Sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không?
Sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không? Tư vấn giải đáp thắc mắc lợi ích ăn rau ngót sau khi phá thai và các cách chế biến rau ngót.
Rau ngót là một loại rau thường thấy trong bữa cơm của nhiều gia đình người Việt hiện nay. Với nhiều thành phần dinh dưỡng, loại rau này còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không? Để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này, mời các bạn cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không?
Rau ngót là một loại rau cực kỳ quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam ta, nó chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết.
Theo đông y, loại rau này thường có tính mát, vị ngọt với nhiều công dụng như thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, bổ máu. Ngoài ra, trong một số trường hợp, rau ngót còn được sử dụng để chữa ho, viêm phổi, đái rắt, đái buốt, hỗ trợ điều trị táo bón.
Đặc biệt, hàm lượng vitamin A, C có trong rau ngót còn cao gấp 3 lần so với các loại trái cây như cam, quýt, xoài, chanh dây... Tác dụng chính của các loại vitamin đó có trong rau ngót còn rất tốt đối với xương, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, vitamin C cũng giúp hỗ trợ hồi phục các vết thương, vitamin E giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn cực kỳ tốt.
Như vậy, về băn khoăn sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không? Chị em phụ nữ nên ăn rau ngót sau khi phá thai để giúp quá trình làm lành, hồi phục vết thương diễn ra nhanh chóng, đồng thời giúp tống xuất được hết sản dịch, các chất nhày ra khỏi tử cung.
Lợi ích của việc ăn rau ngót sau khi phá thai
Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ sau khi phá thai nên ăn rau ngót bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích như:
Ngăn ngừa viêm nhiễm
Lợi ích đầu tiên không thể không kể tới khi chị em ăn rau ngót sau khi phá thai đó là giúp ngăn ngừa viêm nhiễm. Nguyên nhân là do hàm lượng vitamin C có trong rau ngót giúp điều chỉnh, cân bằng cholesterol, từ đó giúp phòng tránh tốt nhiều bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.
Thường thì sau khi bỏ thai, cơ thể chị em thường dễ bị viêm nhiễm do sức đề kháng vẫn còn yếu. Do đó, việc bổ sung rau ngót vào chế độ ăn uống sẽ giúp chị em phòng tránh được nhiều bệnh lý viêm nhiễm như viêm phụ khoa, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung...
Làm sạch sản dịch, trị sót nhau
Thông thường, sau khi vừa phá thai xong, vùng kín của nữ giới còn khá nhiều máu và sản dịch. Hiện tượng này sẽ diễn ra trong khoảng 5 ngày rồi hết đi, do đó chị em không nên quá lo lắng.
Sau khi ăn phá thai có nên ăn rau ngót không? Câu trả lời là có. Việc ăn rau ngót trong thời gian này sẽ giúp tử cung co bóp để hết máu, sản dịch, giúp làm sạch nhanh chóng tử cung và ngăn ngừa hiện tượng sót nhau, sót thai.
Tăng cường sức đề kháng
Không chỉ giúp làm sạch tử cung, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm, ăn rau ngót sau khi phá thai còn giúp tăng cường sức đề kháng cho thai phụ. Bởi rau ngót thường chứa rất nhiều dưỡng chất, thành phần có lợi vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, vừa giúp tăng cường sức đề kháng để chị em nhanh chóng hồi phục.
Như vậy, có thể thấy, sau khi phá thai, nữ giới nên ăn rau ngót để giúp bổ sung lại dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, phòng tránh viêm nhiễm và loại bỏ nhanh chóng sản dịch ra khỏi âm đạo.
Thông tin sức khỏe sinh sản liên quan:
Sau khi phá thai có được tắm gội không?
Sau phá thai bao lâu quan hệ tình dục được
Hướng dẫn cách làm các món ngon với rau ngót
Là một loại rau ngọt mát, thơm ngon, rau ngót còn có rất nhiều cách chế biến khác nhau. Với những chị em nào không may vì lý do nào đó mà phải bỏ thai, có thể tự chế biến rau ngót thành nhiều món ăn ngon để giúp bồi bổ cho sức khỏe của mình, cụ thể:
1. Sinh tố rau ngót
Đây là cách chế biến cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện mà chị em có thể tự thực hiện tại nhà của mình. Chỉ với vài bước đơn giản, chị em đã có ngay một ly sinh tố từ rau ngót thơm ngon, có đầy đủ dinh dưỡng.
Nguyên liệu:
- Rau ngót
- Đường
- Đá
- Máy xay, cốc sạch
Cách thực hiện:
- Lựa chọn loại rau ngót tươi, có màu xanh đều, không bị héo, không sâu úa.
- Rau ngót sau khi đã nhặt đem rửa sạch với nước, sau đó để ráo nước.
- Cho hỗn hợp gồm rau ngót, đường và đá vào máy xay cho nhuyễn.
- Đổ sinh tố ra cốc và thưởng thức.
2. Canh rau ngót nấu thịt heo
Nguyên liệu:
- Rau ngót
- Thịt lợn băm hoặc xay nhỏ
- Hành khô
- Dầu ăn, gia vị, hạt nêm
- Chảo hoặc nồi sạch, bát đựng canh, đũa...
Cách thực hiện:
- Đem rửa sạch rau ngót với nước muối để sát khuẩn, sau đó để ráo nước.
- Hành khô đem bỏ sạch vỏ, dùng dao thái nhỏ.
- Cho dầu vào chảo, phi thơm hành khô đến khi thấy chuyển sang màu vàng.
- Cho thêm rau ngót vào xào cùng hành, xào đến khi rau chín thì cho thêm chút nước.
- Cho thịt băm vào và đảo đều để tránh hiện tượng vón cục ở thịt.
- Cho vào chảo một chút gia vị như bột canh, mì chính rồi đợi chín.
- Cho canh vào bát sạch rồi ăn kèm cơm nóng.
3. Cháo tôm rau ngót
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ
- Tôm tươi
- Rau ngót
- Dầu ăn, bột canh, hạt nêm...
Cách thực hiện:
- Rau ngót đem nhặt sạch, tôm sau khi đã sơ chế thì đem băm nhuyễn.
- Làm nóng chảo, cho vào dầu ăn rồi cho tôm đã băm vào xào trong 5 phút. Sau đó, cho thêm một chút nước tương rồi xào thêm 3 phút nữa. Sau đó tắt bếp.
- Cho rau ngót và nước vào máy xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước.
- Cho gạo cùng chút nước vào nồi để nấu cháo trong vòng 25 phút. Tiếp theo, cho nước rau ngót, tôm vào rồi khuấy đều tay, cho gia vị nêm nếm vừa ăn.
- Cho cháo vào bát rồi ăn lúc còn đang nóng.
Như vậy, qua bài viết này đã giúp chị em có được câu trả lời cho vấn đề sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không? Chị em nên chủ động đi khám phụ khoa định kỳ để có thể chủ động phát hiện sớm các bệnh phụ khoa tiềm ẩn.