Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị?
Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị? Theo bác sĩ dấu hiệu bị HIV với trường hợp sớm thì từ 2 - 6 tuần, muộn thì sẽ khoảng 1 - 2 tháng.
HIV là căn bệnh thế kỷ có khả năng tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch nhằm phá bỏ hàng rào bảo vệ cơ thể tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội xâm nhập và phát triển. HIV lây nhiễm qua 3 con đường: đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con là chủ yếu. Vậy có nhiều thắc mắc rằng quan hệ với người bị HIV thì bao lâu bị nhiễm bệnh. Để có lời giải đáp chi tiết, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà.
Nhiễm HIV có những triệu chứng nào?
Virus HIV sẽ xâm nhập và phát triển trong cơ thể người qua 4 giai đoạn với những triệu chứng khác nhau cụ thể như sau:
- Giai đoạn cửa sổ: Đây giai đoạn người bệnh phơi nhiễm HIV, bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng giống bệnh cảm cúm. Các biểu hiện bao gồm sốt, ớn lạnh, nhức mỏi, phát ban,...
- Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng: Ở giai đoạn này, người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào. Người bệnh khỏe mạnh như người bình thường, lượng bạch cầu chưa giảm nhiều. Giai đoạn này kéo dài trong nhiều năm, virus HIV phát triển mạnh mẽ và dần chuyển sang giai đoạn cận AIDS.
- Giai đoạn cận AIDS, hệ thống miễn dịch trong cơ thể đang suy yếu dần, người bệnh dễ dàng mắc các bệnh như viêm amidan, viêm xoang, phát ban, tiêu chảy, sốt kéo dài hoặc nhiều loại bệnh phổ biến khác.
- Giai đoạn AIDS là giai đoạn cuối của người bệnh. Lúc này, hệ thống miễn dịch gần như bị phá hủy hoàn toàn, cơ thể không còn khả năng phòng ngừa những bệnh cơ hội, rất dễ dẫn đến tử vong. Đặc trưng của giai đoạn này là bệnh nhân sút cân không rõ nguyên nhân, dễ nhiễm trùng, mắc bệnh lao, viêm phổi do nấm Candida, zona thần tinh, phát triển virus Herpes,...Đến giai đoạn này bệnh nhân sống không quá 2 năm.
Đến nay, HIV không có thuốc chữa, y học chỉ có thể can thiệp để hạn chế sự phát triển của virus.
Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết các bệnh xã hội
Quan hệ với người nhiễm HIV có lây nhiễm không?
HIV viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Human Immunodeficiency Virus là một loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. HIV có thể lây truyền qua những chất dịch cơ thể như máu, tinh dịch, tiền tinh dịch, dịch âm đạo, dịch trực tràng, sữa mẹ.
Theo nghiên cứu, nguy cơ lây nhiễm HIV trong quan hệ tình dục thông thường từ nam lây cho nữ giới tỷ lệ 8/10.000 và từ nữ giới lây cho nam giới tỷ lệ 4/10.000. Tuy nhiên nếu muốn xác định bản thân có bị nhiễm HIV hay không cần quan tâm đến những yếu tố sau:
- Cường độ quan hệ, mức độ trầy xước, viêm nhiễm khi quan hệ, lượng virus có trong tinh dịch hay bạn tình đang nhiễm HIV ở giai đoạn nào. Các tổn thương, trầy xước, vết thương hở càng lớn ở cơ quan sinh dục sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm hơn.
- Quan hệ tình dục không dùng các biện pháp an toàn ví dụ không sử dụng bao cao su dễ dàng gây lây nhiễm HIV.
- Đối tượng quan hệ là người có nhiều bạn tình, đã mắc HIV thì nguy cơ bạn bị nhiễm virus HIV là vô cùng lớn.
- Con đường quan hệ: Theo nghiên cứu, còn đường quan hệ tình dục lây nhiễm HIV cao nhất là qua đường hậu môn. Nguyên nhân là niêm mạc trực tràng rất mỏng, dễ dàng để virus xâm nhập vào. Con đường thứ hai là qua đường âm đạo. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ qua màng nhầy lót âm đạo và cổ tử cung. Dịch âm đạo và máu có thể lây nhiễm cho nam giới và vết loét hay xước nhỏ trên dương vật nam giới bị HIV cũng có thể lây cho nữ giới. Còn đường quan hệ tình dục ít lây bệnh là quan hệ bằng miệng. Trường hợp lây nhiễm này xảy ra khi bị loét miệng, chảy máu nướu răng và bộ phận sinh dục nam đồng thời bị loét hoặc tinh dịch chứa virus HIV gây lây nhiễm.
Quan hệ với người bị nhiễm HIV thì bao lâu bị lây bệnh
Khi có quan hệ không an toàn với người bị nhiễm HIV, người bệnh sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu sớm của bệnh sau 2 đến 6 tuần hoặc có những trường hợp triệu chứng sẽ xuất hiện muộn hơn khoảng 1 đến 2 tháng tính thời điểm quan hệ với với người bị HIV.
Giai đoạn này là giai đoạn sơ nhiễm với những triệu chứng như bị cảm cúm, viêm họng, phát ban và sốt 38 độ. Ngoài ra bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, đau khớp, đau cơ. Các hiểu hiện của triệu chứng này cho thấy hệ thống miễn dịch trong cơ thể đang phản ứng tại sự tấn công của virus. Giai đoạn cấp tính thường kéo dài trong vòng 10 năm hoặc lâu hơn tùy vào thể trạng mỗi người. Nếu quan hệ với người nhiễm HIV thì phải sau 2 đến 3 tháng xét nghiệm mới cho kết quả dương tính.
Lưu ý bất kể giai đoạn nào cũng có thể lây truyền virus cho người khác bao gồm cả giai đoạn cửa sổ.
Cần làm gì ngay sau khi quan hệ với người bị nhiễm HIV
Không may quan hệ với người nhiễm HIV, trong 72 giờ đầu tiên sau khi quan hệ tình dục bạn cần đến gặp bác sĩ để sử dụng thuốc dự phòng phơi nhiễm PEP. Thuốc này cần phải tuân thủ dùng đủ liều trong vòng 28 ngày. Tuy nhiên thuốc này không phải mang lại hiệu quả 100% nên bạn vẫn có nguy cơ bị nhiễm sau khi sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc PEP gây ra một số tác dụng phụ như chính mặt, buồn nôn, mệt mỏi,...nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lưu ý, người nghi nhiễm HIV sử dụng thuốc PEP sẽ ít tác dụng hoặc không có tác dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm virus HIV nếu sử dụng muộn hơn 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV.
Xem thêm:
- Xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền
Cách ngăn ngừa lây nhiễm virus HIV cho bản thân và người khác
Để không lo lắng và hoang mang về vấn đề quan hệ với người mắc HIV có lây nhiễm hay không thì cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Sử dụng bao cao su chất lượng, sử dụng đúng cách.
- Không quan hệ với các đối tượng có nguy cơ cao bị HIV hay bệnh xã hội khác.
- Sử dụng thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần, xét nghiệm kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục.
- Quan hệ tình dục bằng con đường ít rủi ro hơn.
- Nếu bạn nhiễm HIV cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc quan hệ với người nhiễm HIV thì bao lâu bị lây bệnh. Đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích về cách đối phó với virus HIV khi bạn bị nghi nhiễm cũng như một vài biện pháp quan hệ tình dục an toàn nhằm bảo vệ cho chính bạn và người xung quanh.