Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần ghi nhớ

Cập nhật:

24/12/2022 1:39 PM

Tác giả:

BS. Nguyễn Thị Thoàn

Mẹ bầu cần ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của mẹ và bé trong thời gian mang thai.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần phải ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng để có thể chủ động hơn trong việc thăm khám thai định kỳ của mình. Cũng như để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của mẹ và bé trong suốt thời gian mang thai. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết sau đây bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn - bác sĩ chuyên khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc tại khoa sản phụ sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các mốc khám thai quan trọng, hãy cùng đi tìm hiểu nhé.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Tại sao chị em lại phải đi khám thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai

Việc thực hiện khám thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai là một việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Chị em cần phải thực hiện quá trình đi khám thai nhi định kỳ trong suốt thời gian mang thai để nhằm mục đích:

Tại sao phải đi khám thai định kỳ
Tại sao phải đi khám thai định kỳ
  • Nhận biết được tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi hiện tại.
  • Việc thăm khám định kỳ thai nhi đúng quy định còn để kịp thời phát hiện ra những bất thường của mẹ và bé.
  • Kiểm tra thai nếu phát hiện ra bất thường bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, từ đó thai nhi tránh được những hậu quả đáng tiếc không mong muốn xảy ra trong tương lai.

Hiện nay y học đang càng ngày càng phát triển. Bởi vậy mà quá trình khám thai được diễn ra đúng quy trình, thai phụ sẽ được bác sĩ thăm khám với trang thiết bị y tế và máy móc tân tiến, hiện đại. Từ đó xét nghiệm, siêu âm thai nhi cho kết quả chẩn đoán chính xác 100%.

Mẹ bầu trong quá trình mang thai hầu hết ai cũng rất quan tâm và chú trọng đến lịch trình đi khám thai. Thực tế, quá trình đi khám, siêu âm thai nhi nhiều không ảnh hưởng gì đến mẹ và bé cả. Tuy nhiên, nếu như đi thăm khám quá nhiều sẽ tốn kém chi phí cũng như sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Vì thế, thai phụ không cần thiết phải lạm dụng đi khám thai quá nhiều.

Chị em cần lưu tâm:

- Dấu hiệu nhận biết có thai

- Hướng dẫn sử dụng que thử thai

- Những điều phụ nữ mang thai nên biết

- Cách tính tuần tuổi thai

Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần ghi nhớ

Bác sĩ chuyên khoa cho biết: Để có một sức khỏe thai nhi ổn định và khỏe mạnh thì suốt thời kỳ mang thai người mẹ nên đi khám thai khoảng 8 – 10 lần. Cụ thể các mốc khám thai quan trọng mẹ cầu cần phải ghi nhớ như sau:

Các mốc khám thai quan trọng
Các mốc khám thai quan trọng

1. Khám thai lần đầu tiên khoảng tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 

Mốc thời gian khám thai quan trọng đầu tiên mà người mẹ cần phải ghi nhớ đó chính là khám thai vào khoảng tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Mục đích của quá trình thăm khám này để xác định tình trạng mang thai của người mẹ cũng như xác định độ tuổi thai nhi. Khám thai giai đoạn này cũng nhằm mục đích xác định trước ngày dự sinh cho thai phụ.

Ở mốc khám thai lần đầu tiên thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các nội dung như sau:

  • Thực hiện kiểm tra cân nặng thai nhi, chiều cao để xác định chỉ số BMI trong cơ thể.
  • Thực hiện một số các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
  • Tiến hành siêu âm để xác định vị trí phôi thai và túi thai để kịp thời xử lý nếu có hiện tượng thai ngoài tử cung.
  • Kiểm tra huyết áp cơ thể thai phụ.
  • Bác sĩ ước chừng và tính ngày dự sinh em bé cho các cặp vợ chồng.
  • Tại bước thăm khám này bác sĩ đồng thời cũng tư vấn và hướng dẫn mẹ bầu chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh để thai nhi hạn chế được tổn thương và được phát triển ổn định nhất.

2. Mốc khám thai vào tuần thứ 11 đến tuần thứ 13

Vào khoảng tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ thì thai phụ cần phải đi khám thai tiếp lần thứ 2. Quá trình khám thai lần này đầu tiên bác sĩ cũng tiến hành đo huyết áp, cân nặng, thực hiện các xét nghiệm và siêu âm để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ và bé.

Ở bước thăm khám này, đồng thời bác sĩ cũng chỉ định cho người mẹ thực hiện xét nghiệm Double test. Xét nghiệm này có tác dụng nhằm để tầm soát dị tật thai nhi. Ngoài xét nghiệm Double test ra thì ở khoảng thời gian này, bác sĩ cũng sẽ đo độ mờ gáy cho thai phụ. Tuần thứ 11 – 13 được coi là khoảng thời gian lý tưởng để đo độ mờ gáy nhằm phát hiện ra các bất thường của nhiễm sắc thể như bệnh Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành,... hay không.

3. Thực hiện khám thai lần thứ 3 vào khoảng từ tuần 16 đến tuần 22

Vào mốc thời gian khám thai thứ 3 thì bác sĩ đầu tiên cũng sẽ tương tự kiểm tra để xác định chỉ số BMI, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thai để có thể theo dõi được sự phát triển của thai nhi.

Ở lần khám thai này nếu như những xét nghiệm trước đó phát hiện ra thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh thì bác sĩ đề nghị xét nghiệm chọc nước ối. Thủ thuật chọc nước ối nếu như thực hiện không cẩn thận chị em sẽ có nguy cơ bị sảy thai, mặc dù nguy cơ sảy thai do thủ thuật này gây nên chỉ chiếm 1%  nhưng chị em vẫn nên hết sức lưu ý vấn đề này.

4. Mốc khám thai tuần thứ 22 đến 28

Thai phụ khi đi khám thai vào khoảng từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 28 của thai kỳ bác sĩ tiếp tục thực hiện kiểm tra các xét nghiệm và siêu âm để đánh giá sức khỏe của thai nhi và thai phụ.

Thai nhi khoảng thời gian này đã lớn và đã có nhịp đập nên bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tim cho thai nhi. Đồng thời, ở giai đoạn khám thai này bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm 4D để kiểm tra hình hài thai, xác định những bất thường ở các cơ quan trong cơ thể.

Tại tuần thứ 22 – 28 bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiêm vắc – xin uốn ván VAT mũi đầu tiên.

5. Thực hiện khám thai từ tuần thứ 28 đến 32

Vào khoảng thời gian từ tuần thứ 28 đến 32 của quá trình mang thai, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm tầm soát dị quý 3 của thai kỳ. Mục đích của quá trình thăm khám này là để kịp thời phát hiện các bất thường khởi phát muộn nếu có như: tắc ruột, nhiễm trùng bào thai, giãn não nhất,…

Tại mốc khám thai này đồng thời bác sĩ cũng ước tính lên kích thước, cân nặng thai nhi hiện tại cho các cặp vợ chồng nắm rõ. Trong quá trình khám tuần 28 - 32 cũng sẽ là khoảng thời gian thích hợp để tiêm vắc – xin uốn ván VAT mũi thứ 2, mũi VAT thứ 2 thường được tiêm sau mũi đầu tiên khoảng 1 tháng. Trong trường hợp mẹ bầu mang thai liên tục, trước đó đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván mà chưa đủ 5 năm thì sẽ không cần phải tiêm thêm.

6. Mốc khám thai 32 tuần

Mốc khám thai 32 tuần là thời điểm khám thai vô cùng quan trọng mà mẹ bầu cần phải hết sức chú ý. Vào khoảng tuần thứ 32 của thai kỳ thì thai nhi hầu như đã được phát triển toàn bộ. Lúc này, em bé có cân nặng khoảng từ 1,5 – 1,8 kg, có chiều dài khoảng 42cm, chân tay và tóc, lông mày cũng như một số bộ phận khác đã được phát triển đầy đủ và rõ rệt. Ngoài ra vào thời điểm này thì não bộ, xương hộp sọ của em bé cũng đã lớn và trở nên cứng cáp hơn trước rất là nhiều.

Tại lần khám thai lần thứ 32 này mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm 4D, nhằm giúp các cặp vợ chồng thấy được rõ được những hình ảnh của em bé. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ thực hiện tiếp các xét nghiệm để có thể khảo sát chính xác và kỹ càng hơn những bất thường nếu có ở thai nhi.

Bên cạnh đó ở lần khám thai này bác sĩ cũng sẽ tiến hành thực hiện quá trình đo nước ối, kiểm tra ngôi thai để xác định ngôi thai thuận hay nghịch để từ đó đưa ra được cho mẹ bầu những lời khuyên hữu ích về phương pháp sinh phù hợp.

Thai nhi 32 tuần là thời điểm thai nhi đã phát triển hoàn toàn về tất cả về mọi mặt. Do đó, quá trình khám thai nếu như có phát hiện ra biến chứng bất thường cũng rất khó để khắc phục và can thiệp. Tuy nhiên, khám thai thời điểm này vẫn được coi là mốc khám thai quan trọng và rất cần thiết.

7. Mốc khám thai ở tuần thứ 36 đến 39

Khám thai tuần thứ 36 đến 39 là mốc khám thai cuối cùng trước khi nữ giới bước vào quá trình chuyển dạ. Đây là giai đoạn khám thai vô cùng quan trọng và bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em nên đi khám thai mỗi tuần một lần.

Ở bước khám thai này ngoài việc thăm khám để xác định sức khỏe cho thai phụ và thai nhi ra thì đồng thời bác sĩ cũng dự đoán về kỳ sinh nở chính xác cụ thể. Bên cạnh đó xác định phương pháp sinh đẻ hay sinh mổ phù hợp để em bé chào đời được khỏe mạnh nhất.

Ngoài quá trình kiểm tra thai như trên, ở bước này bác sĩ còn đề nghị thai phụ thực hiện thêm các xét nghiệm để đánh giá xương chậu, đưa ra phương pháp sinh cụ thể và hướng dẫn cho thai phụ các dấu hiệu nhận biết sắp chuyển dạ để chị em nhập viện sinh đúng lúc.

Trên đây là những mốc khám thai quan trọng mà bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thái Hà chia sẻ cho bạn. Chị em nữ giới mang thai nên ghi nhớ các thời điểm khám thai này để chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho quá trình mang thai và để có một sức khỏe thai nhi khỏe mạnh nhất. Nếu như trong suốt quá trình khám thai định kỳ, mẹ bầu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường hãy chủ động đi đến những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám.

Nếu chưa biết khám thai ở đâu tốt hãy tham khảo 7 địa chỉ khám và siêu âm thai uy tín

Bác sĩ tư vấn bệnh

Theo dõi Google Tin tức của Thai Ha Clinic.

Google Tin tức