Chậm kinh bao lâu thì có bầu? Thử thai khi nào chính xác?

Cập nhật:

11/5/2024 2:05 PM

Tác giả:

BS. Nguyễn Thị Thoàn

Chậm kinh bao lâu thì có bầu (có thai)? Nên sử dụng que thử thai sau mấy ngày để cho kết quả chính xác? Bác sĩ Thoàn xin được giải đáp.

Chậm kinh bao lâu thì có bầu (có thai)? Có phải cứ chậm kinh là có bầu hay không? đây luôn là thắc mắc được rất nhiều chị em quan tâm và mong muốn được các chuyên gia y tế giải đáp. Vì chậm kinh là một trong những dấu hiệu cơ bản khi mang thai, tuy vậy thực tế là không phải ai chậm kinh thì đều là do có bầu. Dưới đây bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Thoàn đang công tác tại Thai Ha Clinic sẽ giải đáp cho bạn hiểu rõ hơn về vấn đề chậm kinh bao lâu thì có bầu (có thai), mời bạn cùng theo dõi.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Khái quát về tình trạng chậm kinh

Chậm kinh là khi chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới không đến như mong muốn với một chu kỳ bình thường sẽ kéo dài tư 21 đến 35 ngày. Khi nữ giới bị chậm kinh 7 ngày trở lên thì rất có khả năng là do có thai, và cùng với đó cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chậm kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt này đến ngày trước khi đến kỳ kinh tiếp theo bắt đầu. Ngày có kinh tùy thuộc vào sự đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt và thời gian bắt đầu hành kinh của kỳ kinh gần nhất. Chậm kinh là tình trạng theo thông thường máu kinh của bạn sẽ bắt đầu vào ngày hôm nay, những đến ngày đó cơ thể vẫn chưa bắt đầu có máu kinh. Chu kỳ trung bình là 28 ngày, với mốc thời gian như sau:

Chậm kinh là gì?
Chậm kinh là gì?

- Ngày 1: Cách mô niêm mạc tử cung sẽ bong ra và đi ra khỏi cơ thể thông qua đường âm đạo. Hành kinh kéo dài từ 4 – 8 ngày.

- Ngày 8: Lớp niêm mạc tử cung bắt đầu tăng sinh trở lại để chuẩn bị nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh.

- Ngày 14: Trứng được đây ra từ buồng trứng gọi là rụng trứng. Nếu quan hệ trong thời gian rụng trứng và 3 ngày trước khi rụng trứng thì tỷ lệ thụ thai thành công sẽ cao. Lý do vì tinh trùng có thể sống được 3 đến 5 ngày trong âm đạo của nữ giới, tuy nhiên trứng sẽ chỉ sống được 1 ngày khi không được thụ tinh.

- Ngày 15 đến ngày 24: Trứng di chuyển đến ống dẫn trứng về tử cung. Nếu trứng gặp tinh trùng thì sẽ được thụ tinh và bám vào niêm mạc tử cung của nữ giới. Đây được gọi là thời gian làm tổ và bắt đầu mang thai.

- Ngày 24: Nếu trứng không được thụ tinh với tinh trùng thì nó sẽ vỡ ra. Lượng hormone trong cơ thể sẽ giảm xuống, vì tử cung không cần phải nuôi thai trong tháng này.

Có trường hợp chu kinh nguyệt của nữ giới đều đặn mỗi tháng, khi đó người này có thể dự đoán được chính xác ngày có kinh. Và cũng có trường hợp kinh nguyệt không đều thì mỗi tháng ngày có kinh sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt vẫn đến trong khoảng thời gian từ 21 đến 35 ngày thì vẫn được coi là bình thường.

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì có bầu (có thai)?

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì có bầu hay có thai? Việc xác định thai kỳ khi bị chậm kinh là điều quan trọng. Tuy vậy sẽ không dễ dàng để xác định được chính xác việc chậm kinh bao nhiêu ngày thì có bầu, vì chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người sẽ có độ dài ngắn khác nhau. Thông thường, khi chậm kinh từ 5 đến 7 ngày nếu có quan hệ tình dục không có biện pháp phòng tránh thai thì sẽ có khả năng có thai. Đây cũng chính là thời điểm chị em sử dụng que thử thai để có kết quả chính xác.

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì có bầu (có thai)? Sử dụng que thử thai khi nào chính xác?
Chậm kinh bao nhiêu ngày thì có bầu (có thai)? Sử dụng que thử thai khi nào chính xác?

Trong một chu kỳ kinh nguyệt sẽ xảy ra hiện tượng rụng trứng 1 lần. Nếu trứng gặp tinh trùng và có xảy ra thụ tinh, thì sẽ phát triển thành 1 hợp tử và di chuyển theo ống dẫn trứng đi vào tử cung. Khi đó cơ thể sẽ gia tăng một loại hormone đặc biệt trong cơ thể có tên gọi là hormone hCG.

Khi nồng độ hormone này tăng lên thì sẽ là các để xác định nữ giới có mang thai hay không. Ngoài việc có trong máu, thì hCG cũng có tồn tại trong nước tiểu chính vì thế việc mang thai có thể sử que thử thai để kiểm tra. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp ra kết quả âm tính giả khi mang thai trong vài ngày đầu khi bị chậm kinh và sử dụng que thử thai. Vì việc thử thai quá sớm khiến cho nồng độ hCG chưa đủ để lên kết quả dương tính. Kinh nghiệm là nên thử thai sau khi bị chậm kinh 1 tuần sẽ cho ra kết quả chính xác.

Khi phát hiện bản thân đang mang thai từ sớm sẽ giúp cho thai phụ có thể chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về thể chất và tinh thần trong thời gian mang thai sắp tới. Nhanh chóng bổ sung thêm các loại vitamin, chất dinh dưỡng cho cơ thể để thai nhi được phát triển tốt nhất. Có thể kể đến như việc bổ sung vitamin B9 là điều cần thiết để ngăn nguy cơ bị dị tật ống thần kinh và các vấn đề khác đến thai nhi. Việc này được chú ý đặc biệt cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai trong 3 tháng đầu.

Chậm kinh khiến chị em lo lắng không biết có phải do mình đang mang thai hay không, hoặc lo mình đã mang thai không mong muốn sau khi quan hệ tình dục. Nếu như bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, thì việc chậm kinh từ 3 đến 5 ngày đều không có gì đáng lo ngại.

Tuy vậy, nếu có biểu hiện của việc trễ kinh hơn 7 này trở lên và thử que thử thai nhưng cho ra kết quả âm tính thì có thể là do gặp một số những nguyên nhân đã kể phía trên như căng thẳng quá độ, giảm cân hoặc tăng cân đột ngột, gặp các bệnh lý phụ khoa hay có các vấn đề về sức khỏe... Trong trường hợp vẫn lo lắng liệu có mang thai hay không thì có thể đợi vài ngày vào tiếp tục sử dụng que thử thai hoặc trao đổi với các bác sĩ phụ khoa để biết được nguyên nhân khiến chậm kinh. Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu hoặc làm các kiểm tra cần thiết để biết được bạn có mang thai không và nguyên nhân của việc chậm kinh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh

Đối với nữ giới sẽ có hai giai đoạn trong cuộc đời khiến cho chu kỳ kinh nguyệt gặp tình trạng không đều đó là: giai đoạn khi mới có kinh nguyệt (tuổi dậy thì) và giai đoạn khi cơ thể đến tuổi bị mãn kinh. Ở cả hai thời kỳ này đều khiến cho chu kỳ kinh nguyệt gặp bất thường, và bị trễ kinh.

Trong thời gian dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt không đều là điều bình thường và không có ảnh hưởng gì. Nữ giới khi dậy thì có thể bị tình trạng kinh nguyệt không đều, chậm kinh trong khoảng 2 – 3 năm đầu vì buồng trứng chữa thể sản sinh ra lượng trứng đều đặn mỗi tháng vì nồng độ hormone trong cơ thể chưa ổn định.” Bên cạnh, nếu không đến tuổi dậy thì hoặc tuổi mãn kinh nhưng kinh nguyệt vẫn không đều và bị chậm kinh thì có thể là do những nguyên nhân như sau:

Mang thai

Mang thai là nguyên nhân phổ biến khiến cho nữ giới bị chậm kinh. Nếu bạn có hiện tượng chậm kinh khoảng 1 tuần sau khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai, thì khả năng cao là mang thai. Trong trường hợp này, chị em có thể biết được việc mình có thai hay không bằng cách sử dụng que thử thai tại nhà để kiểm tra nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu hoặc tìm đến các cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm máu để biết được nồng độ hormone beta HCG có trong máu.

Trong thời gian cho con bú

Nữ giới có thể gặp tình trạng kinh ít, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị mất kinh nguyệt trong khoảng thời gian cho con bú, đặc biệt là khi con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì thế, nhiều người truyền tai nhau cho con bú cũng là phương pháp tránh thai an toàn.

Thực tế, mặc dù trong thời gian cho con bú thì khả năng mang thai cũng không cao, nhưng thực chất vẫn có khả năng việc rụng trứng vẫn xảy ra, và khi quan hệ tình dục trong thời gian này thì vẫn có khả năng thụ thai. Nếu không muốn mang thai trở lại ngày sau khi mới sinh, thì nên tham khảo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và có phương pháp tránh thai phù hợp.

Căng thẳng và stress trong thời gian dài

Chu kỳ kinh nguyệt được diễn ra bởi hệ thống rất phức tạp, liên quan đến cấu trúc não (vùng dưới đồi và tuyến yên), buồng trứng, tử cung, tuyến giáp. Khi tâm lý bị căng thẳng quá độ sẽ gây tác động lên vùng dưới đồi, gây ra ảnh hưởng đến việc điều hòa kinh nguyệt. Tình trạng căng thẳng càng kéo dài lâu ngày, thì rối loạn kinh nguyệt sẽ càng kéo dài và trầm trọng hơn.

Nữ giới nên hạn chế bị căng thẳng quá mức hoặc bị stress bằng việc luôn có suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Khi stress, căng thẳng được giảm đi, thì các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động ổn định trở lại, kỳ kinh nguyệt cũng sẽ diễn ra như bình thường. Khi stress, căng thẳng kéo dài khiến chậm kinh, mất kinh trong 3 kỳ kinh nguyệt trở lên, thì cần phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân chậm kinh, có phương án xử lý kịp thời.

Giảm cân quá mức

Cân nặng bị tụt quá nhanh do ăn kiêng, tập luyện thể dục thể thao ở cường độ cao cũng sẽ gây ra tác động lên chu kỳ kinh nguyệt. Giảm cân quá mức làm cho cơ thể bị mất đi chất béo và chất dinh dưỡng quan trọng, cơ thể không đảm bảo để sản xuất hormone đúng cách, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh hoặc thậm chí là mất kinh nguyệt hoàn toàn. Điều chỉ lại chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học, duy trì mức cân nặng ổn định là cách để khắc phục tình trạng chậm kinh, và giúp kinh nguyệt ổn định, đều đặn hơn mỗi tháng.

Thừa cân, béo phì

Giống với khi giảm cân quá mức, tụt cân nhanh chóng thì khi cơ thể nữ giới bị thừa cân, béo phì cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, khiến gặp thay đổi, trục trặc trong chu kỳ kinh nguyệt.

Thừa cân, béo phì sẽ làm cho cơ thể sản sinh dư thừa ra một lượng hormone Estrogen, khiến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí có thể làm ngừng kinh hoàn toàn. Khi đã biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh là do béo phì thì theo các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, chị em nên thay đổi lối sống và tập luyện thể dục hàng ngày, có lối sống lành mạnh hơn. Trong đó nên thay đổi chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thể thao với cường độ phù hợp với thể, đảm bảo cân nặng được duy trì ở trạng thái cân bằng, từ đó sẽ cải thiện được tình trạng chậm kinh, khiến kinh nguyệt được đều đặn mỗi tháng.

Tập luyện quá sức

Việc tập luyện thể dục thể thao với mức cường độ quá cao vượt quá khả năng thích ứng của cơ thể, làm tạo áp lực liên tục đối với cơ thể, khiến mất cân bằng trong hệ thống nội tiết của nữ giới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà nữ giới nên lưu ý, và đặc biệt là các vận động viên nữ thường xuyên xảy ra tình trạng này.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Buồng trứng đa nang có thể khiến nữ giới bị rối loạn hệ thống nội tiết. Khi cơ thể sản sinh ra một lượng lớn nội tiết tố nam là Androgen cao hơn bình thường, sẽ trở thành điều kiện tạo ra các u nang buồng trứng. Những u nang này có thể cản trở trong quá trình rụng trứng, khiến cho quá trình rụng trứng không được xảy ra đều đặn hoặc ngừng rụng trứng hoàn toàn.

Nếu nguyên nhân của việc chậm kinh là do bệnh buồng trứng đa nang thì cần phải được phát hiện kịp thời, và có phương án điều trị bệnh nhanh chóng để không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của nữ giới. Nếu không được khắc phục sớm thì khiến cơ thể mất cân bằng hormone, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, tim mạch và giảm khả năng thụ thai.

Mắc bệnh phụ khoa

Khi mắc phải một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, suy buồng trứng... thì đều sẽ gây ra hiện tượng chậm kinh. Để biết được chính xác nguyên nhân bị chậm kinh là do bệnh lý nào thì chị em nên đi khám phụ khoa, đồng thời tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân, các triệu chứng khi bị kinh nguyệt, lượng máu kinh nhiều hay ít, trong máu kinh có bị vón cục không và các triệu chứng khác. Đi thăm khám càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị nhanh chóng.

Mắc các bệnh mạn tính

Một số bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh Celiac cũng sẽ làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể là do sự thay đổi lượng đường trong máu sẽ khiến rối loạn nội tiết tố, và khi không kiểm soát được lượng đường huyết ổn định thì sẽ làm thay đổi trong kỳ kinh nguyệt.

Bệnh Celiac sẽ khiến người bệnh bị tổn thương ở ruột non, khiến cơ thể khó có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết, khiến gặp phải hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh. Bên cạnh đó cũng có một số những bệnh lý khác gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh đó là hội chứng Cushing, hội chứng Asherman, tăng thượng thận bẩm sinh và nhiều bệnh lý khác.

Sử dụng biện pháp tránh thai

Khi mới bắt đầu hoặc dừng sử dụng các phương pháp tránh thai nội tiết cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi, bị chậm kinh. Ví dụ như các loại thuốc tránh thai chứa hormone Estrogen và Progestin có công dụng ngăn buồng trứng phát triển và giải phóng trứng. Có những trường hợp khi sử dụng hoặc ngừng biện pháp tránh thai sẽ mất từ 3 đến 6 tháng mới có thể cân bằng chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại. Một số các phương pháp tránh thai khác như cấy vòng tránh thai, tiêm tránh thai cũng có thể khiến nữ giới bị chậm kinh.

Xem thêm: Siêu âm thai ở đâu tại Hà Nội?

Những dấu hiệu nhận biết khi mang thai

Ngoài tình trạng chậm kinh, thì để biết được liệu bản thân có thai hay không, chị em sẽ thể nhận biết thông qua một số những dấu hiệu như sau cùng với việc chậm kinh, cụ thể là:

Bác sĩ Thoàn tư vấn các dấu hiệu mang thai
Bác sĩ Thoàn tư vấn các dấu hiệu mang thai

- Nghén: Do sự gia tăng hormone HCG trong quá trình mang thai, làm tăng estrogen tiết ra sẽ làm cho người phụ nữ cảm thấy buồn nôn và ốm nghén. Phụ nữ sẽ có cảm giác buồn nôn vào buổi sáng, mệt mỏi và cả thể bị nôn mửa suốt cả ngày. Thường thì tình trạng buồn nôn sẽ bắt đầu vào ngày 25 đến ngày 30 sau ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt.

- Mệt mỏi: Do cơ thể cần phải chuẩn bị cho quá trình nuôi dưỡng thai nhi, nên thai phụ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi hơn so với bình thường. Do cần tăng cường nhu cầu về năng lượng làm cho cơ thể bị mệt mỏi và căng thẳng hơn.

- Thay đổi tâm lý: Khi mang thai, các hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến tâm lý của nữ giới. Làm cho chị em nhạy cảm hơn, dễ dàng tức giận hoặc buồn bã bất thường.

Nếu bạn trễ kinh trong thời gian từ 25 đến 30 ngày và trải qua những dấu hiệu của trên như nghén vào buổi sáng, mệt mỏi, thay đổi tâm lý... thì tỷ lệ mang thai sẽ khá cao. Tuy vậy, để biết được chính xác bạn có đang mang thai hay không thì nên sử dụng que thử thai hoặc đến những cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm.

Bên cạnh đó, sẽ có một số những dấu hiệu mang thai đặc trưng hơn để nhận biết bạn đang mang thai đó là:

Ngực đau và căng tức

Trong giai đoạn mang thai, phụ nữ sẽ có những thay đổi liên quan đến vùng ngực, mà một trong những biển hiện dễ nhận thấy là cảm thấy ngứa ran hoặc như bị kim châm ở xung quanh vùng núm vú và làm ngực căng tròn hơn. Do vực thay đổi hormone trong cơ thể làm cho máu lưu thông đến vùng ngực nhiều hơn.

Thường tình trạng này sẽ xuất hiện trước 1 – 2 tuần khi bị châm kinh và trong suốt thời gian mang thai. Để khắc phục tình trạng này thì hãy mặc áo lót rộng rãi, massage nhẹ để giảm căng tức.

Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu

Mang thai có thể nhiều sự biến đổi trong cơ thể như là tăng nồng độ hormone HCG, khiến nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy chóng mặt, đau đầu. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thích nghi và tự điều chỉnh hormone trong thời gian mang thai. Vì thế, nếu gặp tình trạng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt cùng với việc bị chậm kinh 8 ngày trở lên thì rất có thể có khả năng mang thai.

Tần suất đi tiểu liên tục

Trong thời gian mang thai, tử cung sẽ mở rộng để phù hợp với kích thước của thai nhi. Tạo áp lực lên khu vực bàng quang và khiến liên tục buồn tiểu tiện. Ngay từ những thời gian đầu của thai kỳ, thai phụ đã trải qua những triệu chứng này.

Một số câu hỏi về vấn đề chậm kinh bao lâu thì có bầu (có thai)

Dưới đây cũng là một số những thắc mắc, câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề chậm kinh và mang thai được nhiều chị em quan tâm và mong muốn được giải đáp, cụ thể như sau:

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?

Sau khi xảy ra quan hệ tình dục, nếu tinh trùng và trứng được thụ tinh với nhau, sẽ mất từ 6 đến 9 ngày để tinh trùng di chuyển đến tử cung và thụ tinh. Sau đó, quá trình thụ tinh và để có phôi thai bám vào tử cung sẽ mất từ 5 đến 10 ngày để hoàn thành, phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng người. Vì thể, khi chậm kinh từ 7 – 10 ngày thì lúc đó thai nhi đã vào tử cung. Khi đó thai nhi sẽ được tính là tuần thứ 5. Và nếu chậm kinh 2 tháng liên tục thì khả năng mang thai là 100%.

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì nên đi xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu là phương pháp để kiểm tra việc mang thai hay không hiệu quả, chính xác, nhanh chóng bằng cách phát hiện nồng độ HCG có trong huyết thanh. Sau khoảng 7 đến 10 ngày kể từ khi quan hệ tình dục, bạn có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra việc mang thai. Tuy vậy, để đạt được kết quả chính xác nhất thì nên làm xét nghiệm khi bị chậm kinh từ 3 đến 5 ngày.

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì siêu âm thấy thai?

Hai phương pháp được thực hiện phổ biến để kiểm tra thai kỳ đó là siêu âm đầu dò và siêu âm vùng bụng. Thời điểm kiểm tra của mỗi phương pháp cũng sẽ có sự khác nhau. Đối với siêu âm đầu dò để kiểm tra thấy thai sẽ được thực hiện sau khi nữ giới bị chậm kinh khoảng 7 ngày. Còn việc siêu âm vùng bụng thì thời gian sẽ lâu hơn, cần phải mất từ 3 đến 4 tuần sau khi bị chậm kinh mới có thể kiểm tra để biết mình có mang thai hay không.

Với nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhưng bị chậm kinh trên 7 ngày thì có thể thực hiện siêu âm để kiểm tra việc mang thai. Thực tế thì thời gian chậm kinh kéo dài càng lâu thì việc siêu âm cho ra kết quả càng chính xác hơn.

Chậm kinh bao lâu thì nghe được tim thai?

Tim thai sẽ hình thành khoảng tuần thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ. Vì thế khi thực hiện siêu âm vào tuần thứ 6 tức là từ 14 – 20 ngày bị chậm kinh, thì có khả năng sẽ nghe được tim thai. Tuy nhiên, không phải mọi thai phụ đều có thể nghe được tim thai trong thời gian này, nó sẽ thay đổi tùy vào mỗi người, vì tình trạng sức khỏe, cơ địa và các yếu tố khác cũng sẽ làm ảnh hưởng đến việc nghe được tim thai khi đi siêu âm.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ về chậm kinh bao lâu thì có bầu (có thai) và những vấn đề khác liên quan từ những chuyên gia y tế đưa ra. Nữ giới nên chú ý nếu có những dấu hiệu thay đổi cơ thể, cùng với tình trạng chậm kinh thì nên đến những cơ sở y tế để được là xét nghiệm để biết mình đã mang thai hay chưa. Nếu còn có thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ đến số hotline 0379.544.317 hoặc nhắc trong khung chat bên dưới để được tư vấn miễn phí.

Bác sĩ tư vấn bệnh

Theo dõi Google Tin tức của Thai Ha Clinic.

Google Tin tức