Bệnh giang mai có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh giang mai có chữa được không hay bệnh giang mai có chữa khỏi không? Khó chữa không? Là những thắc mắc gửi về phòng khám Thái Hà.
Bệnh giang mai có chữa được không hay Bệnh giang mai có chữa khỏi hoàn toàn được không? Có khó chữa không? Đang là chủ đề được nhiều người bệnh đang rất quan tâm. Cùng chuyên gia Nguyễn Duy Mến giải đáp thắc mắc trên ngay sau đây.
Hỏi: Chào bác sĩ! Hiện tại em rất lo lắng, trong lần khám sức khỏe định kỳ vừa rồi của công ty, làm xét máu thì em nhận được kết luận mình bị mắc bệnh giang mai. Em hoang mang không biết nguồn lây bệnh từ đâu, em đã có vợ và một con gái. Ngoài quan hệ với vợ thì chỉ có duy nhất một lần do quá chén với đồng nghiệp ở công ty mà em có “quan hệ ngoài luồng” với một cố tiếp viên trẻ làm nghề mát-xa. Sau hôm làm xét nghiệm đó thì em có đi khám nam khoa lại, bác sĩ nói cũng may em xét nghiệm máu kịp thời nên phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu tiên. Bác sĩ nói tiêm thuốc để điều trị và căn dặn em kiên trì thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Em chưa dám nói điều này với vợ, vì em nghĩ em bị lây bệnh từ lần “quan hệ ngoài luồng” đó. Bác sĩ cho em hỏi “bệnh giang mai có chữa được không? và có khó chữa không ạ?”. Em xin chân thành cảm ơn ạ! Độc giả giấu tên (Vĩnh Phúc).
Trả lời: Bạn thân mến! Trước tiên, xin cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến cho phòng khám. Thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia của phòng khám giải đáp ngay sau đây.
Bệnh giang mai có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Mặc dù, bệnh giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi cũng khá cao, tuy nhiên bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị mà bác sĩ đặt ra. Để điều trị bệnh đạt hiệu quả, bạn cũng cần chú ý thêm một số điều sau:
- Trong quá trình điều trị, bạn không nên quan hệ tình dục với vợ. Rất có thể khi bạn bị lây nhiễm bệnh giang mai thì vợ bạn cũng đã bị, vậy nên bạn nên tâm sự thật với vợ và đưa vợ đi khám để điều trị song song cho cả hai, tránh trường hợp lây nhiễm ngược lại.
- Tránh có những tiếp xúc vật lý trực tiếp với người bệnh giang mai để đảm bảo hoàn toàn không bị lây nhiễm.
- Bạn nên giữ thái độ thoải mái, vui vẻ không nên quá căng thẳng và lo lắng, thực hiện chế độ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi và tập luyện thể dục - thể thao hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh khá dài và các dấu hiệu đầu tiên của bệnh rất giống với biểu hiện của một số bệnh khác. Không những thế biểu hiện của bệnh giang mai xuất hiện không thường xuyên nên người bệnh rất khó phát hiện và hay nhầm tưởng với triệu chứng bệnh khác.
Sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 90 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh thì người bệnh bắt đầu biểu hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn 1, cụ thể là: Bệnh nhân thấy xuất hiện những vết loét ở chỗ tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là môi lớn, môi bé, quy đầu, dương vật, cổ tử cung, âm đạo… Y khoa gọi những vết loét này là “săng”. Hình dạng của những vết “săng” này thường là trong hoặc dẹt, đường kính từ 0,3 - 3cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ. Bệnh nhân cũng có thể bị nổi hạch ở hai bên bẹn nhưng không có dấu hiệu đau nào khác.
Điều trị bệnh giang mai trong giai đoạn đầu tiên chủ yếu là dùng thuốc, trường hợp của bạn bác sĩ đã tư vấn cho bạn dùng thuốc tiêm. Bạn nên theo tiếp liệu trình của bác sĩ để xem hiệu quả ở mức độ nào, trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất cứ phản ứng phụ nào xảy ra thì phải ngay lập tức thông báo với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.