Bệnh lậu có lây không? Bệnh lậu lây nhiễm qua đường nào?

Cập nhật:

9/4/2024 2:18 PM

Tác giả:

BS. Vũ Hồng Lân

Bệnh lậu có lây không? Câu trả lời là CÓ. Vậy bệnh lậu lây nhiễm qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh lậu ra sao? Bác sĩ tư vấn giải đáp.

Bệnh lậu là gì? Bệnh lậu có lây không? Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh lậu hiệu quả? Đây đều là những câu hỏi được nhiều người bệnh tìm kiếm trong thời gian gần đây khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc phải bệnh lậu. Bệnh lý này nếu không được nhận biết sớm và điều trị kịp thời có thể gây vô sinh hiếm muộn, viêm màng não, nhiễm khuẩn và thậm chí là tử vong ở cả nam và nữ giới. Hiểu được tâm lý này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ bệnh lậu có lây không, cách phòng tránh lây nhiễm bệnh lậu hiệu quả giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích cho mình.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Bệnh lậu là gì?

Lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm xuất hiện ở cả nam và nữ giới do một loại song cầu lậu khuẩn có tên Neisseria Gonorrhoeae xâm nhập và phát triển gây nên. Virus song cầu lậu khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể của người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh diễn ra từ 3 - 5 ngày là xuất hiện các dấu hiệu nhận biết đầu tiên như:

Song cầu lậu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae
Song cầu lậu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae

Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nam giới

  • Cơ thể xuất hiện nhiều cảm giác khó chịu, nóng rát dọc niệu đạo, tiểu rắt, tiểu buốt, dòng tiểu yếu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có màu đục.
  • Lỗ sáo ở phần đầu dương vật bị chảy mủ có màu trắng đục, vàng hoặc xanh, bao quy đầu luôn trong tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm, tấy đỏ.
  • Đau vùng bụng dưới, đau trực tràng, đau vùng hậu môn, suy giảm chức năng tình dục, đau khi quan hệ tình dục, đau khi xuất tinh.
  • Nam giới luôn trong trạng thái mệt mỏi, sốt cao, đau nhức khắp cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nữ giới:

  • Âm đạo bị sưng đỏ, chảy mủ lẫn máu.
  • Lỗ niệu đạo vị viêm đỏ, tiểu tiện nhiều lần, đau buốt khi đi tiểu, tiểu ra mủ màu trắng hoặc vàng.
  • Dịch âm đạo tiết nhiều bất thường, có màu vàng xanh hoặc vàng đặc, kèm theo đó là mùi hôi tanh khó chịu.
  • Đau khi thực hiện quan hệ tình dục, đau vùng bụng dưới, chảy máu sau khi quan hệ.
  • Cơ thể xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, sốt, đau nhức.
  • Ngoài ra, bệnh lậu còn có thể dễ dàng lây nhiễm lên miệng, họng khiến chị em gặp phải cảm giác ngứa rát hậu môn, vòm họng, đau và chảy máu khi rặn đại tiện.

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nhận biết trên, người bệnh cần phải chủ động thực hiện thăm khám sức khoẻ sớm cho mình tại các địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để có thể hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Nguyên nhân gây ra bệnh lậu do đâu?

Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên, căn bệnh này có thể xuất phát lây nhiễm từ các nguyên nhân phổ biến như:

- Quan hệ tình dục không an toàn: Đối với những người có đời sống tình dục thiếu an toàn, thực hiện quan hệ với nhiều người cùng lúc, quan hệ với gái mại dâm, quan hệ với người mắc phải bệnh lậu nhưng không sử dụng bao cao su sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lậu là rất lớn.

- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Những người sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, đồ lót, dao cạo râu,…cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lậu hơn bao giờ hết.

- Truyền nhiễm từ mẹ sang con: Bệnh lậu có nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con trong trường hợp người mẹ mắc phải bệnh lậu trong quá trình mang thai hoặc quá trình sinh thường, thai nhi tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn lậu cầu ở cổ tử cung và âm đạo của người mẹ.

- Lây truyền qua đường máu: Người có sức khoẻ bình thường nhận máu từ người mắc bệnh lậu thì khả năng mắc phải bệnh lậu là rất cao. Tuy nhiên, con đường lây nhiễm này thường ít khi xảy ra vì trước khi truyền máu vào cơ thể, bác sĩ sẽ thực hiện các loại xét nghiệm sàng lọc máu một cách kỹ lưỡng.

- Lây nhiễm thông qua vết thương hở: Nếu vô tình tiếp xúc với vết thương hở của người mắc bệnh lậu, các vi khuẩn dính lên niêm mạc mắt hoặc vết thương hở trên cơ thể thể thì nguy cơ mắc phải bệnh lậu là khó có thể tránh khỏi.

Bài viết liên quan:

Chữa bệnh lậu như thế nào?

Chi phí chữa bệnh lậu hết bao nhiêu tiền

Địa chỉ chữa bệnh lậu tại Hà Nội

Bác sĩ tư vấn bệnh lậu miễn phí

Bệnh lậu có lây không?

Bệnh lậu có lây không?
Bệnh lậu có lây không?

Bệnh lậu có lây không​? Theo các bác sĩ chuyên khoa và các nghiên cứu khoa học chứng minh thì bệnh lậu hoàn toàn có thể lây truyền từ cơ thể của người này sang cơ thể của người khác thông qua nhiều hình thức truyền nhiễm khác nhau. Đối với nữ giới, vi khuẩn lậu cầu có thể lây nhiễm thông qua niêm mạc đường sinh sản bao gồm tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và niệu đạo. Còn đối với nam giới, vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae có thể lây nhiễm thông qua niêm mạc đường sinh sản bao gồm dương vật, bao quy đầu và niệu đạo. Ngoài ra, bệnh lậu cũng có nguy cơ lây nhiễm thông qua đường miệng, cổ họng, mắt, hậu môn và trực tràng nếu bạn thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng và hậu môn.

Bác sĩ tư vấn miễn phí

Các con đường lây nhiễm bệnh lậu

Để phòng tránh bệnh lậu trước tiên chúng ta phải hiểu được bệnh lậu lây truyền qua đường nào. Sau đây là một số con đường lây nhiễm bệnh lậu điển hình:

Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là con đường chính mà bệnh lậu được lây nhiễm. Nếu một người có bệnh lậu quan hệ tình dục với một người khác mà không sử dụng bất kỳ phương tiện bảo vệ nào như bao cao su, vi khuẩn hoặc virus có thể lây sang đối tác của họ.

Quan hệ đồng tính

Bệnh lậu có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục giữa nam với nam hoặc nữ với nữ. Nếu một trong hai người trong mối quan hệ này có bệnh lậu, có khả năng cao rằng người kia sẽ bị nhiễm.

Sử dụng chung dụng cụ tình dục

Nếu người dùng chia sẻ dụng cụ tình dục như dương vật giả, bao cao su, hoặc các loại đồ chơi tình dục mà không được làm sạch hoặc bảo vệ đúng cách, vi khuẩn hoặc virus bệnh lậu có thể lây lan qua các dụng cụ này.

Các con đường lây nhiễm bệnh lậu
Các con đường lây nhiễm bệnh lậu

Quan hệ tình dục với người nghiện ma túy hoặc rượu

Người nghiện ma túy hoặc rượu thường có khả năng thấp hơn để sử dụng bảo vệ khi quan hệ tình dục, điều này có thể dẫn đến việc lây nhiễm bệnh lậu.

Quan hệ tình dục trong môi trường không an toàn

Những người tham gia vào quan hệ tình dục trong các môi trường không an toàn như nhà tắm công cộng, các nhà hàng tạp hoá, hoặc các nơi công cộng khác có nguy cơ cao hơn bị lây nhiễm bệnh lậu do thiếu vệ sinh và phương tiện bảo vệ.

Quan hệ tình dục từ mẹ sang con

Đôi khi, bệnh lậu có thể được lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ, gây ra bệnh lậu ở trẻ sơ sinh. Đây là một trường hợp hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.

Để ngăn ngừa bệnh lậu, việc sử dụng bảo vệ như bao cao su khi quan hệ tình dục là rất quan trọng. Ngoài ra, kiểm tra định kỳ và duy trì một môi trường quan hệ tình dục an toàn cũng là các biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh lậu.

Tại sao bệnh lậu lại dễ lây nhiễm?

Bệnh lậu dễ lây nhiễm bởi quá trình mắc bệnh, cơ thể không xuất hiện các triệu chứng nhận biết rõ ràng nên người bệnh không hề hay biết mình đang mắc phải bệnh lậu nguy hiểm. Quá trình thực hiện quan hệ tình dục, người bệnh không sử dụng bao cao su vô tình sẽ làm lây nhiễm bệnh lậu sang bạn tình của mình.

Bệnh lậu hoàn toàn dễ lây truyền qua con đường tình dục khi dương vật của nam giới, âm đạo của nữ, miệng hoặc hậu môn tiếp xúc với người mắc bệnh, kể cả khi không thực hiện hoạt động xuất tinh. Bên cạnh đó, bệnh lậu cũng có thể dễ lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh thường, những người từng mắc bệnh lậu đã được điều trị khỏi vẫn tồn tại nguy cơ tái phát bệnh trở lại nếu tiếp tục giao hợp với người mắc bệnh lậu.

Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh lậu

Lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, lây nhiễm chủ yếu qua con đường tình dục nguy hiểm. Để đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu, bạn cần phải tuân thủ các cách phòng tránh lây nhiễm bệnh lậu cho mình dưới đây:

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh lây nhiễm bệnh lậu cho người khác
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh lây nhiễm bệnh lậu cho người khác

- Thực hiện quan hệ tình dục luôn sử dụng bao cao su khi thực hiện quan hệ bằng đường âm đạo, hậu môn, tấm bảo vệ miệng khi thực hiện quan hệ bằng miệng.

- Giảm thiểu quan hệ tình dục với nhiều bạn tình cùng lúc, duy trì mối quan hệ chung thuỷ một vợ một chồng, không quan hệ với những người đang xuất hiện các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng hoặc bệnh lậu.

- Bệnh lậu sau khi điều trị dứt điểm vẫn tồn tại nguy cơ tái phát trở lại nếu bạn không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn, vì vậy bạn và bạn tình của mình cần chủ động thực hiện xét nghiệm bệnh lậu để có thể đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cả hai.

- Tuân thủ hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được quan hệ tình dục trong quá trình điều trị và cần thực hiện tái khám lại theo đúng lịch hẹn mà bác sĩ đặt ra để có thể kịp thời theo dõi quá trình phục hồi, nắm bắt các biến chứng nguy hiểm.

- Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, đồ lót, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…với người khác, đặc biệt là bơm kim tiêm.

- Trao đổi, thảo luận với bác sĩ về vấn đề an toàn tình dục, chủ động thực hiện thăm khám sức khoẻ nam khoa, phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.

Bài viết trên chia sẻ chi tiết đến bạn đọc bệnh lậu có lây không, cách phòng tránh lây nhiễm bệnh lậu. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc có thể bổ sung cho mình thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể phòng tránh lây nhiễm bệnh lậu hiệu quả. Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu khác lạ, nghi ngờ cơ thể mắc phải bệnh lậu thì người bệnh cần phải chủ động thực hiện thăm khám sức khoẻ sớm cho mình tại các địa chỉ y tế uy tín, chất lượng nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu vẫn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên thì bạn đọc có thể liên hệ đến số hotline 0379.544.317 hoặc nhấp vào khung chat trên website của phòng khám để được đội ngũ bác sĩ tư vấn hỗ trợ giải đáp nhanh chóng các thắc mắc trên hoàn toàn miễn phí.

Đăng ký gói khám ưu đãi tại Thai Ha Clinic
Bác sĩ tư vấn bệnh

Theo dõi Google Tin tức của Thai Ha Clinic.

Google Tin tức