Thai nghén là gì? Biểu hiện của thai nghén ra rao?

Cập nhật:

17/12/2022 9:29 AM

Tác giả:

BS. Lại Kiều Hoa

Nhiều chị em không biết thai nghén là gì và các biểu hiện của thai nghén ra sao? Phòng khám Thái Hà xin tư vấn giải đáp thắc mắc của các chị em.

Nhiều chị em không biết thai nghén là gì và các biểu hiện của thai nghén ra sao? Phòng khám Thái Hà xin tư vấn giải đáp thắc mắc của các chị em ngay sau đây.

Câu hỏi: Xin các bác sĩ giải đáp cho em “Thai nghén là hiện tượng gì? Có nguy cơ ra sao?” Em mới được chuẩn đoán mang thai 2 tuần, đây là đứa con đầu tiên nên vợ chồng em không có kinh nghiệm, lại nghe nói khi mang thai phải trải qua thời kỳ thai nghén rất khổ sở nên em rất lo lắng. Mong các bác sĩ hồi âm cho em sớm, em xin cảm ơn! (Thu Thủy – Hà Đông).

Chào bạn Thu Thủy, thai nghén là hiện tượng sinh lý rất bình thường của nữ giới khi mang thai, tùy vào cơ địa của mỗi người mà có những biểu hiện khác nhau. Có một điều chung là hiện tượng thai nghén đều ít nhiều có ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ.

Thai nghén la gì? Biểu hiện của thai nghén ra rao?
Thai nghén la gì? Biểu hiện của thai nghén ra rao?
Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Thai nghén là gì?

Thai nghén là hiện tượng báo hiệu dấu hiệu mang thai. Khi mang thai, cùng với sự hình thành và phát triển của thai nhi sẽ làm cho cơ thể thai phụ có một loạt các biến đổi, khiến cho thai phụ có những cảm giác lạ và biểu hiện ra những đặc trưng của phụ nữ có thai.

Tin tức sức khỏe có thể chị em sẽ quan tâm: Hình ảnh que thử thai 2 vạch

Top 9 biểu hiện của thai nghén ốm nghén

Nếu bạn vẫn chữa nắm rõ các biểu hienẹ của thai nghén hay biểu hiện ốm nghén như nào thì háy xem ngay 9 triệu chứng nhận biết sớm sau đây.

1. Buồn nôn

Có tới 50% phụ nữ mang thai có hiện tượng nôn mửa và chán ăn, bị phản ứng dữ dội với mùi thức ăn, ngoài ra còn cảm thấy buồn nôn vào mỗi buổi sáng khi mới ngủ dậy. Với triệu chứng này thông thường xảy ra ở mức độ nhẹ, thai phụ vẫn có thể làm việc bình thường, và khoảng sau 3 tháng hiện tượng nôn mửa sẽ biến mất.

Tuy nhiên cũng có những trường nôn mửa do thai nghén rất nghiêm trọng. Nếu tình trạng buồn nôn và phản ứng mạnh với mùi thức ăn kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho thai phụ và thai nhi, đồng thời có thể xảy ra hiện tượng mất nước hay trúng độc axit khiến sức khỏe thai nhi bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân của hiện tượng buồn nôn là do khi mang thai cơ thể tiết ra hormon Steriod làm việc bài tiết của co bóp dạ dày bị giảm bớt. Sức giãn nở của các bắp thịt thấp, bên cạnh đó thức ăn cùng với nước ứ đọng trong dạ dày làm cho dây thần kinh phế vị phản xạ hưng phấn, cơ thể xảy ra hiện tượng buồn nôn.

Ngoài ra còn 2 yếu tố khác dẫn đến hiện tượng buồn nôn đó là do thiếu xeton và rối loạn quá trình ức chế ở trung khu phía dưới não trung gian.

2.Tim đập nhanh

Tim đập nhanh làm cho tốc độ tuần hoàn của máu trong cơ thể thai phụ tăng và hỗ trợ việc thực hiện bài tiết máu. Bởi trong quá trình mang thai cơ thể mẹ cần cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, dung lượng máu của người mẹ cũng tăng dần theo suốt thời kỳ mang thai.

Khi thai nhi càng lớn thì vị trí đáy tử cung càng dâng cao khiến cho áp lực trong khoang bụng ngày càng lớn, không gian ở vùng ngực bị nhỏ lại. Lúc này vị trí của tim có những biến đổi lúc thì lên trên một chút, có lúc lại bị lệch sang bên phải hoặc bên trái hoặc áp sát thành ngực khiến tim đập nhanh hơn.

Đây là hiện tượng rất bình thường ở phụ nữ mang thai, nếu thai phụ không bị bệnh về tim mạch hay bệnh huyết áp cao thì không cần lo lắng, chỉ cần chú ý đến cẩn thận khi lên xuống cầu thang và không đi quá nhanh, làm việc quá sức là được.

Đến gần ngày sinh, không nên nằm ngửa vì sẽ xảy ra hiện tượng huyết áp thấp vị trí nằm ngửa, thay vào đó nên nằm nghiêng sang bên trái cơ thể sẽ thỏa mái hơn.

3. Thở gấp

Thở gấp cũng là một hiện tượng của thai nghén. Nguyên nhân là do thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể mẹ để hấp thu khí oxy, vì vậy trong quá trình mang thai cơ thể mẹ cần thêm khoảng 20% lượng oxy so với bình thường. Thở gấp làm tăng lượng không khí ở phổi khiến cơ thể có đủ oxy cho bản thân và thai nhi. Cho đến khi đầu của thai nhi ở trong khoang chậu thì tình trạng này mới giảm xuống.

Khi thấy có hiện tượng thở gấp kèm theo đau đầu, hoa mắt và phù thũng… thì cần được đưa tới bệnh viện để khám và cải thiện tình trạng này.

4. Trướng bụng

Ở giai đoạn giữa của thai kỳ, cơ thể mệt mỏi hay thời tiết lạnh làm tử cung thu nhỏ lại là nguyên nhân của hiện tượng chướng bụng.

Giai đoạn cuối của thai kỳ, tử cung phình to ép vào dạ dày làm cho hoạt động tiêu hóa bị trở ngại cũng là nguyên nhân gây ra chướng bụng và táo bón.

Gặp phải hiện tượng này thai phụ chỉ cần chú ý nghỉ ngơi, đồ ăn chia thành nhiều bữa nhỏ và lựa chọn những loại đồ ăn dễ tiêu hóa. Cùng với đó là chăm chỉ đi bộ để làm tăng chức năng co bóp của đường ruột, hiện tượng chướng bụng sẽ giảm.

5. Số lần tiểu tiện tăng

Tử cung và âm đạo nằm phía sau của bàng quang. Khi bắt đầu thai nghén trong khoang chậu của thai phụ sẽ có rất nhiều máu khiến tử cung to ra gây sức ép với bàng quang dẫn đến hiện tượng tiểu nhiều. Thời kì giữa tình trạng tiểu nhiều giảm bớt do tử cung lên cao không ép vào bàng quang nữa nhưng đến giai đoạn cuối của thai kỳ đầu của thai nhi ở trong xương chậu, một lần nữa bàng quang bị gây sức ép, hiện tượng buồn tiểu nhiều lần sẽ nhiều hơn cả thời kỳ đầu.

6. Ra máu âm đạo

Nếu hiện tượng này xảy ra trong ba tháng đầu thì không cần quá lo lắng và chỉ cần chú ý nghỉ ngơi cẩn thận. Nhưng những tháng tiếp theo hiện tượng ra máu vẫn xuất hiện thì đó là do cổ tử cung bị viêm nhiễm, thai nhi thiếu dinh dưỡng và có nguy cơ sẩy thai hoặc đẻ non…

7. Tử cung co bóp dọa đẻ non

Từ tuần thứ 30 trở đi của thai kỳ sẽ xuất hiện nhiều con co bóp khiến cổ tử cung mở ra và nguy cơ đẻ non rất cao. Lúc này cần phải điều trị giảm cơn co.

8. Tăng cân quá nhanh

Dẫn đến tiểu đường sẽ làm cho quá trình sinh nở quá nhanh, trẻ sơ sinh có khả năng bị dị dạng.

9. Tiền sản giật

Đây là bệnh nhiễm độc thai thường gặp, có các biểu hiện như: bị phù mặt và chân tay, cao huyết áp…Biến chứng này khiến cho cơ thể thai phụ bị tổ thương các cơ quan gan và thận, bên cạnh đó thai nhi sẽ chậm phát triển, bị suy thai hoặc thai lưu.

Bạn Thu Thủy thân mến, trên đây là những kiến thức về thai nghén, hy vọng thông qua chia sẻ của chúng tôi bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi “Thai nghén là gì? Có nguy cơ ra sao?” Nếu bạn còn những thắc mắc khác cần được chia sẻ hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 03795.443.317 để được tư vấn trực tiếp và miễn phí. Chúc bạn và con khỏe mạnh.

Bác sĩ tư vấn bệnh

Theo dõi Google Tin tức của Thai Ha Clinic.

Google Tin tức