Đau lưng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau lưng là gì? Nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và cách chữa đau lưng như nào? Thai Ha Clinic giải đáp tư vấn cách phòng tránh đau lưng.
Đau lưng - căn bệnh phổ biến trên thế giới, theo thống kê, có hơn 70% dân số trên thế giới bị đau lưng ít nhất một lần trong đời. Nếu bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Đau lưng là gì?
Đau lưng là cơn đau dọc phần cột sống. Có nhiều vị trí đau, phân thành 4 khu vực chính gồm đau lưng trên, đau lưng dưới, đau lưng giữa và đau lưng 1 bên.
- Đau lưng trên xảy ra từ xương cổ đến cuối khung sườn. Bệnh nhân thường đau phổ biến tại vị trí đốt sống T1 và T12. Cơn đau có thể đến đột ngột hoặc kéo dài âm ỉ.
- Đau lưng giữa xảy ra ở mọi đối tượng với biểu hiện đau âm ỉ hoặc dữ dội, cảm thấy tức ngực hoặc tê tứ chi.
- Đau lưng dưới thường được biết đến với tên gọi là đau thắt lưng cột sống, xảy ra do mang vác vật nặng thường xuyên, do tuổi tác.
- Đau lưng 1 bên trái hoặc phải cho thấy sự sai lệch giữa các khớp cần thăm khám sớm để điều trị tận gốc.
Thông tin bạn có thể quan tâm:
- Địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín
16 nguyên nhân gây đau lưng thường gặp
1. Đau lưng do bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đây là tình trạng nhân nhầy đãi đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, gây chèn ép các dây thần kinh và ống sóng khác gây đau cột sống. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh bị chấn thương cột sống, hoặc đĩa đệm bị thoái hóa.
2. Bệnh thoái hóa cột sống lưng
Bệnh lý này khiến bệnh nhân bị đau liên tục tại vùng lưng dưới khi cột sống bị thoái hóa. Bệnh nhân cảm thấy đau hơn khi vặn mình hoặc mang vác vật nặng.
3. Gai cột sống lưng gây đau lưng
Đây là một dấu hiệu đặc trưng của thoái hóa cột sống. Người bệnh sẽ thấy đau nhức tại vùng thắt lưng do cột sống mọc ra phần xương chìa ra như gai, cọ sát với các xương xung quanh. Cơn đau này sẽ lan dần xuống phần dưới chân, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động thậm chí mất khả năng vận động.
4. Hẹp ống sống thắt lưng
Bệnh lý này do nhiều nguyên nhân khiến ống sống lưng bị thu hẹp điển hình như gai cột sống, thoái hóa dây chằng làm dây chằng dày lên, thu nhỏ ống sống lưng, thoát vị đãi đệm, viêm khớp cột sống,...Triệu chứng của bệnh lý này là gây đau tại vùng thắt lưng, cơn đau lan dần xuống chân, có thể gây bại liệt hai chân.
5. Đau dây thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, chạy từ tủy sống xuống hông và đến phía sau của chân. Nguyên nhân đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống, thoát vị đãi đệm. Triệu chứng điển hình của bệnh lý lá cảm thấy đau nóng, tê rát khu vực lưng. Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể rối loạn giao cảm, đi đại tiện không kiểm soát hoặc giảm, mất khả năng vận động tại khu vực bị ảnh hưởng.
6. Loãng xương
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh loãng xương ở nữ giới là suy giảm estrogen và ở nam giới là sự sụt giảm testosterone. Ngoài ra còn do vấn đề tuổi tác. Bệnh loãng xương khiến xương trở lên giòn, xốp, xương mỏng dần, mật độ xương thưa dần khiến xương dễ bị tổn thương, dễ gãy và thời gian hồi phục rất lâu lâu bị chấn thương. Căn bệnh này diễn ra âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức vùng lưng.
7. Căng cơ, căng dây chằng
Việc mang vác các vật nặng trong thời gian dài hoặc cử động chuyển hướng bất ngờ sẽ làm căng cơ và dây chằng ở cột sống lưng gây ra cơn đau co thắt ở lưng.
8. Đau lưng do khối u cột sống
Khối u cột sống là sự phát triển bất thường của các mô tại cột sống hoặc khu vừng xung quanh cột sống. Khối u sẽ tác động lên cột sống và tủy sống gây ra những cơn đau âm ỉ đến dữ dội. Bệnh nhân cần kiểm tra và điều trị kịp thời để tránh trường hợp khối u di căn sang các khu vực khác.
9. Cột sống vẹo lâu ngày gây đau lưng
Vẹt cột sống do thoát vị đĩa đệm, viêm khớp mặt sống và sụp lún đốt sống gây ra. Triệu chứng phổ biến là đau thắt lưng và cứng khớp, bệnh kèm theo biểu hiện tê chân.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, bệnh đau lưng còn do một vài nguyên nhân khác cụ thể như sau:
10. Độ tuổi
Đây là đau lưng do thoái hoá tự nhiên, xảy ra thường xuyên ở độ tuổi trên 40.
11. Thói quen vận động
Những người ngồi nhiều, không có chế độ thể dục thể thao thường xuyên khiến các cơ ở lưng và bụng yếu đi, gây ra các cơn đau mỏi lưng.
12. Bị chấn thương
Lưng bị bong gân, căng cơ cũng dẫn đến đau lưng.
13. Thừa cân, béo phì
Người bị thừa cân, béo phì tạo nhiều áp lực cho cơ thể gây ra các cơn đau lưng.
14. Bệnh lý
Có một số bệnh lý kích hoạt cơn đau lưng tại vùng lưng như: viêm tuyến tiền liệt, zona thần kinh, viêm khớp, nhiễm trùng liên quan đến đốt sống lưng.
15. Hút thuốc
Việc sử dụng thuốc lá thường xuyên sẽ làm giảm lưu lượng máu đến cột sống, làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương.
16. Gặp vấn đề về tâm lý
Người bệnh thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, mỏi mệt gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, từ đó các mạch máu co lại, cản trở quá trình lưu thông máu đến thần kinh, hệ thống cơ, dây chằng gây đau nhức.
Những triệu chứng điển hình của đau lưng
Các triệu chứng điển hình của bệnh đau lưng cần gặp bác sĩ ngay như:
- Người bệnh đau lưng kèm theo sốt hoặc cảm giác ớn lạnh.
- Tình trạng đau trở nặng hơn vào ban đêm hoặc cơn đau lan dần xuống bụng dưới.
- Cơn đau ngày càng kéo, cường độ đau mạnh hơn, đặc biệt với người trên 50 tuổi hay người từng bị ung thư.
- Cơn đau kèm theo cảm giác tê chân.
- Người bệnh thấy bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ cần lưu tâm hơn.
Bệnh đau lưng tưởng chừng không nguy hiểm những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong di chuyển hay lao động. Các hoạt động hằng ngày diễn ra chậm chạp.
Khi cơn đau kéo dài ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh. Người bệnh trong tình trạng mất ngủ, căng thẳng kéo dài, mất tập trung, mất hứng thú trong cuộc sống.
Người bệnh trì hoãn trong việc điều trị gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như chi dưới yếu, có thể bị liệt, châm có cảm giác tê bì. Trường hợp nặng hơn bệnh nhân có thể gây rối loạn tiểu, chèn ép dây thần kinh.
Các cách chữa trị bệnh đau lưng hiệu quả có thể áp dụng tại nhà
Hiện nay y học ngày càng phát triển, bệnh đau lưng được chữa bằng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm phương pháp dân gian và phương pháp hiện đại.
Chữa chứng đau lưng bằng phương pháp hiện đại
Sau khi tiến hành thăm khám cần thận, tùy vào nguyên nhân và tính chất cơn đau mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp khác nhau.
Sử dụng thuốc giảm đau
Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn, thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm có khả năng làm giảm đau lưng mạn tính. Người bệnh lưu ý khi dùng thuốc nên hỏi ý kiến của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều. Việc sử dụng thuốc kéo dài cũng gây ra một số tác dụng phụ như viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa, tổn thương gan, thận,...
Việc sử dụng thuốc có tác dụng xoa dịu cơn đau, không thể điều trị tận gốc nguyên nhân đau lưng nên người bệnh thường cần có sự can thiệp khác.
Trị đau lưng bằng vật lý trị liệu
Phương pháp này tiến hành dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu. Mục đích chính của phương pháp này là tăng, cải thiện tính linh hoạt của các nhóm cơ bụng, cơ lưng, điều chỉnh tư thế sinh hoạt hằng ngày. Phương pháp này tuy được khá nhiều người áp dụng để đẩy lùi các cơn đau nhưng người bệnh không nên sử dụng cách này nếu đang gặp một số vấn đề sau:
- Người bệnh đang phục hồi sau phẫu thuật, vết thương chưa được cải thiện.
- Người bệnh bị gãy xương không nên áp dụng vật lý trị liệu vì có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của xương bị gãy.
- Áp dụng không hiệu quả, triệu chứng tồi tệ hơn thì nên ngừng áp dụng.
- Phụ nữ mang thai không áp dụng vật lý trị liệu
- Người bệnh đau lưng tránh bài tập sit - up, bài tập siết eo nếu cảm thấy đau đớn hơn khi thực hiện.
- Can thiệp ngoại khoa
Người bệnh tiến hành phẫu thuật khi phương pháp nội khoa và vật lý trị liệu không đạt được hiệu quả. Biện pháp can thiệp ngoại khoa còn được áp dụng cho trường chấn thương gây xẹp đốt sống L1 đến L5, bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng. Người bệnh cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về phương pháp này bởi quá trình phẫu thuật cột sống rất phức tạp, chứa nhiều dây thần, việc phẫu thuật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, yếu cơ, xuất huyết, bại liệt thậm chí là tử vong.
Chữa đau lưng bằng phương pháp dân gian
Theo Đông y, rất nhiều loại thảo dược có tác dụng giảm triệu chứng đau lưng hiệu quả, có thể áp dụng tại nhà, bao gồm các loại thảo dược sau:
Cây đại tướng quân
Cây đại tướng quân không chỉ có tác dụng làm cảnh, phong thủy mà còn được sử dụng như một bài thuốc chữa trị bệnh nhức xương khớp, bong gân,...
Người bệnh sử lá đại tướng quân đã rửa sạch, sau đó bỏ vào chảo và rang với muối hạt cho đến khi nóng. Bỏ phần lá vừa rang vào khăn rồi tiến hành chườm tại khu vực lưng đến khi nguội. Người bệnh sử dụng liên tục trong vòng 3 đến 5 ngày thì ngừng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết hợp lá cây đại tượng quân với lá ngũ trảo và bồ công anh giã nhỏ với muối rồi trộn với ít rượu trắng 40 độ trở lên. Tiến hành xào hỗn hợp và đáp vào vùng cột sống lưng. Duy trì đều đặn đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Lá Lốt
Lá lốt là thực phẩm dùng để chế biến món ăn nhưng ít ai biết rằng nó còn có tác dụng giảm thiểu triệu chứng đau mỏi lưng. Người bệnh sử dụng lá lốt rửa sạch, muối hạt giã nát cùng nhau rồi đem rang nóng. Tiếp theo lấy miếng vải bọc lại rồi đắp lên vùng lưng đau nhức. Thực hiện liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày 2 đến 3 lần.
Bệnh nhân cũng có thể kết hợp rễ cây lá lốt rửa sạch, ngâm với rượu trắng. Sau 1 tháng bệnh nhân lấy một chút rượu này thoa lên vùng lưng đau mỏi. Lưu ý, cách chữa này không áp dụng cho những người có làn da mỏng, nhạy cảm hoặc da đang bị tổn thương, lở loét.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể đun lá lốt đã vò với 2 bát nước để uống, sử dụng trong 10 ngày, mỗi ngày 2 lần để đẩy lùi cơn đau.
Khi sử dụng lá lốt trong điều trị đau lưng, bệnh nhân không nên sử dụng quá 100gr lá lốt trong ngày để uống vì có thể gây tích tụ độc tố, người bị nóng trong, dị ứng hoặc táo bón không sử dụng, không ăn lá lốt trong thời gian dài.
Cây xấu hổ hỗ trợ điều trị chứng đau lưng
Cây xấu hổ là thoại thảo dược chữa mất ngủ và đau lưng rất tốt.
Trong điều trị chứng đau nhức xương khớp lâu ngày, người bệnh dùng rễ cây xấu hổ đã được phơi khô tẩm với rượu 35 - 40 độ rồi rang khô. Tiếp theo đổ nước vào và đun lấy nước. Sử dụng nước này uống trong 4 đến 5 ngày, mỗi ngày 2 đến 3 lần.
Trong điều trị đau lưng, nhức xương, chân tay tê dại, bệnh nhân kết hợp rễ cây xấu hổ với hy thiêm, gai tầm xoong, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đẳng sắc lấy nước uống trong 1 tháng.
Lưu ý, những bài thuốc uống cần tham khảo bác sĩ Đông y để mang lại kết quả tốt nhất cũng như tránh dị ứng với thảo dược.
Sử dụng ớt trị đau lưng
Ớt là loại quả chứa nhiều capsaicin có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương tiết endorphin có khả năng gây tê và giảm đau. Theo y dược cổ truyền, quả ớt được giã nát ngâm với rượu dùng để xoa bóp hỗ trợ tốt trong điều trị chứng đau lưng, thấp khớp và đau dây thần kinh.
Gừng tươi
Theo y học hiện đại, gừng chứa nhiều thành phần có khả năng giảm đau, chống viêm, kháng kháng khuẩn hiệu quả. Theo Đông y, gừng tươi được dùng phổ biến để chống viêm, hạ khí, giảm đau lưng, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp. Gừng được sử dụng nhiều với các cách kết hợp khác nhau để điều trị đau lưng tiêu biểu như:
- Xoa bóp rượu gừng. Chuẩn bị khoảng 1kg gừng tươi rửa sạch, đập nát với 2 lít rượu trắng 40 độ, tiến hành ngâm trong 3 ngày sau đó dùng 1 ít để xoa bóp tại vùng lưng vào buổi tối.
- Kết hợp gừng, hành củ và bột mì làm thuốc đắp ngoài giúp giảm đau và thư giãn gân cốt. Chuẩn bị gừng tươi, hành cũ, tất cả đập nát, kết hợp bột mì, rang hỗn hợp này lên cho nóng rồi bọc lại đắp lên vùng lưng bị đau.
- Gừng kết hợp với giấm. Chuẩn bị 1 nhánh gừng rửa sạch, đập nát với 1 ít giấm. Rang nóng hỗn hợp và chườm lên vùng lưng đau mỏi.
Chữa đau lưng bằng gừng có tác dụng làm ấm xương khớp và các cơ giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của người bệnh mà kết quả đem lại khác nhau. Phương pháp này chỉ đáp ứng tốt cho các cơn đau sinh lý cấp tính.
Đắp lá ngải cứu giảm chứng đau lưng
Ngải cứu là loại cây chữa nhiều hoạt chất có ích như axit amin, cholin, flavonoid,...có tác dụng kháng viêm, trừ phong thấp, giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra ổn định hơn.
Để trị đau lưng, người bệnh cần chuẩn bị lá ngải cứu sạch, trộn với muối hạt rồi đem rang nóng. Người bệnh sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng lưng đau cho đến khi nguội. Nên sử dụng đều đặn trong khoảng 1 tháng để mang lại hiệu quả, không nên đắp nóng quá có thể gây bỏng da.
Rễ cây đinh lăng
Rễ đinh lăng có tác dụng lưu thông khí huyết, chống dị ứng. Bạn sử rễ đinh lăng theo các cách dưới đây:
- Sử dụng rễ đinh lăng đã rửa sạch, phơi khô đun với nước uống hàng ngày để giảm đau lưng.
- Kết hợp rễ đinh lăng với cây cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, thiên niên kiện, cỏ xước, vỏ quýt, quế chi sắc thành thuốc và uống trong 2 đến 3 bát nước mỗi ngày. Sử dụng trong khoảng 10 ngày.
Lưu ý khi dùng rễ đinh lăng: Bệnh nhân sử dụng vừa phải vì có thể gây ra chứng nôn mửa, tiêu chảy. Không áp dụng cho phụ nữ mang thai. Bệnh nhân hỏi ý kiến bác sĩ thêm về cách sử dụng cũng như các trường hợp chống chỉ định khác.
Cách phòng ngừa bệnh đau lưng
Để phòng ngừa bệnh đau lưng, bạn nên lưu tâm những vấn đề sau:
- Khi mang vác vật nặng, cần cẩn trọng khi đứng dậy, không đứng lên đột ngột hay dùng sức quá mức.
- Duy trì cân nặng hợp lý. Đối với bệnh nhân bị béo phì, cần giảm cân để tránh gây áp lực lên cột sống.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cung cấp đủ canxi và vitamin D để hệ xương được phát triển khỏe mạnh.
- Sử dụng nệm nằm mềm vừa phải, không cứng quá để giữ cột sống thẳng, hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng của vai và mông.
- Tư thế ngồi học, ngồi làm việc thẳng lưng, tránh gập người. Nên thay đổi tư thế, đi lại sau 1 tiếng ngồi.
- Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp cơ bụng, xương khớp linh hoạt hơn.
Như vậy trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh đau lưng, phương pháp chữa trị cũng như cách phòng tránh. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ có ích đối với bạn và những người xung quanh bạn. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt!