Người bị vảy nến nên ăn gì và không nên ăn gì
Người bị vảy nến nên ăn gì và không nên ăn gì? Các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ các loại thực phẩm người bị vảy nến nên ăn và không nên ăn.
Bệnh vảy nến là bệnh lý ngoài da phổ biến hiện nay. Người mắc bệnh vảy nến thường có làn da khô ráp, có vảy, có thể lan ra toàn bộ cơ thể tùy theo từng loại vảy nến cụ thể. Người bị vảy nến nên ăn gì và kiêng ăn gì là một trong những thắc mắc và lo lắng của nhiều người bệnh hiện nay. Nếu đây cũng đang là băn khoăn của bạn đọc thì hãy đón đọc ngay bài viết dưới đây để tìm kiếm cho mình câu trả lời về vấn đề người mắc bệnh vảy nến nên ăn gì và kiêng gì nhé!
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là một bệnh lý về da có các triệu chứng đặc trưng là chứng da khô, ngứa ngáy, đóng vảy, gây khó chịu cũng như phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt và cuộc sống.
Bệnh vảy nến thường xuất phát từ một số nguyên nhân như da bị nhiễm trùng, dị ứng, tác dụng phụ từ một số loại thuốc, do bị chấn thương hoặc do gen di truyền… Hiện nay, đã phát hiện được một số loại bệnh vảy nến được phân loại theo đặc điểm của từng loại bệnh như vảy nến thể mủ, thể giọt, vảy nến toàn thân, vảy nến mảng, vảy nến đảo ngược…
Bệnh vảy nến là một bệnh lý ngoài da mãn tính, không thể lây qua những tiếp xúc thông thường, tuy nhiên có thể theo người bệnh suốt cuộc đời nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Bệnh vảy nến có thể gặp phải ở cả nam và nữ cũng như ở mọi độ tuổi.
Người bị bệnh vảy nến, nên ăn gì và nên kiêng gì là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc cũng như người bệnh. Theo các bác sĩ, chuyên gia điều trị bệnh vảy nến cho biến, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm giàu dưỡng chất, có khả năng chống viêm tốt, đồng thời giảm thiểu các loại thực phẩm có nguy cơ kích thích gây viêm, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị các triệu chứng bệnh vảy nến, dễ gây kích ứng, viêm da, ngứa ngáy, tình trạng bệnh vảy nến khó được đẩy lùi.
Xem thêm:
Người bị bệnh vảy nến nên ăn gì?
Theo tư vấn và lời khuyên của các bác sĩ điều trị bệnh vảy nến, người mắc bệnh vảy nến cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh để bệnh được đẩy lùi nhanh chóng, hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh. Các thực phẩm người bệnh nên ăn khi bị bệnh vảy nến nên ưu tiên các loại có khả năng chống viêm tốt, cụ thể là:
1. Hoa quả và rau xanh
Hoa quả tươi và rau xanh không những cung cấp một lượng chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể mà còn có chứa các hợp chất chống viêm rất tốt, hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh vảy nến, bệnh ngoài da hiệu quả, nhanh chóng và an toàn hơn cho người bệnh.
Các thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bị bệnh vảy nến nên ăn như là hoa quả tươi xanh, mọng nước, có múi, rau súp lơ, cải xoăn, dâu tây, táo… Việc cung cấp đầy đủ các chất cần thiết, đặc biệt là các chất có trong hoa quả và rau xanh giúp cơ thể người bệnh khỏe khoắn, thoải mái, sảng khoái, đồng thời có tác dụng chống viêm, chữa lành da, hạn chế tối đa khả năng da ngứa ngáy, khô ráp, chóc vẩy cũng như để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
2. Thực phẩm chứa omega 3
Các thực phẩm chế biến từ cá, dầu thực vật có chứa nhiều omega 3 rất tốt cho quá trình điều trị bệnh vảy nến, các bệnh lý ngoài da như bong tróc da, khô da… Axit béo omega 3 có khả năng chống viêm, chữa lành các tổn thương da, đồng thời giúp da sáng mịn, khỏe mạnh và đều màu hơn.
Các thực phẩm giàu omega 3 mà người bị bệnh vảy nến có thể bổ sung để điều trị bệnh hiệu quả, an toàn như cá hồi, các thu, cá mòi, dầu olive, dầu dừa, dầu hướng dương, dầu mè….
3. Thực phẩm giàu vitamin A
Các thực phẩm như loại, rau củ quả có màu đỏ, màu cam, cà rốt, cà chua, ớt chuông, thực phẩm khác như ga, trứng, bơ, dầu cá… là các thực phẩm giàu vitamin A, hỗ trợ rất tốt cho quá trình chống viêm, ngừa thâm, sẹo, phục hồi các tổn thương trên da.
Khi người bệnh sử dụng đều đặn và hợp lý các sản phẩm chứa nhiều vitamin A sẽ giúp tình trạng da bong tróc, ngứa ngáy của bệnh vảy nến được cải thiện đồng thời giúp da có kết cấu vững chắc, đàn hồi, khỏe mạnh hơn, giảm thiểu các vấn đề về da thường gặp hiện nay.
4. Thực phẩm giàu vitamin D
Các thực phẩm như dầu cá, cá hồi, có mòi, gan bò, trứng… có chứa hàm lượng vitamin D lớn, hỗ trợ tối đa cho quá trình chống viêm, phục hồi da hiệu quả, người mắc bệnh vảy nến có thể ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin D này để cải thiện các triệu chứng bệnh.
Vitamin D có trong các loại thực phẩm giúp người bệnh đẩy lùi tình trạng da bong chóc, có vảy, ngứa ngáy do bệnh vảy nến gây ra một cách nhanh chóng. Đồng thời, vitamin D có tác dụng cải thiện cấu trúc da, làm đẹp da, lấy lại sự trẻ trung tươi tắn cho da cũng như hạn chế các tình trạng da khô ráp, dị ứng, mề day, phát ban…
5. Trà Xanh
Nước uống trà xanh có tác dụng chống viêm, thải độc, ngăn ngừa tình trạng lão hóa da. Trà xanh còn có tác dụng làm sạch, tiêu viêm, loại bỏ vi khuẩn, người mắc bệnh vảy nến cùng các vấn đề bệnh ngoài ra có thể dùng nước trà xanh để tắm hàng ngày để tình trạng ngứa ngáy, phát ban, khô da, da bong tróc vảy được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng giúp người bệnh sảng khoái tinh thần, giải nhiệt, đem lại người bệnh cảm giác thoải mái sau khi uống. Tuy nhiên, bạn đọc chỉ nên sử dụng một lượng lá trà xanh vừa đủ để pha nước uống, không nên uống nước trà quá đặc cũng như nước trà để qua đêm vì dễ gây mất ngủ cũng như đau bụng, không tốt cho tiêu hóa.
6. Thực phẩm lợi khuẩn, chứa probiotics
Các thực phẩm lợi khuẩn, chứa nhiều probiotics như sữa chua, nấm sữa, nấm thủy sâm… có tác dụng rất tốt cho người mắc bệnh vảy nến điều trị các triệu chứng của bệnh. Các thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn và probiotics giúp kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường tiêu hóa và cơ thể, cũng như làn đẹp da.
Các thực phẩm giàu probiotics có thể bổ sung xen kẽ vào các bữa ăn của người mắc bệnh vảy nến, để tình trạng viêm da, ngứa ngáy khô da được cải thiện rõ rệt và phục hồi, đồng thời hỗ trợ cơ thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn, tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể chống lại các loại virus vi khuẩn có hại cho sức khỏe người bệnh.
Người bị bệnh vảy nến nên kiêng gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm người bệnh nên ăn và bổ sung cho cơ thể để giúp điều trị bệnh vảy nến, thì cũng có một số loại thực phẩm người bị bệnh vảy nến không nên ăn - nên tránh, đặc biệt là các loại thực phẩm kích thích phản ứng viêm cho da, cụ thể là:
1. Các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn,,, chứa nhiều chất béo bão hòa dễ gây kích thích phản ứng viêm, gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh vảy nến. Việc ăn thịt đỏ hoặc ăn quá nhiều lượng thịt đỏ khiến cho tình trạng vảy nến có thể trở nên trầm trọng hơn, do đó người bệnh cần tránh ăn.
Người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của mình khi điều trị bệnh vảy nến các loại thực phẩm thịt trắng như cá, thịt gà, vịt ngan… tốt cho sức khỏe cũng như hỗ trợ quá trình phục hồi da nhanh chóng, an toàn, không gây kích ứng, viêm da cho người bệnh.
2. Hải sản
Các loại hải sản như hàu, tôm, cua, cá ốc,… là các loại thực phẩm dễ gây kích ứng cho da mà người mắc bệnh vảy nến nên tránh ăn. Hải sản có chứa nhiều protein, đặc biệt là hàm lượng chất histamin tự nhiên lớn, là nguyên nhân chính gây nên phản ứng da bị mẩn đỏ, ngứa, cơ thể buồn nôn chóng mặt…
Người bị bệnh vảy nến nên kiêng hải sản để hạn chế tối đa khả năng da bị dị ứng, viêm nhiễm, làm các triệu chứng bệnh vảy nến trên da trở nên trầm trọng rất khó điều trị.
3. Sữa
Sữa cũng được biết đến là một loại thực phẩm giàu protein và chất béo, không tốt cho người đang trong quá trình điều trị bệnh vảy nến cũng như người bị các vấn đề bệnh ngoài da. Tiêu thụ một lượng sữa nhỏ để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể thì không gây hại cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng sữa thường xuyên sẽ dễ gây ra tình trạng kích ứng da, da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh vảy nến.
Ngay khi người bệnh phát hiện tình trạng kích ứng khi uống sữa thì cần dừng lại ngay và tìm hiểu giải pháp để điều trị kịp thời nhé.
4. Đồ ăn chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn như nước ngọt, đồ hộp,… có chứa hàm lượng đường, muối, calo cùng chất béo cao, không tốt cho da, đặc biệt với những người đang mắc bệnh vảy nến.
Đồi hộp chế biến sẵn làm rối loạn chuyển hóa, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh lý mãn tính gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Đồng thời, các thực chế biến sẵn cò làm chậm quá trình hồi phục da, khiến việc điều trị bệnh vảy nến cùng các vấn đề bệnh ngoài da trở nên phức tạp, khó khăn hơn.
5. Thực phẩm cay nóng
Các thực phẩm cay nóng, chiên rán như đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, tiêu ớt, giấm… có chứa hàm lượng chất béo cao, khó tiêu cũng như gây hại cho sức khỏe người bệnh, không tốt cho da, đồng thời còn làm giảm hiệu quả điều trị bệnh vảy nến.
Ngoài ra, các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ còn làm tăng nguy cơ dị ứng, phát ban, béo phì, gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh vảy nến. Những người thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng, chiên rán thường có gặp phải tình trạng nóng trong, làn da kích ứng, nổi mụn, khó tiêu, da nhiều khuyết điểm…
6. Đồ uống có cồn, chất kích thích
Đồ uống có cồn, các loại chất kích thích như cafein, thuốc lá, rượu, bia,… không những không tốt cho sức khỏe mà còn dễ gây nóng trong, làm tình trạng da bị vảy nến, phát ban, ngứa ngáy bong tróc trở nên trầm trọng hơn.
Các loại đồ uống có cồn, chất kích thích gây tổn hại cơ thể từ bên trong, làm chậm quá trình thanh lọc cơ thể, khiến tình trạng da bị tổn hại theo, dễ viêm nhiễm cũng như kích ứng, làm cho quá trình điều trị bệnh vảy nến trở nên khó khăn, khó hồi phục.
7. Thực phẩm có chứa gluten
Các thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mạch, lúa mì, bia, mì sợi… là các thực phẩm dễ gây kích ứng da, khó tiêu mà người mắc bệnh vảy nến nên tránh ăn. Các loại thực phẩm chứa gluten làm tình trạng da kích ứng ngứa ngáy khó hồi phục, đồng thời có thể khiến da ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh vảy nến của người bệnh.
Thực phẩm chứa gluten còn khiến cơ thể người bệnh dễ gặp tình trạng khó tiêu, chất thải tích tụ trong cơ thể, làm da dễ bị phát ban, mẩn đỏ, vàng da, khô da… gây tự ti, e ngại và mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Như vậy, người mắc bệnh vảy nến cần chú ý thực đơn ăn uống của bản thân, để lựa chọn được các loại thực phẩm phù hợp, giàu dưỡng chất trong khi điều trị bệnh vảy nến, đồng thời không ăn các thực phẩm dễ khiến tình trạng da bị kích ứng, bệnh vảy nến trở nên trầm trọng. Tóm lại, người bệnh có thể đưa ra nguyên tắc chung trong thực đơn ăn uống khi điều trị bệnh vảy nến đó là tăng cường các loại thực phẩm có khả năng chống viêm tốt cũng như hạn chế tối đa các loại thực phẩm kích thích phản ứng viêm, để giúp cho quá trình điều trị bệnh vảy nến trở nên hiệu quả, thuận lợi hơn.
Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến
Dưới đây là một số lưu ý dành cho người mắc bệnh vảy nến để giúp cho quá trình điều trị các triệu chứng bệnh trở nên dễ dàng, hiệu quả và an toàn hơn, giúp người bệnh sớm lấy lại sự tự tin, thoải mái trong khi tiếp xúc, giao tiếp cũng như trong cuộc sống. Cụ thể là:
- Nên điều trị bệnh vảy nến sớm ngay khi vừa phát hiện tình trạng bệnh để hạn chế tình trạng vảy nến lây lan toàn cơ thể, từ đó việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn các sản phẩm nên ăn và nên kiêng ăn khi điều trị bệnh vảy nến.
- Không tự ý mua thuốc hoặc thoa kem tự điều trị vì dễ gây kích ứng khi gặp tác dụng phụ, tình trạng da bị vảy nến trở nên trầm trọng hơn.
- Người bệnh giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng áp lực để việc điều trị bệnh vảy nến trở nên thuận lợi hơn.
- Giữ cơ thể sạch sẽ, mặc đồ rộng thoải mái để hạn chế gây tổn thương, chà xát vào các vết vảy nến.
- Giữ ẩm cho da thường xuyên, sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm lành tính, nhẹ nhàng cho da.
- Thăm khám bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng cũng như có phương pháp điều trị bệnh vảy nến phù hợp, hiệu quả.
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc và người bệnh mắc bệnh vảy nến tìm hiểu rõ hơn về các thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi điều trị bệnh vảy nến được an toàn, hiệu quả và nhanh chóng. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt!