16 cách chữa trị nhiệt miệng (lở miệng) tại nhà từ thiên nhiên
Nhiệt miệng (lở miệng) là gì? Nguyên nhân gây nhiệt miệng do đâu? Tìm hiểu 16 cách chữa trị nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên ngay sau đây.
Nhiệt miệng (lở miệng) là gì? Nguyên nhân gây nhiệt miệng do đâu? Tìm hiểu 16 cách chữa trị nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên ngay sau đây.
Nhiệt miệng (lở miệng) là gì?
Nhiệt miệng hay lở miệng là một vết loét nhỏ và phát triển ở những mô mềm ở môi, bên trong má, dưới lưỡi hoặc xuất hiện trên nướu của bạn. Nhiệt miệng hay lở miệng còn được có tên gọi khoa học là loét Áp Tơ ( tên tiếng Anh - Aphthous Ulcer).
Nhiệt miệng có hình dạng tròn hoặc hình oval, có màu trắng hoặc vàng và xung quanh là viền đỏ. Trước khi bạn bị nhiệt miệng thì có thể xuất hiện dấu hiệu ngứa rát miệng.
Mọi người thường nhầm lẫn giữa nhiệt miệng với các bệnh gây ra từ virus Herpes. Các phân biệt giữa 2 bệnh này là
- Nhiệt miệng nằm bên trong miệng và không có khả năng lây lan.
- Lở loét miệng do virus Herpes sẽ nằm cả bên ngoài miệng và có khả năng lây ra các vùng khác nhanh chóng.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng (lở miệng)
Nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng (lở miệng) hiện vẫn chưa rõ, nhưng theo quan niệm của nhiều người thì nguyên nhân gây ra nhiệt miệng có thể do các yếu tố sau:
- Chẳng may cắn vào má gây chảy máu.
- Ăn những thực phẩm chua cay nhiều gây nóng cơ thể.
- Khi đánh răng hoặc xúc miệng bằng các chất chứa sodium lauryl sunfate gây tổn thương bên trong miệng.
- Do tâm lý căng thằng Stress.
- Do thay đổi nội tiết tố.
- Do vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng.
- Do thiếu các chất dinh dưỡng có chứa vitamin B, sắt, kẽm và axit folic.
- Do Nhiễm virus HIV (AIDS) hay một số các bệnh xã hội như Herpes sinh dục.
16 cách chữa trị nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên
Phần lớn ban đầu các vết nhiệt miệng là các vết loét rất nhỏ và có xu hướng sẽ tự biến mất sau 1 hoặc 2 tuần và sẽ không để lại sẹo. Nhưng điều quan trọng là khi bị nhiệt miệng trong 14 ngày đó các bạn sẽ phải chịu đau đớn, ăn uống khó khăn khi bị nhiệt miệng.
Rất may, ngoài việc lựa chọn các loại thuốc trị nhiệt miệng có bán ngoài thị trường thì cũng có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên rất hữu dụng. Cùng chúng tôi tham khảo 14 cách chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà ngay sau đây.
1. Sữa chua
Sữa chua có chữa nhiều lợi khuẩn nên mỗi ngày bạn ăn 1 cốc sữa chua sẽ giúp lợi khuẩn đi qua miệng chữa lành các vết nhiệt này.
2. Sức miệng bằng nước tự pha
Bạn có thể tự pha nước súc miệng bằng cách pha một muỗng cà phê baking soda và 2 muỗng nước ép cây lô hội hay còn gọi là cây nha đam vào một nửa ly nước ấm. Mỗi ngày sử dụng 1 lần bằng cách nhấp 1 ngụm nhỏ để súc miệng trong khoảng 15 giây. Lưu ý là khi súc miệng các bạn không được nuốt nhé.
3. Uống các loại nước
Bạn nên uống nhiều nước và đặc biệt là các loại nước như: nước sắn dây, nước cam, nước rau ngô, nước chanh... các loại nước này sẽ giúp liền vết nhiệt miệng nhanh hơn.
4. Mật ong
Mật ong có tác dụng chữa nhiệt miệng rất tốt. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong vào vết nhiệt miệng hoặc pha mật ong với nước ấm sau đó nhấp chút một. Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp mật ong với tinh bột nghệ sau đó đắp lên vết nhiệt miệng 2 - 3 lần 1 ngày.
5. Khế
Đun 2-3 quả khế sau đó lấy nước khế chua ngậm. Khế chua sẽ giúp chữa lành các vết nhiệt miệng 1 cách nhanh chóng.
6. Kiêng một số đồ ăn
Trong thời gian bị nhiệt miệng bạn nên kiêng ăn các đồ nướng - rán hoặc đồ cay nóng - chua. Các đồ ăn này sẽ khiến vết nhiệt miệng của bạn càng lớn hơn và gây đau hơn.
7. Bổ xung thêm các loại vitamin B
Việc bổ sung thêm vitamin B1, vitamin B12 được coi như 1 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả. Theo nghiên cứu, một này bạn nên sử dụng vitamin B12 1 mg/ngày và thời gian trong vòng 6 tháng.
8. Chườm đá lạnh
Khi bị nhiệt miệng bạn nên chườm đá lạnh sẽ hạn chế máu đến vùng bị nhiệt. Cách này sẽ giảm sưng đau nơi bị nhiệt.
9. Nước oxi già
Pha loãng oxi già với nước tỷ lệ 1:1 sau đó dùng dung dịch này chấm và vết loét miệng. Lưu ý khi dùng cách này thì sau 1 tiếng bạn hãy nên ăn uống nhé.
10. Bã chè khô
Bạn dùng bã chè khô đắp vào nơi bị nhiệt miệng. Vì trong bã chè khô có chứa chất Tannin - các chất này rất hiệu quả trong việc chữa nhiệt miệng.
11. Giấm táo
Pha giấm táo với nước ấm với tỷ lệ 1:1 và xúc miệng hàng ngày. Trong giấm táo có chứa các Axit Acetic có khả năng diệt vi khuẩn và gia tăng lợi khuẩn. Giấm táo còn được coi là 1 loại kháng sinh tự nhiên khi điều trị nhiệt miệng.
12. Uống Cốm Voi Con
Đây là loại cốm có chứa nhiều dược liệu từ thiên nhiên như tơ hồng vàng, Bách bộ, ngải cứu, cam thảo, cúc tần giúp chữa trị nhiệt miệng hữu hiệu trong 3 - 5 ngày.
13. Bổ sung sắt
Cách này hơi khó vì nếu muốn bổ sung sắt thì bạn phải có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để xem lượng sắt trong cơ thể đang thiếu là bao nhiêu.
14. Bổ sung kẽm
Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Nhưng cũng như cách bổ xung sắt thì bạn cũng phải có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để bổ xung lượng kẽm cơ thể thiếu hụt.
15. Không sử dung các chất chứa Sodium Lauryl Sulfate
Có một số loại kem đánh răng, nước súc miệng có chữa các chất này. Theo nghiêm cứu thì các chất này làm tăng nguy cơ gây nghiệt miệng ở người sử dung.
16. DGL - Deglycyrrhizinated
Đây là 1 loại thuốc chữa nhiệt miệng chiết xuất từ rễ cây cam thảo có tác dụng chữa nhiệt miệng và giảm đau. Bạn sử dụng nửa thìa cà phê DGL với một phần tư ly nước ấm và súc miệng 4 lần/ngày.
Mong rằng với những chia sẻ về nhiệt miệng (lở miệng) và cách chữa nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên sẽ giúp các bạn loại bỏ nhiệt miệng trong cuộc sống hàng ngày. Phòng khám đa khoa Thái Hà xin chúc các bạn luôn khỏe mạnh trong cuộc sống!