Ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt là bị làm sao và cách khắc phục

Cập nhật:

26/12/2022 9:00 AM

Tác giả:

BS. Nguyễn Thị Thoàn

Ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt hay ngứa âm đạo trong kỳ hành kinh là nỗi khiếp đảm đối với chị em. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.

Ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt hay ngứa âm đạo trong kỳ hành kinh là nỗi khiếp đảm đối với chị em chúng mình. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa âm đạo và cách khắc phục nhé!

Ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt là bị làm sao?

Thông thường trong những ngày có kinh nguyệt nội tiết cơ thể thay đổi kèm theo lượng máu kinh mất đi có thể khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt cộng thêm với việc phải chú ý vệ sinh vùng kín và sử dụng băng vệ sinh nên bức bối, khó chịu.

Ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt là bị làm sao?
Ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt là bị làm sao?

Khi nhận thấy trong những ngày hành kinh xuất hiện tình trạng kinh nguyệt bất thường, đau bụng kinh và nhất là ngứa ở vùng kín khi có kinh nguyệt chị em cần lưu ý bởi ngứa ở vùng kín khi có kinh nguyệt có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Trong những ngày có kinh nguyệt vùng kín dễ bị vi khuẩn, nấm, vi trùng tấn công gây ngứa và viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên và đúng cách.

- Dị ứng: Độ mẫn cảm của vùng da âm đạo trong những ngày có kinh nguyệt khiến vùng kín rất dễ bị ngứa do bị dị ứng với dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh nhất là các loại băng vệ sinh có mùi thơm.

- Sử dụng băng vệ sinh không đảm bảo: Chị em sử dụng băng vệ sinh không đảm bảo chất lượng, có chứa nhiều hóa chất, băng vệ sinh không rõ nguồn gốc, không thay băng vệ sinh thường xuyên khiến vùng kín bị ngứa khi có kinh nguyệt.

- Do tinh thần căng thẳng: Trạng thái tinh thần căng thẳng, stress, lo lắng trước và trong những ngày kinh nguyệt là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường, ngứa vùng kín.

- Do viêm nhiễm phụ khoa: Viêm nhiễm phụ khoa nhất là viêm âm đạo, viêm cổ tử cung gây ra tình trạng khí hư bất thường, ngứa vùng kín đặc biệt ngứa vùng kín dữ dội vào những ngày có kinh nguyệt khi mật độ vi khuẩn, nấm và mầm bệnh gia tăng.

- Nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân kể trên ngứa ở vùng kín khi có kinh nguyệt còn yếu tố cơ địa, quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh, phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh…

Tìm hiểu thêm:

- Cách đặt thuốc viêm âm đạo

- Khám phụ khoa là khám những gì

- Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền

Khắc phục ngứa ở vùng kín khi có kinh nguyệt?

Nếu bạn chỉ bị ngứa vùng kín trong một kỳ hành kinh và ngứa không kéo dài sau khi hành kinh kết thúc thì không cần quá lo lắng mà cần chú ý vệ sinh vùng kín tốt hơn.

Tư vấn khắc phục ngứa ở vùng kín khi có kinh nguyệt
Tư vấn khắc phục ngứa ở vùng kín khi có kinh nguyệt

Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị ngứa vùng kín, ngứa vùng kín trong 2 chu kỳ hành kinh liên tiếp và tiếp tục ngứa sau khi ngày hành kinh kết thúc nhất thiết phải đi khám phụ khoa tại phòng khám phụ khoa uy tín để được thăm khám và điều trị sớm.

Việc chủ quan với tình trạng ngứa ở vùng kín khi có kinh nguyệt có thể khiến tác nhân gây ngứa vùng kín không ngừng phát triển gây viêm nhiễm cơ quan sinh sản ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.

Bên cạnh đó hãy lưu ý chăm sóc, vệ sinh vùng kín trong những ngày kinh nguyệt đúng cách như sau:

  • Thay băng vệ sinh thường xuyên 4 tiếng 1 lần, sử dụng băng vệ sinh đảm bảo chất lượng, nên chọn loại không có mùi hương.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch mỗi khi thay băng vệ sinh, sử dụng dung dịch vệ sinh có độ PH phù hợp.
  • Nên rửa vùng kín từ trước ra sau, không thụt rửa sâu vào trong âm đạo, sau khi rửa dùng khăn bông mềm và sạch lau khô vùng kín.
  • Không ngâm vùng kín trong nước, tốt nhất nên tắm bằng nước ấm tránh để cơ thể bị lạnh.
  • Không quan hệ tình dục trong những ngày kinh bởi rất dễ gây viêm nhiễm, tổn thương cơ quan sinh sản, ngứa vùng kín.
  • Có chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng hơn, sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ.

Xem thêm cách điều trị ngứa vùng kín ở nữ

Để biết chính xác ngứa ở vùng kín khi có kinh nguyệt là bị làm sao và cách khắc phục phù hợp với tình trạng mình gặp phải vui lòng liên hệ với Phòng Khám Thái Hà qua đường dây nóng 0379544317 để được tư vấn đặt lịch khám trực tiếp.

Bác sĩ tư vấn bệnh
BS. Nguyễn Thị Thoàn

Bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn

Bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn là một hội viên ưu tú của Hội Sản Phụ khoa Việt Nam. Bác sĩ Thoàn có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.

TIN SỨC KHỎE MỚI

Gói khám ưu đãi tại phòng khám Thái HàGói khám ưu đãi tại phòng khám đa khoa Thái Hà

Có thể bạn quan tâm

Chậm kinh có gây vô sinh không? Nguyên nhân bị chậm kinhChậm kinh có gây vô sinh không? Nguyên nhân bị chậm kinh

Em tên Nga là sinh viên năm nhất đại học, em mong bác sĩ tư vấn giúp em hiện tượng bị chậm kinh có gây vô sinh không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thìKinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì nguyên nhân do đâu? Khi nào cần đi khám và có những cách khắc phục nào? Cùng Thai Ha Clinic tìm hiểu.

Cách chữa trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả nhất 2023Cách chữa trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả nhất 2023

Tìm hiểu cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả nhất cùng các bác sĩ sản phụ khoa Thái Hà. Các nguyên nhân, dấu hiệu và tác hại của bệnh.

Chi phí mổ u xơ tử cung hết bao nhiêu tiền năm 2023Chi phí mổ u xơ tử cung hết bao nhiêu tiền năm 2023

U xơ tử cung là gì? Cách nhận biết cũng như điều trị u xơ tử cung và chi phí mổ u xơ tử cung hết bao nhiêu tiền (Bảng giá chi tiết) sẽ được chia sẻ

Rong kinh (kinh nguyệt kéo dài) nguyên nhân và cách chữaRong kinh (kinh nguyệt kéo dài) nguyên nhân và cách chữa

Rong kinh hay kinh nguyệt kéo dài là gì? Nguyên nhân do đâu, các dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị rong kinh như nào? Bác sĩ giải đáp thắc mắc

Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung? Tiêm ở đâu?Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung? Tiêm ở đâu?

Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung không và tiêm phòng ung thư cổ tử cung ở đâu là thắc mắc của nhiều chị em. Bác sĩ giải đáp chi tiết.

Đau bụng dưới rốn ở phụ nữ là bệnh gì (bên trái và bên phải)Đau bụng dưới rốn ở phụ nữ là bệnh gì (bên trái và bên phải)

Đau bụng dưới hay đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? Bao gồm đau ở giữa bụng, đau bên trái bụng, đau bên phải bụng. Cách chữa trị như nào?

Ra khí hư có màu lạ khi mang thai có sao không? Vàng đen xanhRa khí hư có màu lạ khi mang thai có sao không? Vàng đen xanh

Ra khí hư có màu lạ như: xanh, vàng, trắng, nâu đen hoặc có màu trắng như bã đậu khi mang thai có sao không hay là bệnh gì? Chia sẻ của bác sĩ

Bản quyền DMCA

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ UY TÍN CHẤT LƯỢNG TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 0379544317 (Miễn phí tư vấn)
Thời gian làm việc của phòng khám:
08h00 - 20h00 (Các ngày trong tuần cả ngày T7 & CN - Lễ, Tết)
Bản quyền thuộc về thaihaclinic @ 2022

Được quản lý bởi:

Bộ y tế Việt NamThành phố Hà NộiSở y tế Hà Nội
Hotline
Chat
Messenger
Zalo