Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu phải làm sao? Cách khắc phục

Cập nhật:

24/7/2023 4:32 PM

Tác giả:

BS. Vũ Hồng Lân

Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu phải làm sao là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục trẻ bị hẹp bao quy đầu.

Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu phải làm sao? Đó là câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm và muốn nhận được sự tư vấn của các chuyên gia. Chúng tôi cũng hiểu là: Hầu hết các cha mẹ đều lo lắng hiện tượng này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu. Chính vì vậy, việc mang tới những thông tin về vấn đề này rất quan trọng và cần thiết, mà chúng tôi cho rằng mình nên thực hiện, để giúp cho các bạn chăm sóc con yêu một cách tốt nhất.

Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu phải làm sao?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có tới 97% bé trai khi mới chào đời đều gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu. Đây là một phần da rất mỏng bám chặt lấy quy đầu của bé. Chúng bao gồm hai lớp là lớp da bên ngoài và niêm mạc bên trong.

Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu
Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu

Trên thực tế ngay từ khi chưa chào đời, bao quy đầu và quy đầu đã phát triển thành 1 thể thống nhất và không tách rời. Vì vậy, hầu hết các trẻ khi mới sinh ra đều gặp phải tình trạng này. Sau một thời gian, khi hiện tượng bong tế bào trên bề mặt của mỗi lớp da diễn ra mạnh mẽ hơn thì bao quy đầu và quy đầu sẽ tự động tách rời nhau mà không cần phải có bất cứ tác động cơ học nào.

Hầu hết các trẻ đều phải mất tới vài tháng, vài năm, thậm chí đến tuổi dậy thì mới có thể lộn bao quy đầu, để cậu nhỏ trở về trạng thái bình thường. Bên cạnh đó, sự bao bọc của lớp bao quy đầu còn có tác dụng bảo vệ cậu nhỏ và hệ thống dây thần kinh tại quy đầu, khỏi tác động của các yếu tố bên ngoài như quần áo. Từ đó, tránh khỏi những tổn thương hoặc trầy xước gây ảnh hưởng đến ngoại hình của cậu nhỏ.

Vì thế, nếu như trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu, các bậc cha mẹ nên hiểu rằng đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không hề đáng lo ngại đối với sức khỏe của con trẻ. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên vì lo lắng mà cố tình tự nong, lột bao quy đầu khi trẻ còn sơ sinh. Vì chúng không chỉ khiến cho trẻ đau đớn, khóc thét mà còn dẫn tới nhiễm trùng hoặc sẹo dính ở quy đầu và bao quy đầu. Điều này sẽ khiến cho ngoại hình của cậu nhỏ trở nên xấu xí. Đồng thời gây ra nhiều tác động nguy hiểm khác cho sức khỏe của trẻ khi lớn lên.

Cách khắc phục trẻ bị hẹp bao quy đầu

Vệ sinh bao quy đầu cho trẻ nhỏ

Cách tốt nhất mà cha mẹ có thể làm cho trẻ chính là thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho bé. Không chỉ tại thân thể mà còn ở vùng kín. Không cần phải chăm sóc đặc biệt mà chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bình thường là được. Trong quá trình tắm rửa, không nên sử dụng bất cứ vật dụng nào khác như tăm bông hay cố ý xối nước mạnh hoặc hóa chất diệt khuẩn đối với vùng kín của trẻ. Vì chúng quá mong manh và rất dễ bị tổn thương, nhiễm trùng bởi các tác động mạnh mẽ bên ngoài.

Lột bao quy đầu cho trẻ em

Sau khi bé được 4 – 5 tuổi, bạn có thể thỉnh thoảng lột nhẹ bao quy đầu và vệ sinh phía trong là có thể giúp cho chúng luôn sạch sẽ. Đồng thời, việc làm này còn có thể kích thích sự tách biệt của bao quy đầu và quy đầu của trẻ. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên có gắng hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh cậu nhỏ trong quá trình tắm gội để rèn luyện thói quen tốt cho trẻ sau này. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc phòng tránh các bệnh viêm nhiễm nam khoa cho trẻ trong tương lai.

Với những chia sẻ tận tâm của các bác sĩ nam khoa về Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu phải làm sao? Mong rằng đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ về hiện tượng này và không nóng vội trong cách xử lý. Từ đó, tránh những hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ sau này. Cuối cùng, xin chúc tất cả các thành viên trong gia đình bạn thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống!

Tìm hiểu thêm:

- Trẻ mấy tuổi thì cắt bao quy đầu

- Khi nào nên cắt bao quy đầu

- Cắt bao quy đầu ở đâu

- Phương pháp và chi phí cắt bao quy đầu

Bác sĩ tư vấn bệnh

Theo dõi Google Tin tức của Thai Ha Clinic.

Google Tin tức