ rõ hơn so với người mắc bệnh là nữ.
Tuy nhiên, dù cho trong thời gian ủ bệnh giang mai nhưng vẫn sẽ có những dấu hiệu nhận biết trên cơ thể người bệnh. Tùy theo tình trạng mắc bệnh giang mai mà sẽ có những thời gian khác nhau phát triển trong cơ thể con người:
1. Thời kỳ đầu ủ bệnh giang mai
Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể của người bệnh, chúng sẽ có thời gian từ 3 tuần đến khoảng 6 tháng bắt đầu tấn công vào hệ miễn dịch sau đó là thời gian bệnh giang mai sẽ phát bệnh. Những người có sức đề kháng yếu sẽ nhìn thấy luôn biểu hiện của bệnh trên cơ thể của mình chỉ sau một thời gian ngắn.
Hầu hết các triệu chứng đầu tiên của giang mai trên cơ thể con người là những vết mẩn đỏ nông, hơi cứng, không rỉ mủ hay máu, đây thường được gọi là săng giang mai. Một số người sẽ thấy cơ thể của mình nổi nhiều hạch lên.
Người bệnh cần chú ý ở cơ quan sinh dục, hậu môn, để xem có phát hiện được những tổn thương nào bất thường hay không? Nếu đã từng có quan hệ tình dục không an toàn, hãy để ý trong khoảng 1 tháng kể từ ngày có quan hệ để nhận biết được bệnh giang mai kịp thời.
2. Thời kỳ thứ 2 tiến triển
Đến thời kỳ bệnh thứ 2, tất cả triệu chứng của bệnh giang mai đã rõ ràng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vì giang mai sẽ biểu hiện ra bên ngoài lúc có lúc không nên người bệnh có thể gặp rất nhiều khó khăn khi muốn chẩn đoán bệnh chính xác.
Giai đoạn 2 mắc bệnh sẽ ủ bệnh trong khoảng 4 – 10 tuần sau khi các triệu chứng giai đoạn 1 biến mất. Cơ thể người bệnh lúc này bắt đầu có các nốt ban đào không gây ngứa, khi chạm vào mạnh thì biến mất. Các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng khoảng 2 tuần ở mạn sườn, bụng, ngực, tay, chân rồi lại tiếp tục tự mất đi mà không cần điều trị.
Thông tin thêm: Khám chữa bệnh giang mai ở đâu
3. Thời kỳ 3 giang mai tiềm ẩn
Đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm, nhất là đối với những người đang điều trị giang mai mà để bệnh tiến triển đến giai đoạn tiềm ẩn sẽ thường lầm tưởng là bệnh đã khỏi hoàn toàn. Khoảng thời gian ủ bệnh trong giai đoạn này là từ khoảng 5 – 20 năm, thậm chí có người phải tới 30 năm mới tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng hơn.
Thực chất, giai đoạn tiềm ẩn giang mai thường xuất hiện sau thời kỳ 2 của giang mai từ khoảng 1 năm trở đi. Một số trường hợp đặc biệt thì bệnh giang mai không phát triển giai đoạn 2 mà sẽ từ giai đoạn 1 sang giai đoạn tiềm ẩn rồi tới giai đoạn cuối.
Vì giai đoạn tiềm ẩn là trong suốt một thời gian dài mà cơ thể của người bệnh không có bất cứ một triệu chứng cụ thể nào. Đôi lúc người bệnh sẽ chỉ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mệt mỏi, khó chịu, sụt cân, thi thoảng nổi hạch. Rất nhiều người bệnh khi bước tới giai đoạn giang mai tiềm ẩn đều nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh hoàn toàn.
4. Thời kỳ cuối của giang mai
Giang mai bước sang giai đoạn mắc bệnh cuối sau khoảng thời gian rất dài, cao nhất có thể tới vài chục năm sau khi đến giai đoạn tiềm ẩn. Lúc này, việc điều trị giang mai diễn ra khó khăn vì dù cho có phát hiện được bệnh, xoắn khuẩn đã tấn công vào tất cả những bộ phận quan trọng và hệ thống thần kinh của con người.
Tổn thương giang mai trong giai đoạn cuối xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí có thể gây ra tình trạng lở loét khắp cơ thể, chúng sẽ tấn công sâu vào tận da, cơ, xương, chảy mủ, dịch hôi thối và tạo thành sẹo xấu.
Giai đoạn cuối của giang mai diễn biến vô cùng nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải trải qua nhiều khó khăn, khổ sở khi xoắn khuẩn sẽ tấn công vô cùng mạnh mẽ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân nếu như không có cách điều trị hiệu quả.
5. Thời gian ủ bệnh giang mai của em bé bị di truyền từ mẹ
Những người mẹ đang bị giang mai mà vô tình có thai hoặc đang có thai thì bị lây nhiễm giang mai, đều cần phải chú ý về di chứng có thể xảy ra với thai nhi ở trong bụng. Phụ nữ đang mang thai mà biết mình bị giang mai có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con qua đường máu, đường nước ối và đường âm đạo khi sinh thường.
Vì các nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, cho nên, người mẹ chỉ nên sinh mổ và ngay khi em bé ra đời, các bác sĩ sẽ tiến hành cho xét nghiệm giang mai để phòng ngừa di truyền từ mẹ sang con.
Nếu cho kết quả dương tính, thai nhi sẽ được điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Còn kết quả xét nghiệm giang mai ở em bé là âm tính, sau 1 - 2 tháng sẽ tiến hành xét nghiệm bệnh lần nữa để qua thời kỳ ủ bệnh ban đầu.
Bắt buộc phải chờ kết luận âm tính hoàn toàn từ bác sĩ, bởi nếu trẻ em bị giang mai sẽ đối mặt với nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc tử vong trong thời gian ngắn do xoắn khuẩn sẽ tấn công mạnh mẽ vào hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ.
Cả mẹ và bé mà dương tính với giang mai sẽ được điều trị song song bằng kháng sinh, lúc này, bé nên được nuôi bằng sữa ngoài để tránh gây ra nguy hiểm cho sức khỏe.
Thông tin bệnh giang mai quan trọng: Bệnh giang mai có chữa khỏi được không
Phương pháp nhận biết được bệnh giang mai từ sớm
Vì thời gian ủ bệnh giang mai thường kéo dài, đặc biệt có thể lên tới vài năm nên rất dễ qua đi giai đoạn vàng để chữa khỏi bệnh hiệu quả. Chính vì vậy, việc phát hiện ra bệnh giang mai từ sớm một cách chắc chắn sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh hơn rất nhiều.
Cách nhận biết bệnh giang mai từ sớm hiệu quả nhất hiện nay là thực hiện xét nghiệm chuyên khoa để đánh giá tình trạng xoắn khuẩn giang mai hoạt động trong cơ thể của người bệnh như thế nào? Một số kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán giang mai mà người bệnh cần chú ý:
- Phương pháp soi kính hiển vi trường tối: Đây là phương pháp chỉ có thể chẩn đoán giang mai thời kỳ đầu, bác sĩ thực hiện sẽ lấy mẫu phẩm ở dịch niệu đạo của nam hoặc dịch tiết âm đạo của nữ để soi ở kính hiển vi trường tối. Tùy vào tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ mà có chẩn đoán về xoắn khuẩn giang mai gây bệnh.
- Xét nghiệm giang mai bằng RPR: Phương pháp RPR phù hợp dành cho những bệnh nhân giang mai tiến triển vì nếu xét nghiệm trong giai đoạn đầu sẽ thường bị âm tính giả. Để thực hiện, bác sĩ sẽ lấy máu ở tĩnh mạch để đem đi xét nghiệm nhằm tìm kiếm hoạt động của xoắn khuẩn giang mai.
- Xét nghiệm huyết thanh: Để thực hiện được xét nghiệm huyết thanh, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch não tủy hoặc kiểm tra kháng thể trong người bệnh có chống lại được xoắn khuẩn giang mai hay không? Nếu như có sự hoạt động kháng thể đó, nghĩa là có sự tồn tại của xoắn khuẩn trong cơ thể con người.
- Thực hiện xét nghiệm giang mai bằng TPHA: Bao gồm xét nghiệm TPHA định tính và TPHA định lượng, cả 2 hình thức đều đảm bảo tìm ra xoắn khuẩn giang mai thông qua cách thức kiểm tra máu đầy đủ để đánh giá hoạt động của xoắn khuẩn theo nguyên lý đông kết. Chi phí cho xét nghiệm này khá cao nhưng sẽ đảm bảo chính xác tuyệt đối cho mọi trường hợp mắc bệnh.
Khi thực hiện xét nghiệm giang mai đầy đủ, chắc chắn là người khám sẽ nhận được kết quả mình âm tính hay dương tính với xoắn khuẩn giang mai trong thời gian ngắn nhất.
Trường hợp bị âm tính, nên thực hiện thêm 1 lần xét nghiệm sau đó 2 tháng nhằm đảm bảo kết quả an toàn cho sức khỏe; còn nếu được chẩn đoán là dương tính thì cần thực hiện điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ phụ trách càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Hiện nay, phòng khám đa khoa Thái Hà đang triển khai gói khám bệnh xã hội chỉ 320.000 và giảm giá 30% chi phí tiểu phẫu, đảm bảo cho ra kết quả nhanh, chính xác và có liệu pháp điều trị giang mai đạt kết quả tốt nhất cho người bệnh. Hãy click tại đây để được tư vấn sức khỏe, hướng dẫn đặt lịch khám và nhận ưu đãi hấp dẫn!
Khi đã nắm rõ được về thời gian ủ bệnh giang mai diễn ra trong bao lâu, mong rằng mọi người sẽ biết được cách nhận biết các biểu hiện của bệnh giang mai từ sớm để tránh gây ra nhiều di chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ theo số điện thoại 0379 544 317 để được hỗ trợ nhanh chóng.