Những điều phụ nữ mang thai cần biết (nên và không nên làm)

Cập nhật:

16/11/2022 3:12 PM

Tác giả:

BS. Nguyễn Thị Thoàn

Tìm hiểu những điều phụ nữ mang thai hay bà bầu cần biết như: Nên làm gì và không nên làm gì cùng bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu chi tiết.

Mang thai là thiên chức của người phụ nữ, một sinh linh bé nhỏ được bạn mang trong mình. Những điều phụ nữ mang thai cần biết là gì? Lắng nghe tư vấn của chuyên gia trong bài viết sau đây.

Những điều phụ nữ mang thai cần biết

Những điều phụ nữ mang thai nên biết
Những điều phụ nữ mang thai nên biết

1. Những điều phụ nữ mang thai nên làm:

- Nhớ khám thai định kỳ: Ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ mang thai bạn cần khám thai và làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện nguy cơ cho chính mình và cả bé yêu trong bụng, như: nguy cơ tiền sản giật, chửa ngoài tử cung, dọa sảy, thiếu máu...

- Tiêm phòng: Tiêm phòng là việc làm cần thiết khi mang thai. Trong quá trình thai kỳ, bạn cần nhớ tiêm vacxin uốn ván, vacxin phòng cúm để bảo vệ cho mình và bé yêu trong bụng.

- Chú ý chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống của bạn phải đủ dinh dưỡng. Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều sắt (như thịt nạc, gan, phủ tạng...) và uống bổ sung thêm viên sắt. Thai phụ nên tăng khẩu phần ăn lên 1/4, có thể bằng cách ăn nhiều bữa hơn, thay đổi món, thay đổi cách chế biến kích thích ngon miệng để dễ hấp thu. Ăn nhiều đạm như cá thịt, tôm, cua, ếch, lươn sữa, và các loại đậu. Tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi để bổ sung dinh dưỡng và vitamin.

- Cần lưu ý giữ gìn vệ sinh ăn uống: Các chuyên gia khuyến cáo các bà bầu nên rửa tay trước khi chuẩn bị bữa ăn, không thái thực phẩm chín trên thớt đã thái thực phẩm sống.

- Chế độ dùng thuốc khi mang thai: Ngay khi bạn mang thai, hãy thông báo cho bác sỹ của bạn biết những loại thuốc mà bạn đang dùng. Thuốc chống co giật có thể khiến một cuộc sinh nở không hoàn toàn. Thuốc kháng sinh ảnh hưởng tới thai nhi nên trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến của bác sỹ. Đừng lạm dụng thuốc bổ sung Vitamin A. Vitamin A rất quan trọng với cơ thể con người, đặc biệt với trẻ nhỏ và thai nhi. Tuy nhiên, bạn cần có chỉ định của thầy thuốc, không dùng tùy tiện. Vì vitamin A liều cao có thể gây rối loạn khi mang thai. Bạn chỉ cần 2 - 3mg/ngày là đủ.

- Cần luyện tập thể dục vận động nhẹ nhàng để cơ thể được dẻo dai, khỏe mạnh.

- Vệ sinh thân thể: Tắm hàng ngày ở nơi kín gió, không nên ngâm mình trong bồn nước. Mùa lạnh phải tắm nước nóng. Nên vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên hơn 2-3 lần/ ngày vì thời kỳ thai nghén bộ phận sinh dục tăng tiết dịch nhiều hơn.

- Lau vú hàng ngày bằng khăn vải mềm, không nên xoa núm vú để tránh kích thích co bóp tử cung.

- Quan hệ tình dục: Bạn vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường. Tuy nhiên cần nhẹ nhàng hơn nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Đối với người có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non thì phải kiêng hẳn.

- Chuẩn bị cho cuộc sinh: Cần chuẩn bị đủ đồ dùng thiết yếu cho cuộc sinh như quần áo, tất khăn, mũ, khăn lau... cho con và một số đồ dùng cần thiết cho mẹ. Sắp xếp gọn gàng để sẵn sàng thuận lợi khi đi sinh, tránh lúng túng khi chuyển dạ đột ngột. Chọn một nơi sinh. gần đến ngày sinh phải đi khám thai lại để được bác sỹ tư vấn cụ thể việc sinh nở.

2. Những điều phụ nữ mang thai cần tránh:

- Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá, hay thậm chí coca, ca cao, socola.. để tránh cho con những khuyết tật ở mặt, tim, chân và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thần kinh của con yêu. Đặc biệt, thuốc lá là nguyên nhân chiếm 25% khiến em bé của bạn nhẹ cân và sinh non. Hãy từ bỏ thứ độc hại này khi bạn đang mang một sứ mệnh thiêng liêng. Hạn chế các gia vị như hành, tỏi, ớt, tiêu.

- Không làm việc trong môi trường độc hại, tiếng ồn, ô nhiễm, hoặc môi trường phải ngâm trong nước lâu... Nếu tử cung hay có tiền sử sẩy thai, đẻ non thì phải làm việc nhẹ nhàng.

- Tránh căng thẳng: Bạn nên tránh những căng thẳng, stress vì nó là một nguyên nhân gây đẻ non. Hãy thấy rằng việc tránh được stress và căng thẳng là một điều cần thiết cho bạn và em bé.

- Hạn chế di chuyển xa: Cần hạn chế tối thiểu việc di chuyển xa khi đang mang thai. Vì các con đường xóc, tình trạng thay đổi khí hậu hay áp suất không khí đột ngột không có lợi cho em bé.

- Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi trong nhà: Trên cơ thể động vật có một loại ký sinh trùng là Toxoplasmosis có thể xâm nhập qua nhau thai từ cơ thể mẹ và gây ra sự phát triển không bình thường cho thai nhi.

Hành trình làm mẹ là một hành trình đầy hạnh phúc. Bạn cần nhớ những điều trên để cuộc hành trình từ khi mang thai đến lúc vượt cạn được thuận buồm xuôi gió.

Tìm hiểu thêm:

- Viêm phụ khoa khi mang thai nên làm gì

- Sàng lọc trước sinh xét nghiệm những gì

Bác sĩ tư vấn bệnh
BS. Nguyễn Thị Thoàn

Bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn

Bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn là một hội viên ưu tú của Hội Sản Phụ khoa Việt Nam. Bác sĩ Thoàn có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.

TIN SỨC KHỎE MỚI

Gói khám ưu đãi tại phòng khám Thái HàGói khám ưu đãi tại phòng khám đa khoa Thái Hà

Có thể bạn quan tâm

Địa chỉ đặt vòng tránh thai ở đâu tốt và uy tín tại Hà NộiĐịa chỉ đặt vòng tránh thai ở đâu tốt và uy tín tại Hà Nội

Đặt vòng tránh thai là gì? Địa chỉ đặt vòng tránh thai ở đâu tốt và uy tín tại Hà Nội. Phòng khám đa khoa Thái Hà là lựa chọn tốt cho chị em.

Chi phí phá thai, nạo hút thai hết bao nhiêu tiền (Bảng Giá 2023)Chi phí phá thai, nạo hút thai hết bao nhiêu tiền (Bảng Giá 2023)

Chi phí phá thai bao nhiêu tiền hay chi phí nạo hút thai có đắt không? Đây là thắc mắc ở một số diễn đàn lớn như Webtretho hay Lamchame.

Phá thai 1 tháng tuổi bằng thuốc như nào? Quy trình & chi phíPhá thai 1 tháng tuổi bằng thuốc như nào? Quy trình & chi phí

Phá thai 1 tháng tuổi bằng thuốc như nào? Quy trình phá thai bằng thuốc như nào và chi phí bao nhiêu? Bác sĩ Thai Ha Clinic giải đáp thắc mắc.

Sót thai là gì? Dấu hiệu nhận biết sót thai sau nạo phá thaiSót thai là gì? Dấu hiệu nhận biết sót thai sau nạo phá thai

Sót thai là gì? Dấu hiệu bị sót thai có biểu hiện gì? Tác hại nguy hiểm của nạo phá thai còn sót và những lời khuyên từ bác sĩ sản phụ khoa Thái Hà

Tư vấn 12 cách phá thai an toàn nhất & các phương pháp dân gianTư vấn 12 cách phá thai an toàn nhất & các phương pháp dân gian

Cách phá thai an toàn hiệu quả nhất hiện nay là phương pháp nào? Có những cách phá thai dân gian, tự nhiên tại nhà nào? Bác sĩ tư vấn cụ thể.

Phá thai bằng thuốc là gì? Áp dụng cho tuổi thai nào?Phá thai bằng thuốc là gì? Áp dụng cho tuổi thai nào?

Phá thai bằng thuốc là gì? Áp dụng cho tuổi thai nào? Quy trình phá thai bằng thuốc như nào và dấu hiệu nhận biết phá thai bằng thuốc thành công.

7 biểu hiện phá thai bằng thuốc thành công & không thành công7 biểu hiện phá thai bằng thuốc thành công & không thành công

Giải đáp các biểu hiện phá thai bằng thuốc thành công và những dấu hiệu phá thai bằng thuốc không thành công. Bác sĩ tư vấn phá thai an toàn.

Sau hút thai bao lâu thì ra hết máu sản dịch? Bác sĩ giải đápSau hút thai bao lâu thì ra hết máu sản dịch? Bác sĩ giải đáp

Sau hút thai bao lâu thì ra hết máu hay sau hút thai bao lâu ra hết sản dịch? Bác sĩ Thái Hà sẽ giải đáp và đưa ra những lời khuyên giúp chị em.

Bản quyền DMCA

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ UY TÍN CHẤT LƯỢNG TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 0379544317 (Miễn phí tư vấn)
Thời gian làm việc của phòng khám:
08h00 - 20h00 (Các ngày trong tuần cả ngày T7 & CN - Lễ, Tết)
Bản quyền thuộc về thaihaclinic @ 2022

Được quản lý bởi:

Bộ y tế Việt NamThành phố Hà NộiSở y tế Hà Nội
Hotline
Chat
Messenger
Zalo