Cách nhận biết bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu
Thai Ha Clinic xin đưa ra một số cách nhận biết bệnh sùi mào gà ở nữ giới giai đoạn đầu. Dấu hiệu điển hình như: tiểu buốt, xuất hiện các nốt u nhú.
Bệnh sùi mào gà ở nữ là một bệnh lý xã hội nguy hiểm và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người hiện nay. Việc tìm hiểu và nhận biết bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu được đông đảo bệnh nhân quan tâm, nhằm giúp biết cách phòng tránh bệnh và kịp thời phát hiện bệnh sớm, để có phương pháp điều trị an toàn, phù hợp. Dưới đây là bài viết chia sẻ về cách nhận biết bệnh sùi mào gà ở giai đoạn đầu, mời bạn đọc theo dõi.
Bệnh sùi mào gà ở nữ là gì?
Bệnh sùi mào gà ở nữ là bệnh lý xã hội lây qua đường tình dục phổ biến và nguy hiểm hiện nay. Bệnh sùi mào gà có tác nhân gây bệnh là virus Human Papillomavirus (hay còn gọi là virus HPV). Bệnh sùi mào gà ở nữ có thời gian ủ bệnh sùi mào gà khoảng 3 tháng, kèm theo nhiều triệu chứng bệnh khác nhau.
Bên cạnh con đường lây nhiễm qua đường tình dục là chủ yếu, bệnh sùi mào gà ở nữ còn được phát hiện có khả năng lây nhiễm qua những con đường khác như lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, lây qua đường truyền máu, sử dụng đồ dụng cá nhân chung với người bệnh, tiếp xúc các tổn thương, vết xước trên cơ thể người bệnh…
Tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà ở nữ giới ngày càng tăng cao, đặc biệt thường thấy ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, từng quan hệ tình dục. Bệnh sùi mào gà có khả năng nhiễm bệnh và lây lan nhanh chóng.
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời không những ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, chất lượng cuộc sống người bệnh mà còn có thể để lại biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, âm đạo,… Vì vậy việc nhận biết các dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ giới, đặc biệt là ở giai đoạn đầu là điều vô cùng quan trọng, cần thiết, giúp chị em kịp thời phát hiện bệnh, điều trị bằng các phương pháp phù hợp, tránh bệnh để lại biến chứng, rủi ro khôn lường.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu
Bệnh sùi mào gà ở nữ có thời gian ủ bệnh khoảng từ 2-3 tháng. Các dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện và phân biệt với những bệnh lý thông thường khác. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ giới giai đoạn đầu mà chị em có thể tìm hiểu và nhận biết, cụ thể là:
- Âm đạo ẩm ướt, có mùi hôi khó chịu, khí hư tiết nhiều có màu sắc bất thường.
- Xuất hiện các nốt u nhú, mụn mềm trắng hoặc màu hồng nhạt xung quanh các vị trí như âm hộ, âm đạo, hậu môn, cổ tử cung, môi lớn, môi bé, lưng, ngực, khoang miệng, họng, lưỡi, …
- Các nốt u nhú giai đoạn đầu mọc lẻ tẻ, bề mặt mềm, ẩm ướt, có hình dáng giống mào gà hay cây súp lơ, không có cảm giác đau đớn hay ngứa ngáy, nhưng chạm vào dễ bị vỡ ra, chảy máu và dịch mủ.
- Chị em phụ nữ đi tiểu nhiều lần, tiểu đau, tiểu khó,…
- Bị đau đớn, chảy máu, khó khăn mỗi khi quan hệ tình dục.
- Các nốt sùi mào gà phát triển nhanh chóng, có nhiều kích thước khác nhau, vị trí các nốt mụn có mùi hôi khó chịu, gây cảm giác vướng víu, khó chịu, mất thẩm mỹ.
- Ngoài ra chị em còn gặp phải một số biểu hiện khác như giảm ham muốn, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, chán ăn, nổi hạch,…
Bài viết liên quan:
- Các cách chữa sùi mào gà hiệu quả hiện nay
- Các đường truyền nhiễm bệnh sùi mào gà
Các giai đoạn bệnh và biểu hiện bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới được chia làm các giai đoạn bệnh sau đây:
Giai đoạn ủ bệnh
Virus HPV bắt đầu xâm nhập vào cơ thể người bệnh, dần xuất hiện các nốt mụn u nhú mọc lẻ tẻ, không gây cảm giác ngứa ngáy hay đau đớn. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh mà biểu hiện bệnh giai đoạn ủ bệnh sẽ khác nhau. Bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khoảng 3 tháng.
Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn bệnh khởi phát, các nốt mụn sùi mào gà bắt đầu lây lan rộng hơn, người bệnh có một số biểu hiện bệnh như: ngứa ngáy vùng kín, mụn sùi mào gà mọc ở môi lớn, môi bé, hậu môn, âm đạo,… Người bệnh đi tiểu đau, tiểu khó, các nốt mụn sùi mào gà có màu hồng nhạt, trắng hoặc xám,…
Giai đoạn phát triển
Giai đoạn bệnh sùi mào gà phát triển và chuyển nặng, các dấu hiệu bệnh rõ ràng hơn, gây khó chịu cũng như trở ngại cho người bệnh. Mụn sùi mào gà xuất hiện nhiều, gia tăng cả về số lượng, kích thước, khi chạm vào dễ vỡ ra, chảy máu, tiết dịch, có mùi hôi, gây đau đớn cho người bệnh.
Ngoài ra, người bệnh giai đoạn này gặp phải một số triệu chứng bệnh khác như ốm sốt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, nổi hạch, đi tiểu nhiều lần, suy giảm ham muốn, chảy máu âm đạo bất thường, chán ăn,…
Giai đoạn biến chứng
Đây có thể xem là giai đoạn cuối của bệnh sùi mào gà ở nữ. Giai đoạn bệnh sùi mào gà biến chứng sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: Nốt mụn sùi mào gà vỡ ra, gây viêm loét trên da, để lại cảm giác đau đớn, có mùi hôi khó chịu cho người bệnh và dễ lây nhiễm cho những người xung quanh. Giai đoạn biến chứng bệnh sùi mào gà ở nữ có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, viêm âm đạo, đe dọa đến khả năng sinh sản của nữ giới.
Giai đoạn tái phát
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới sẽ tái phát nếu người bệnh không được chăm sóc cẩn thận sau điều trị hoặc tiếp tục các thói quen không lành mạnh, quan hệ tình dục không an toàn. Lúc này, cơ thể sẽ có đề kháng yếu, virus HPV dễ dàng quay lại xâm nhập, tấn công cơ thể, khả năng điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ giới sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với lần đầu.
Một số biểu hiện bệnh sùi mào gà ở nữ giới giai đoạn tái phát là các nốt mụn sùi mào gà xuất hiện trở lại, cơ thể nữ giới mệt mỏi, uể oải, ốm sốt kéo dài,…
Bệnh sùi mào gà được phát hiện kịp thời và điều trị càng sớm càng tốt. Vì vậy ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể, sức khỏe, các chị em cần tìm đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh. Quá trình điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ giới giai đoạn đầu sẽ dễ dàng hơn, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng, khả năng sinh sản của người bệnh, đồng thời giúp tiết kiệm, tối ưu chi phí khám chữa bệnh sùi mào gà.
Các lưu ý giúp phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cũng như hạn chế tối đa gặp phải các biến chứng bệnh nguy hiểm, các chị em cần thực hiện một số lưu ý sau:
- Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ, chung thủy chế độ một vợ một chồng.
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục khi chưa hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của đối phương.
- Thực hiện thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ từ 3-6 tháng một lần để được kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cũng như kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh lý bất thường để có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
- Thực hiện đi khám bệnh tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể sức khỏe, nghi ngờ bản thân mắc bệnh xã hội, trong đó có bệnh sùi mào gà.
- Chị em chủ động tiêm vaccine HPV để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cũng như ung thư cổ tử cung. Nữ giới nên tiêm HPV trước khi xảy ra quan hệ tình dục và có ý định mang thai để mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh sùi mào gà tốt.
- Chị em cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất, không thức khuya, không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, thường xuyên vận động, thể dục thể thao,… giúp tăng cường đề kháng cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà và các bệnh xã hội.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nhận biết bệnh sùi mào gà ở nữ và có biết cách phòng ngừa bệnh, hạn chế để lại rủi ro nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống. Bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp có thể để lại thông tin bên dưới khung chat hoặc gọi điện thoại đến số hotline để được các bác sĩ chuyên gia tư vấn bệnh sùi mào gà kịp thời, miễn phí nhé!
Thông tin khám chữa sùi mào gà hữu ích về địa chỉ khám chữa trị bệnh sùi mào gà uy tín