Đang bị kinh nguyệt có nên đi khám phụ khoa không?
Nhiều chị em khi đi khám phụ khoa lại bị kinh nguyệt. Vậy đang bị kinh nguyệt có nên đi khám phụ khoa không? Cùng tìm hiểu vấn đề này nhé
Nhiều chị em khi đi khám phụ khoa lại bị kinh nguyệt. Vậy đang bị kinh nguyệt có nên đi khám phụ khoa không? Khám phụ khoa tổng quát bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu những vấn đề chị em đang quan tâm trong bài viết chia sẻ sau đây.
Đang bị kinh nguyệt có nên đi khám phụ khoa
Bạn Thương ( Hà Nam) có câu hỏi: “Xin chào bác sĩ! thời gian gần đây tôi thường bị ngứa rát vùng kín nhất là những ngày có kinh nguyệt mức độ ngứa rát nhiều hợn. Tôi rất lo lắng và muốn đi khám phụ khoa nhưng lại đang trong ngày hành kinh nên không biết đang bị kinh nguyệt có nên đi khám phụ khoa không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn!”
Trả lời:
Xin chào bạn Thương và chị em! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn về chuyên mục sức khỏe của chúng tôi. Về vấn đề bạn thắc mắc xin được tư vấn với bạn như sau:
Hiện tượng vùng kín thường xuyên ngứa rát là dấu hiệu cảnh báo nữ giới với các bệnh viêm phụ khoa thường gặp như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng… nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm buồng trứng
Vì vậy, việc đi khám phụ khoa khi thấy xuất hiện khí hư bất thường, ngứa ngáy vùng kín là việc làm rất cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp chữa trị phù hợp.
Tuy nhiên, chị em không nên đi khám phụ khoa trong những ngày đang bị kinh nguyệt bởi những lý do sau:
Trong những ngày có kinh nguyệt do ảnh hưởng của hormone bàn tiết nên kết quả xét nghiệm máu và điện tâm đồ sẽ không có được số liệu chính xác.
Nhất là trong các xét nghiệm tế bào cổ tử cung, xét nghiệm tế bào ung thư sẽ không thể thực hiện được do lượng chất nhầy từ máu kinh quá nhiều không phản ánh chính xác tình trạng bạn gặp phải.
Hơn nữa khám phụ khoa trong thời gian kinh nguyệt rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa vì khoảng thời gian này âm đạo thường ở trạng thái mở, môi trường âm đạo rất thuận lợi cho việc xâm nhập của các vi khuẩn, nấm gây viêm nhiễm.
Do đó, thời gian thích hợp nhất để bạn đi khám phụ khoa là khi đã hết dấu hiệu của ngày “đèn đỏ” và tốt nhất là 3 ngày sau khi sạch kinh nguyệt.
Trong trường hợp chảy máu âm đạo bất thường, rong kinh kéo dài với số lượng máu nhiều kèm theo đau bụng dữ dội, ngất xỉu chị em nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám phụ khoa để được xử lý kịp thời không cần chờ hết ngày kinh nguyệt.
Ngoài việc tránh đi khám phụ khoa vào ngày có kinh nguyệt chị em cần thực hiện một số lưu ý trước khi đi khám phụ khoa như:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhưng không thụt rửa âm đạo cũng như không sử dụng các dung dịch vệ sinh hay xà phòng trong 24 giờ trước khi đi khám để kết quả chuẩn đoán chính xác nhất..
- Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 – 3 ngày trước khi đi khám phụ khoa.
- Mặc trang phục rộng rái và thuận tiện cho việc thăm khám.
- Sáng suốt lựa chọn và tìm hiểu kỹ phòng khám phụ khoa uy tín để đảm bảo thăm khám phụ khoa an toàn và đạt kết quả tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Chi phí khám phụ khoa
Khám phụ khoa tổng quát gồm những gì?
Dù mắc bệnh hay không thì mỗi năm chị em nên chủ động đi khám phụ khoa 1 lần. Thông thường, khám phụ khoa tổng quá bao gồm:
– Khám bên ngoài
– Khám âm đạo
– Khám tử cung
– Xét nghiệm máu
– Xét nghiệm tế bào cổ tử cung
– Xét nghiệm dịch âm đạo
– Xét nghiệm nước tiểu.
Với trường hợp các bạn chưa kết hôn thì việc khám phụ khoa tổng quát là hoàn toàn đúng đắn để nếu bạn có những viêm nhiễm phụ khoa, các bác sỹ sẽ điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng nhuư mắc các bệnh vô sinh về sau.
Khi khám phụ khoa tổng quát, bạn sẽ được thực hiện những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị:
Các bác sỹ sẽ hỏi tiền sử bệnh, lý do bạn thăm khám.
Bước 2: Khám vùng bụng dưới và bẹn
Các bác sỹ kiểm tra vùng bụng, dịch cổ chướng và tuần hoàn bảng hệ. Các định xem vùng bụng có khối u không. Nếu đau bụng sẽ kiểm tra mức độ đau, phản ứng của thanh bụng, còn nếu người bệnh lở loét ở vùng bẹn, các bác sỹ sẽ sờ nắn xác định hạch hoặc khối u sưng.
Bước 3: Khám bộ phận sinh dục ngoài
- Kiểm tra âm vật, vùng mu, tầng sinh môn.
- Khám hai môi lớn, môi nhỏ, lỗ âm đạo, các tuyến dịch.
- Kiểm tra xem tầng sinh môn có tổn thương, viêm nhiễm, sẹo không.
- Kiểm tra có sa thành trước, sau của âm đạo không.
Bước 4: Khám bằng mỏ vịt
- Quan sát cổ tử cung, lỗ cổ tử cung, thành âm đạo
- Lấy tế bào cổ tử cung để xét nghiệm sàng lọc ung thư
- Nếu cổ tử cung có dịch nhầy, các bác sỹ sẽ lấy mẫu nhuộm gram và xét nghiệm lậu cầu và chlamydia.
Bước 5: Khám âm đạo và nắn bụng
- Khám cổ tử cung, tử cung.
- Nếu có khối u, xác định kích thước, vị trí, mật độ đau, liên quan đến tử cung.
Bước 6: Khám trực tràng và nắn bụng
- Khám hình dạng cổ tử cung, khám trực tràng
- Khám túi cùng Douglas
- Xác định dây chằng ngang cổ tử cung
Bước 7: Xét nghiệm cận lâm sàng
Sau khi khám phụ khoa, các bác sỹ sẽ xét nghiệm máu, dịch âm đạo, tế bào, ký sinh trùng, vi khuẩn,…
Bước 8: Hoàn thành khám phụ khoa tổng quát
Sau khi có kết quả xét nghiệm, các bác sỹ sẽ tư vấn và nếu có bệnh sẽ hẹn lịch khám và điều trị.
Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc hay có nhu cầu khám phụ khoa, chị em vui lòng liên hệ: 0379.544.317 để được tư vấn kỹ hơn và đặt lịch khám.